Mar 18, 2024

sàn nhà

Sàn nhà? trong một cuốn tiểu thuyết của Patrick Modiano, cặp trai gái trẻ tuổi không rời khỏi sàn nhà, suốt một thời gian dài. Chỉ sàn nhà.

Rất có thể, dần dà, sàn nhà sẽ trở thành chính cuộc đời chúng ta, trở thành chính chúng ta. Nó trở thành chúng ta từ chân, hoặc cũng có thể là từ lưng.

(tiếp tục "cầm ô""books no")


Mọi thứ - hoặc gần như thế - đều được nhìn từ sàn nhà:




Trong cuốn hồi ký (tất nhiên, đọc hồi ký của Arthur Miller, thế nào người ta cũng trông chờ những gì được nói - được viết - về Marilyn Monroe; Marilyn Monroe xuất hiện từ khá sớm, khi còn chưa đến thời điểm của mình trong câu chuyện của dramaturge: Miller chỉ nói thoáng qua trong vài câu, rằng người vợ thứ hai của mình có một năng lực đặc biệt, đoán ra - và không bao giờ sai - bất kỳ ai có phải từng là, hoặc đang là, trẻ mồ côi hay không), Arthur Miller kể về một chuyến taxi. Lang thang ở khu người da đen, mãi rồi mới tìm được một cái taxi, mất rất nhiều thời gian thì Miller mới khiến được người đàn ông đã già lái chiếc xe đồng ý chở mình đi, nhưng chỉ đến một dạng ranh giới giữa khu của người da đen và khu của người da trắng. Khi xe đã lăn bánh, hai bên nói chuyện với nhau, và té ra người tài xế từng dạy ở trường Columbia, môn "sociology", trong những gì liên quan đến Ethiopia, nhưng đã mất việc. Rốt cuộc, Arthur Miller được chở xuống sâu hơn nhiều so với thỏa thuận ban đầu. Trước khi chiếc taxi xuất hiện, Miller đang, sau một conference về kịch tại một trường đại học, ngẩn ngơ đi bộ và nhớ lại Harlem hồi mình còn bé, nhất là lần đi xe đạp bỏ nhà trốn đi.

Mở đầu cuốn sách đã là sàn nhà. Floor còn xuất hiện liên tục, như một leitmotiv, và là như vậy từ rất lâu trước khi cần phải hiểu "floor" theo nghĩa "sàn diễn".


Trong cái nhìn của một đứa trẻ con (đứa trẻ con ấy lớn lên trong một gia đình Do Thái, có thể hiểu là những người Do Thái New York một phần gốc gác Ba Lan thiên về phía assimilated: ông bố làm ra những cái áo khoác để bán, gần như không biết chữ; một gia đình không nghèo nhưng thuộc vào số các nạn nhân của cuộc khủng khoảng 1929; bà mẹ thì hiểu biết hơn nhiều), mọi thứ - tính luôn cả những con người - được nhìn nhận trong tương quan với sàn nhà: nằm dưới sàn, nó thấy mẹ nó nói chuyện điện thoại, mọi chuyện tùy thuộc vào việc cái nhìn của bản thân nó cách sàn nhà mấy feet: dần dần con số tăng lên và cũng dần dần nhờ đó (sự tăng lên ấy) mà sự vật (và con người) có đúng các kích thước quy ước.

Arthur Miller kể một câu chuyện (chẳng phải là không gây cảm động) về một cái bàn, như là món đồ nối thế giới tuổi thơ vào với thế giới của sân khấu


No comments:

Post a Comment