Aug 12, 2022

con người tự do





Điều kỳ quặc là, trong tiếng Đức, "nam tước" lại có nghĩa là "người tự do" (Freiherr) - từ đó mà ta hiểu một câu ở đoạn đối thoại trong khu rừng hắc ám (cũng các đặc điểm Đức). Một Freiherr rất nổi tiếng: chính là Münchhausen, nhân vật dạy chúng ta một điều rất hữu ích: nếu bị rơi xuống đầm lầy và muốn thoát ra, thì hãy túm lấy tóc mình mà giật lên; tác giả của câu chuyện ấy, Raspe, thì nhân vật kia từng gặp. Lời khuyên của Münchhausen phải đáng giá ngang cỡ với những gì mà một nhân vật khác từng phát ngôn, nhất là làm sao để bay lên trăng: Cyrano de Bergerac, nhưng là Cyrano de Bergerac thật, chứ không phải trong kịch của Edmond Rostand.

Một "tự do" khác: thành phố (tự do) đế chế. Đây là một dạng thành phố của thời Trung cổ. Như bản thân cách gọi nó đã gợi ý, "thành phố đế chế" có quy chế tồn tại riêng, liên quan đến đế chế. Và đế chế nào? ấy là đế chế La Mã, germanique, etc.

Chẳng hạn, để tìm hiểu về các thành phố thời ấy:




Trên đây (hai tự do) là những gì cần giải thích trong câu chuyện. Một cuốn sách từ đầu đến cuối không có chú thích nào: tại sao không? Ở cực ngược lại, là những cuốn sách chi chít chú thích: có những lúc cần đẩy về cực này hay cực khác. Thêm nữa, những ai muốn tìm hiểu thì thế nào cũng tìm hiểu được.


Ondine đã chính thức được phát hành (hoặc nếu chưa, thì cũng sát sàn sạt - tôi cũng không biết lắm).

(cú hụt hồi cuối năm ngoái, xét cho cùng, lại tốt)


Còn bản thân Friedrich de La Motte-Fouqué, tác giả của Ondine? Đấy là một nhà văn Đức gốc Pháp, thuộc Lãng mạn Đức (các nhân vật Lãng mạn Đức: Tieck, von Arnim, Schlegel, etc.).

Đến tận bây giờ, người ta vẫn không thực sự hiểu được, làm thế nào, bằng con đường bí hiểm ra sao, mà quãng cuối thế kỷ 18, tại nước Đức (Teuton, Goth, etc.) bỗng xuất hiện một loạt nhân vật văn chương lớn đến thế. Họ chui ra từ Nibelungen chăng? Trong số ấy, Hoffmann cùng Walter Scott trở thành bậc thầy tuyệt đối của cả một thời đại - một trong những thời đại hấp dẫn hơn cả của văn chương thế giới, xét trên mọi bình diện và trên mọi thời. Nhưng trong bản thân Lãng mạn Đức, thì một nhân vật như Hoffmann (kỳ quái, thậm chí cổ quái, mà ta hoàn toàn có thể hình dung hết sức irascible) không thể có ý nghĩa (về mở rộng, về gắn kết, etc.) bằng như Clemens Brentano hay La Motte-Fouqué: đấy là bởi vì các nhân vật lãng mạn giai đoạn đó cần phải tạo thành cả một làn sóng, một chuyển động - chuyển động ấy mạnh đến mức từng có lúc cuốn theo cả Goethe. Tất nhiên, sau đó Goethe đã bình tâm lại và rốt cuộc trở nên vô cùng ác cảm với Romantisme (none of his business), gọi đó là một căn bệnh.

Nhưng đến đầu thế kỷ 20, khi một cái gì chẳng phải là không giống (ít nhất thì một cách tương đối) xảy ra, thì ta hiểu ra (thêm) một số điều: André Breton và Siêu thực: sự lặp lại ở đây là, cũng lại là một sự đi từ Đông sang Tây (điều này tôi đã phân tích, Dada, Tzara, etc. - ở đâu thì đã quên mất).

Còn những người Anh, nhất là Coleride và De Quincey, thì hết sức nhanh chóng hiểu ra Kant (và cả Schelling) quan trọng thế nào và mang lại những mới mẻ ra sao.


Ondine đặt ra một câu hỏi (ta có cảm giác rất rõ: đây là một câu chuyện thật, mà dường như chính La Motte-Fouqué từng có kinh nghiệm - các câu chuyện): cần phải để tang bao nhiêu lâu, trong thế giới con người?



last but not least: các thể loại lỗi, typo, coquille: tr.6 có "tổ ấm" bị viết thành "tổ tấm", tr.65 có "ngưỡng mộ" bị viết thành "ngưỡng một" và tr.70, câu thơ thứ 8 tính từ dưới lên, từ cuối cùng là "ông" chứ không phải "ngài"; lỗi đầu tiên xuyên qua nhiều người đọc, không ai nhìn thấy, hai lỗi sau thì đã thấy nhưng sửa vào thì lại bị sót; tất nhiên, nếu thấy có lỗi gì khác thì cứ thông báo









Sẽ có (Fénelon, Lesage, Dumas)


Balzac, năm nay (Miếng da lừa &)

Nguyễn Văn Vĩnh ở giữa Molière và Balzac

Sách: đã có (Bệnh tưởngTrưởng-giả học làm sangNgười biển-lận)

Nguyễn Văn Vĩnh dịch Molière (Bệnh tưởngTrưởng-giả học làm sangNgười biển-lận)


11 comments:

  1. “The garden of love is green without limit and yields many fruits other than sorrow or joy. Love is beyond either condition: without spring, without autumn, it is always fresh.”
    - Rumi.

    Nhị Linh là người đọc và sưu tầm nhiều sách nhất phải không?

    ReplyDelete
  2. xem thế, chuyện ác cảm của Goethe, chợt nhớ cái truyện ngắn "Paris Mới", đem ấn tượng kỳ quặc, có lẽ là đem cái ác cảm đó hay sao?

    ReplyDelete
  3. (tiếp P) "The term mystic is here employed in the sense of Augustus William Schlegel, and of most other German critics. It is applied by them to that class of composition in which there lies beneath the transparent upper current of meaning, an under or suggestive one. What we vaguely term the moral of any sentiment is its mystic or secondary expression. It has the vast force of an accompaniment in music. This vivifies the air; that spiritualizes the fanciful conception, and lifts it into the ideal. [...] We will here only call to the reader's mind, the Prometheus Vinctus of Æschylus; the Inferno of Dante; the Destruction of Numantia by Cervantes; the Comus of Milton; the Auncient Mariner, the Christabel, and the Kubla Khan, of Coleridge; the Nightingale of Keats; and, most especially, the Sensitive Plant of Shelley, and the Undine of De La Motte Fouqué. These two latter poems (for we call them both such) are the finest possible examples of the purely ideal. There is little of fancy here, and everything of imagination. With each note of the lyre is heard a ghostly, and not always a distinct, but an august and soul-exalting echo. In every glimpse of beauty presented, we catch, through long and wild vistas, dim bewildering visions of a far more ethereal beauty beyond."

    ReplyDelete
  4. Đọc cuốn Ondine, có lẽ vì truyện kể mỏng và nhẹ nhưng chứa nhiều ý nghĩa rất nặng và dày nên làm nảy sinh ham muốn đọc đi đọc lại

    (tr.27 có “và quá các bề mặt”, có phải đúng phải là “và qua các bề mặt” không, tr.56 có “Chàng tự thấy là mình may mắn hơn so với từng có bao giờ được như vậy điêu khắc gia Hy Lạp Pygmalion, vì ông ta nữ thần Venus đã thực hiện phép mầu là làm cho sống thứ đá hoa cương đẹp mà ông ta đem lòng đắm đuối”, có phải dư chữ “vậy” không?)

    ReplyDelete
  5. không, cả hai đều đúng là thế: "quá các bề mặt", (ánh mắt) đi quá lớp ấy, chứ không phải "qua" (như một lớp ngăn nhưng trong suốt thông thường); chỗ thứ hai gần như là một sự đảo trật tự thông thường, "như điêu khắc gia Hy Lạp Pygmalion từng có bao giờ được như vậy": đảo thế thì mệnh đề tiếp theo có ngay cái tên để nối vào (vì ông ta)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm ơn anh. Chỗ thứ hai đọc cũng hiểu nhưng chỉ thấy không thông thường trong tiếng Việt, nếu thế thì em tự thêm :) dẫu thừa, chữ “giống”: từng có bao giờ được như vậy giống điêu khắc gia Hy Lạp

      Delete
  6. Độc giả của anh qua nay xoay quanh Ondine nhiều nhỉ :p, em cũng xoay :))

    Giờ cho em cảm ơn anh viết cái gợi ý (để biết, tìm ra được L’autre monde ou les états & empires de la lune)

    ReplyDelete
  7. Replies
    1. Cái cuốn sách làm thế nào bay lên mặt trăng của Quý Ngài Savinien Cyrano de Bergerac

      Delete
  8. Sao ngày xưa khi vẽ chân dung các nhà văn lớn họ hay vẽ trên đầu có vòng lá nguyệt quế nhỉ, làm em tưởng tượng ra một bức tranh chân dung khác :))

    ReplyDelete
  9. Em rất thích và "theo" CTXB của nxb HK cũng vì những đầu sách vừa mở rộng, vừa liên quan đến nhau, lại có trang blog ở đó và ở đây để tham khảo và tìm hiểu thêm những kiến thức cần thiết (mà bị thiếu/ hổng) khi đọc.

    ReplyDelete