May 18, 2018

Phan Phong Linh

NB1. đã viết tiếp "Trong hiệu sách (2)".


Trên đây là bìa cuốn sách rất hiếm hoi của Phan Phong Linh (tôi định nói nó là cuốn sách duy nhất của Phan Phong Linh, nhưng chợt nghĩ ra biết đâu vẫn còn cái gì đó khác ở dạng sách mà tôi còn chưa tìm ra).

Và, Phan Phong Linh là ai?

Đọc Kịch thần của Dante, người ta sẽ đặc biệt có ấn tượng mạnh mẽ với phần thứ nhất, phần Địa Ngục (như mọi khi, địa ngục thì mới hấp dẫn: tác phẩm văn chương nào có cả địa ngục lẫn thiên đường thì cầm chắc thiên đường sẽ làm người ta rất buồn ngủ; tương tự - tuy rằng cũng rất khác, tất nhiên - phần thứ hai của Faust, tức là nhiều liên quan đến nàng Hélène xinh đẹp của thế giới Hy Lạp, lừng danh là chán khủng khiếp). Dante được Virgile dẫn đi trong địa ngục. Các âm hồn ở đây nói cho Dante điều gì nhiều nhất? Tất cả (gần như) chỉ mong mỏi có một điều: tên của họ được nhắc đến trên Nhân Gian, giữa những con người. Hồn ma nào cũng hướng tới chỉ một điều duy nhất: siêu thoát.

Phan Phong Linh thuộc vào số những người từ Bắc vào Nam quãng 1954. Và là một trong những người đoản mệnh, qua đời ngay khi vào đến một nơi chốn mới.

Trong Thắng cảnh Việt Nam qua thi ca trên đây, có một lời tựa đặc biệt quan trọng.

Cuốn sách in năm 1956, đúng thời điểm quanh cái chết của Phan Phong Linh.


Lời tựa của Bùi Xuân Uyên:





Ở thời điểm hiện tại, sau khi đặt câu hỏi Phan Phong Linh là ai? chúng ta cũng sẽ lại phải đặt câu hỏi, Bùi Xuân Uyên là ai?

Bùi Xuân Uyên (và Phan Phong Linh) từng rất gần gũi với một nhân vật mà tôi mới bắt đầu đi sâu vào gần đây: Triều Đẩu, giai đoạn Hà Nội ngay trước đó. Đọc mấy trang trên đây của Bùi Xuân Uyên, ta sẽ biết cụ thể tại sao.

Ảnh chân dung Phan Phong Linh in trong sách:


Một nhóm như vậy (mà Bùi Xuân Uyên là yếu nhân: Bùi Xuân Uyên có họ hàng với một nhân vật rất nổi tiếng, Bùi Xuân Phái) có thể được nhìn nhận như thế nào?

Trước hết, có thể nhìn bằng lời chứng của các thành viên của nhóm, nếu sau này họ có kể lại. Nhóm mà chúng ta đang quan tâm, ngoài Bùi Xuân Uyên, Triều Đẩu, Phan Phong Linh (ngoài ra còn có một họa sĩ khác, mà tôi sẽ đặc biệt dành một kỳ "Hà Nội từ 1947 đến 1954": Phạm Khanh, hay Trúc Sĩ, một kỳ khác nữa, hay Hiếu Chân tức Nguyễn Hoạt, thêm một kỳ, rồi Tương Phố, Thụy An, Hy Cao etc., đến cả Bùi Xuân Phái cũng có nhiều liên quan) còn có một nhân vật rất đáng chú ý: Tạ Tỵ.

Ấy thế nhưng, đọc hồi ký của Tạ Tỵ, tôi thấy hiện lên rất rõ: đây lại là một người rơi vào chứng mythomania nốt. Những người mythomania mà tôi đã xác định được: Vũ Bằng, Thế Phong Đường Bá Bổn, Mai Thảo, Nguyễn Thạch Kiên, Nguyễn Công Hoan, nhiều nữa, và cả ở nhiều phương diện, Tô Hoài (trường hợp Tô Hoài đặc biệt có ý nghĩa, tôi sẽ còn quay trở lại, nhìn nhận từ một perspective hoàn toàn khác). Mythomania là gì? cần nhìn nhận (và cả xử lý) nó như thế nào? Tôi sẽ còn quay trở lại.

Nhưng Phan Phong Linh không chỉ có thể được gói gọn trong những gì người bạn Bùi Xuân Uyên viết trên đây. Phan Phong Linh còn là một nhà xuất bản, hoạt động tại Nam Định, thời "tiền chiến".

Một quyển sách do nhà xuất bản Phan Phong Linh in, và vậy là chúng ta gặp lại Phạm Quỳnh. Đây là một thứ tương đối hiếm trong số tác phẩm Phạm Quỳnh, tôi tin gần như không ai trong số những người nhiệt liệt ca ngợi Phạm Quỳnh ngày nay biết đến nó (một số nhà nghiên cứu chuyên về Phan Mạnh Danh thì có biết):




Chân dung cụ Thượng (trước đây, Phạm Quỳnh bị xem là "tay sai đầu sỏ", tôi nghĩ nhìn nhận như vậy là ngớ ngẩn, nhưng nhìn nhận Phạm Quỳnh là "nhà văn hóa" như ngày nay, băng Nguyên Ngọc hay Vương Trí Nhàn, thì ngớ ngẩn ở mức ít nhất là tương đương):






(nói đúng hơn, cuốn sách có tandem Phạm Quỳnh-Nguyễn Tiến Lãng: Nguyễn Tiến Lãng mà Phan Khôi từng nói là kiểu người có cái học đi vào đằng tai đi ra đằng mồm, một miêu tả không thể chuẩn xác được hơn - Phan Khôi luôn luôn cực kỳ chính xác)

Phan Phong Linh là con trai của Phan Mạnh Danh, một người rất nổi tiếng trước đây (một người con khác của Phan Mạnh Danh là Phan Thế Roanh). Nhà xuất bản tại Nam Định của Phan Phong Linh hay in những gì liên quan tới Phan Mạnh Danh. Chẳng hạn:




Tôi cũng có vài quyển Phan Mạnh Danh, nhưng không xuất sắc được như bản trên đây (courtesy of VHT). Thêm một cuốn sách khác của Phan Mạnh Danh in hồi tiền chiến, nhà xuất bản Nguyễn Trung Khác (cũng courtesy of VHT):



Còn một phương diện nữa của Phan Phong Linh: nhà thơ; tôi sẽ sớm quay trở lại.

Thêm một bonus: các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm đến Phạm Quỳnh hầu như chỉ biết Nam phong (nói cho đúng, chỉ Thượng Chi văn tập; bắt đầu từ Phạm Thế Ngũ trở đi đã thế rồi). Như vậy là biết rất ít. Quyển Phạm Quỳnh viết về Phan Mạnh Danh trên đây rất hiếm, nhưng quyển dưới đây mới thực sự hiếm, và cũng là một bài thuyết trình, và cũng thập niên 40:


Vương Trí Nhàn không hề biết là có cái này (tôi đã nhắc tới ở kia).



NB2. post tiếp theo đã là post thứ 1500; chắc một số người còn nhớ, post thứ 1000 tôi dành để, lần đầu tiên trong đời, nói về chính tôi; post thứ 1500 hay là cũng làm điều tương tự nhỉ





Triều Đẩu           Nguyễn Văn Vĩnh           Đặng Thai Mai           Đỗ Long Vân           Văn Cao           Hoàng Ngọc Hiến           Viên Linh           Trịnh Hữu Ngọc           Thành Thế Vỹ           Thái Phỉ           Lê Doãn Vỹ           Lê Trí Viễn           Nguyễn Đình Thi           Nguyễn Thế Anh           Tản Đà           Trương Vĩnh Ký           Phan Ngọc           Nguyễn Hữu Trí           Hoàng Đạo Thúy           Nguyễn Thạch Kiên      Hoàng Đạo           Trương Chính           Tạ Tỵ           Nguyễn Khải           Hồ Văn Mịch           Trần Thanh Mại           Lê Thành Khôi           Tạ Chí Đại Trường           Trần Huyền Trân           Phan Văn Hùm           Trọng Lang           Lệ Thần Trần Trọng Kim           Nguyễn Vỹ           Vũ Ngọc Phan           Lương Thúc Kỳ           Tchya           Đào Trinh Nhất           Nguyễn Du           Nghiêm Xuân Hồng           Thạch Lam           Hoàng Ngọc Phách           Nguyễn Bính           Thiếu Mai           Trần Lê Văn           Thế Lữ           Hoàng Xuân Hãn           Nguyễn Tuân           Ngô Thúc Địch           Huy Cận           Trương Tửu           Nam Cao           Mai Thảo           Hoàng Cầm           Phạm Xuân Ẩn           Phạm Quỳnh           Dương Tường           Bửu Kế           Nguyễn Mạnh Côn           Hoài Thanh           Nguyễn Mạnh Tường           Quang Dũng           Hoàng Anh Tuấn           Ngô Đình Nhu           Phạm Duy           Phạm Duy Khiêm           Vũ Trọng Phụng           Thanh Lãng           Lê Văn Trương           Hồ Hữu Tường           Phạm Cao Củng           Nguyễn Bắc Sơn           Chế Lan Viên           Bình Nguyên Lộc           Trần Văn Toàn           Vương Hồng Sển           Nguyễn Khánh Long           Vũ Đình Long           Kiều Thanh Quế           Thụy An           Tô Hoài           Ngọc Giao           Hữu Loan           Phan Khôi           Nguyễn Công Trứ

10 comments:

  1. Bác ơi, bác viết dữ quá, nhiều hơn cả nhà văn, tôi thấy hai ba ngày là bác lại lên bài, sức viết và nghiên cứu quá cao.

    ReplyDelete
  2. ơ, nhà văn toàn chủ iếu là giả vờ viết đấy chứ, trông giông giống thôi

    ví dụ rực rỡ có lẽ là Nguyễn Danh Lam

    ReplyDelete
  3. Nghe Nhị Linh nói về chuyện đời mình tôi thấy tiếc, bác là người tài, cuối cùng phải rơi vào thế một mình chống lại cả xã hội. Tôi thấy việc bác ra sách hay không đâu quan trọng, blog này đã làm được nhiều thứ mà sách không làm được mặc dù blog giống cái bàn làm việc bừa bộn của bác thôi, đằng sau còn đủ thứ bác không trưng lên đây, hehe

    ReplyDelete
  4. trên cái nền bị tiêu thổ các cư dân đang quay về

    ReplyDelete
  5. à để mấy hôm nữa post các danh sách người hồi cư về Hà Nội hồi 1948-1949, báo thời đó đăng loại tin tức như vậy

    ReplyDelete
  6. quên mất, nhóm TK còn có hai nhân vật mà Bùi Xuân Uyên nhắc tới trong lời tựa cuốn sách: Viên Phong và nhất là Thạch Trung Giả (người ta biết nhiều về cái chết bi thảm của TTG nhưng dường như rất ít quan tâm đến "giai đoạn Hà Nội" của TTG)

    ReplyDelete
  7. blog cho đếm số bài đã đăng hả bác, sao bác biết bài tới là 1500

    ReplyDelete
  8. không, tôi ngồi đếm đấy chứ, một, hai, ba bốn, vân vân và vân vân

    ReplyDelete
  9. Người làm cứ làm, ruồi nhặng thì vo ve trên đầu. Thời nào chả thế. Không cần tiếc và tiếc cũng chả được, ạ.

    Thực ra, có ai rỗi hơi đi "chống lại cả XH" đâu. Mà công việc nó (đành) phải thế. Giá nó thế thì nói ra thế. Mình là người [trong ngành] (bắt chước bác Nhị, in nghiêng) mà. Không trốn được. Không thế nói khác được. Không quan tâm ai đó sẽ nói ra sao.

    Mỗi từ in nghiêng trên blog này nó đại diện cho 1 tiểu luận, thậm chí 1 cuốn sách rồi. Chỉ là chưa (tiện?) in ra.

    Người tử tế đã khó có đồng hành, huống hồ người có tài.

    ReplyDelete
  10. These are genuinely fantastic ideas in concerning blogging.
    You have touched some nice factors here. Any way keep up wrinting.

    ReplyDelete