Mar 30, 2024

thời gian thú dữ

"thật khủng khiếp khi nghĩ cuộc đời của chúng ta là một cuốn tiểu thuyết, không cốt truyện cũng chẳng nhân vật chính, được làm nên từ trống rỗng và thủy tinh, từ ấp úng nóng"

(Mandelstam)


Đọc cuốn sách của Ralph Dutli viết về Osip Mandelstam, tôi mới biết, rằng Crimée chính là Tauride. Tại sao điều này lại trôi đi không để tôi nắm bắt được, khi mà tôi từng đọc không ít thứ về Crimée? Tức là, Tauride, Iphigénie, sự hiến tế, câu chuyện cổ đại và huyền thoại nổi tiếng.


Đối với Mandelstam, Crimée là một chốn sáng sủa hiếm hoi, nơi có thể tìm thấy niềm vui và cuộc sống.


giống bộ sách ấy, đây cũng là sự kết hợp giữa Le Bruit du Temps và La Dagona

trong sách cũng kể câu chuyện ấy



Khởi đầu, tất nhiên là Saint-Petersburg. Mandelstam là một người Do Thái Saint-Petersburg, tuy sinh ra ở Vacsava. Trường trung học Tanichev ở đó: Mandelstam học, dường như đúng vào thời điểm trường vừa được mở. Sau đó một ít năm, một nhân vật nổi tiếng khác cũng sẽ vào đấy học; đó là Vladimir Nabokov. Gia đình Nabokov sẽ rời khỏi Nga vào năm nội chiến, 1919, còn Mandelstam thì tất nhiên không di cư, lưu vong.

Không phải ngay lập tức mọi chuyện đều nghiệt ngã, thiếu thốn và bần cùng, đối với Mandelstam. Vì một đạo luật liên quan đến người Do Thái, Mandelstam không thể học đại học tại Saint-Petersburg được. Vậy thì sẽ là ở Đức, Heidelberg. Nhưng thời gian ở Đức để học của Mandelstam sẽ chỉ là một học kỳ - chưa bao giờ đó là một học sinh giỏi.

Nhưng trước đó nữa, còn có một năm ở Paris, và Sorbonne. Đây là khi Mandelstam mới mười sáu, mười bảy tuổi. Trở về Nga, trong hành lý của Mandelstam có một quyển sách vừa in lúc ấy: Tiến hóa sáng tạo của Henri Bergson.


Cần phải có độ lùi thời gian (và nó phải đủ lớn) thì mới có thể thấy được một điều: Mandelstam ở vào chính giữa, và là người hội tụ được cả ba chuyển động: symbolisme, futurisme và acméisme. Tuy là một nhân vật của acméisme (thật ra về cơ bản chỉ có đúng ba người, vợ chồng Anna Akhmatova và Mandelstam; về sau này, chính Mandelstam sẽ sẵn lòng trả lời là nó không thực sự tồn tại cho những ai hỏi đến), và acméisme được hình dung là để chống lại symbolisme (nếu muốn ngắn gọn: Blok), nhưng Mandelstam có ở mình mọi sắc thái và âm điệu. Như vậy cũng đồng nghĩa với nói rằng, chỉ Mandelstam mới thực sự đủ rộng. Cũng cần phải nhìn vào mối quan hệ (và cái nhìn vào) của Mandelstam với Xéc-gây Ê-xê-nhin (đây thì lại là nhân vật của imagisme). Không phải ngẫu nhiên khi Mandelstam có tương quan đặc biệt đến thế với Pushkin.

Trên một phương diện khác, đặc biệt quan trọng đối với Mandelstam là hai quãng thời gian quan hệ với intensity rất lớn với hai nhà thơ nữ vĩ đại nhất của Nga, không chỉ Anna Akhmatova mà cả Marina Tsvetaeva (và còn trước cả Anna Akhmatova, tuy Mandelstam quen Akhmatova từ rất sớm). Đấy có phải là tình yêu không? rất có thể, nhưng cũng có thể không - dẫu thế nào thì intensity cũng rất lớn, và những quan hệ ấy chắc chắn góp phần rất lớn vào sự hình thành Mandelstam nhà thơ.


Duel và Armenia

Lẽ ra Mandelstam đã có duel, tức là càng giống Pushkin, và quả thật Mandelstam đã thách đấu, lẽ ra đã thực sự có một cuộc duel, và đó sẽ là duel giữa hai nhà thơ Nga rất lớn, vì đối thủ của Mandelstam chính là Khlebnikov.

Rốt cuộc đã không có duel nào. Điều đáng nói (và điều đó cũng cho thấy rất nhiều về con người Mandelstam) là Mandelstam, một số năm sau vụ việc, chính là người duy nhất tranh đấu cho Khlebnikov, vừa nuôi sống (một cách đạm bạc, nếu không muốn nói ở mức bần cùng) vừa tìm mọi cách để Khlebnikov có chỗ ở, giữa các nhà văn Liên Xô ("chỉ cần sáu mét vuông cũng được") trong khi cả loạt nhà văn, nhà thơ tầm thường nghiễm nhiên được hưởng phần của họ.

Mandelstam thất bại trong cuộc tranh đấu ấy. Khlebnikov sẽ trở thành một người lang thang và chết không lâu sau đó, có thể hiểu là chết đói đúng theo nghĩa đen. Còn Mandelstam, sau đó, cũng từ bỏ chỗ của mình ở giữa giới văn nhân kia. Khi Blok hay cả Maiakovski chết, chính Mandelstam - đối thủ cũ của họ, và có lúc chỉ một mình, hết sức đơn độc - là người ca ngợi, chẳng phải không có lúc vì thế mà chuốc họa vào thân: nhưng đó chính là người như thể tìm mọi cách chuốc lấy về mình tất tật đau thương. Nhưng ngược lại, như ta có thể nắm bắt được thông qua nhiều miêu tả, nhất là miêu tả của Nadjeda người vợ, đấy lại là một người rất yêu đời, rất vui. Thêm một lần nữa, phải đủ rộng - sự rộng ấy thậm chí cần phải đạt tận đến mức của vô tận.

Mandelstam có một quãng thời gian kéo dài năm năm (từ 1925 đến 1930: tức là ngay sau đoạn 23-24 mà ta đã nhấn mạnh vào) không viết được thơ. Một nhà thơ không làm thơ được nữa thì phải đau khổ đến mức nào. Chuyện đó hẳn còn ghê gớm hơn so với một người thích vẽ nhưng lại bị liệt tay - hẳn chỉ có thể so được với một người rất thích ăn nhưng lại không được ăn. Phép mầu đã xảy ra với Mandelstam nhờ chuyến đi Armenia: như thể, việc nhìn thấy ngọn núi Ararat đã trả lại giọng cho nhà thơ. Và vậy là Mandelstam đã có đủ sức mạnh để đối đầu với 7, 8 năm cuối đời - một trong những giai đoạn bi thương nhất mà một nhà thơ từng có bao giờ phải trải qua, tính trên toàn bộ lịch sử.

Giọng nói bặt đi, để tìm sức mạnh khác. Pushkin là mặt trời, thì Mandelstam là bóng của mặt trời.


máu chó sói

Một trong những hình ảnh lớn nhất trong thơ của Mandelstam, có thể so sánh được với hình ảnh không-đồng thời (với bất kỳ ai): từ chối việc mình contemporain với bất cứ người nào, là hình ảnh máu chó sói: thêm một lần nữa, hình ảnh đó được trình hiện bằng con đường của negative: Mandelstam nói mình nhất định không có "máu chó sói". Điều này càng trở nên có ý nghĩa hơn, khi định nghĩa về thế kỷ 20 của Mandelstam là, đó là thế kỷ "chó-chó sói". Không chỉ rất sớm tìm thấy Orpheus (Brodski sẽ gọi Mandelstam là "Orpheus hiện đại"), cả Mandelstam cũng mang trong mình figure (cũng như dòng máu và tinh thần) của Cassandra: Mandelstam, mặt khác, gọi Anna Akhmatova là Cassandra; không có cái tên nào đúng hơn thế.

(khi đi Armenia, Mandelstam cầm theo quyển sách nào - để đọc, tất nhiên, hoặc cũng không phải là để đọc? chính là cuốn sách ấy)


Nhưng sẽ hoàn toàn nhầm, nếu nghĩ Mandelstam tự coi mình là một nạn nhân.


nhà thờ, Công giáo và Do Thái

Là một người Saint-Petersburg - có thể nói là - toàn tòng, Mandelstam rất ghét Matxcơva. Thậm chí Mandelstam còn gọi đó là thành phố "đạo Phật", một danh xưng không lấy gì làm vẻ vang, trong cái nhìn của nhà thơ ấy. Thứ duy nhất của Matxcơva tìm được favor trong mắt Mandelstam, đó là các nhà thờ ở đó. Marina Tsvetaeva là người đã tặng chúng, các nhà thờ Matxcơva - trong những bài thơ viết tặng Mandelstam - cho người (rất hiếm hoi) mà Tsvetaeva thấy ngang hàng với mình (sự ngang hàng mà Marina Tsvetaeva hiển ngôn hơn hẳn trong correspondance với Boris Pasternak: còn mối quan hệ giữa Mandelstam và Pasternak? Mandelstam đặc biệt ngưỡng mộ tập thơ ấy, và Pasternak hơn một lần ca ngợi Mandelstam; nhưng ở đây cần phải xem - tức là nghe, nghe các âm sắc - ở đó có sự thành thực hay không: từ phía Mandelstam thì chắc chắn có, nhưng từ phía ngược lại thì không hề chắc).

Mandelstam: thêm một lần nữa ta gặp câu chuyện về assimilation của những người Do Thái châu Âu.





No comments:

Post a Comment