Dec 12, 2015

Nguyễn Vỹ

Lịch sử Việt Nam có một điều, là dành rất ít vị trí cho những nhân vật phản kháng. Nguyễn Vỹ là người gây khó chịu khủng khiếp, kiểu người không hay thấy ở Việt Nam; thời nào, dưới chế độ nào, Nguyễn Vỹ cũng gây khó chịu, và những điều khó chịu ấy đã gây cho bản thân Nguyễn Vỹ không ít hệ lụy.

Ta có một cái nhìn xách mé của Hoài Thanh, và dường như về sau, người ta toàn đánh giá văn nghiệp Nguyễn Vỹ dựa trên đánh giá của Hoài Thanh. Nhưng, lại thêm một lần nữa, Hoài Thanh đâu có tài năng bằng Nguyễn Vỹ, và thêm một lần nữa đánh giá của Hoài Thanh hoàn toàn không đáng tin. Thế Lữ là một người khác chê thơ Nguyễn Vỹ dữ dội, nhưng giờ đây đọc lại, tôi thấy thơ Nguyễn Vỹ không hề kém thơ Thế Lữ, thậm chí còn hơn nhiều.

Một quyển rất hiếm và rất sớm của Nguyễn Vỹ, giờ đây gần như không ai còn biết, viết vào thời điểm người Nhật mới bắt đầu xuất hiện ở Đông Dương:





Vào thời điểm ấy, phần đông trí thức Việt Nam thiên về ủng hộ và kính nể Nhật Bản. Chỉ riêng thái độ của Nguyễn Vỹ thể hiện trong cuốn sách này cũng đã đủ gây rất nhiều khó chịu rồi.

Hai thiêng liêng (vẫn thiếu một tập):



Tập thơ của Nguyễn Vỹ, cùng thủ bút, chữ ký:




Tập tiểu luận, hồi ký của Nguyễn Vỹ, bản in đầu tiên và một bản in sau này (trong sách, Nguyễn Vỹ viết rất rõ ràng về đánh giá của Hoài Thanh năm xưa):


Những đàn bà lừng danh trong lịch sử:


Nguyễn Vỹ còn viết truyện thiếu nhi, đây là một ví dụ:



Bộ sách dưới đây, xuất hiện không lâu trước khi Nguyễn Vỹ qua đời, với tôi là chứng từ quan trọng nhất trong lịch sử văn chương Việt Nam về cuộc sống của người Việt Nam suốt một giai đoạn:


Nguyễn Vỹ còn là một nhà báo rất lớn. Dưới đây là vài số Phổ thông của Nguyễn Vỹ; ở giai đoạn này của tờ báo (những số đầu), Nguyễn Vỹ thể hiện vai trò dịch giả, với bản dịch Bonjour tristesse của Françoise Sagan:


Tờ Phổ thông này rất nổi tiếng, nhưng không phải ai cũng biết, trước khi ra được một cách đều đặn, vài năm trước đó, tờ báo đã có một phiên bản sớm, ra được một ít số. Đây là số 1, năm 1952:



Trương Tửu

9 comments:

  1. Thường sau những "cái nhìn" và vài câu "đánh giá" lộ rõ tính ganh ghét của một hai tác giả tên tuổi nhằm cố triệt hạ một tác giả (thí dụ tác giả Nguyễn Vỹ trong entry này của Nhị Linh)thì lại càng làm nhiều người đọc quan tâm đến "vấn đề" tìm đọc những tác phẩm của chính tác giả đã bị vài cây bút tên tuổi công kích bôi bẩn.
    "Văn Thi Sĩ Tiền Chiến" không những là tác phẩm để đời của Nguyễn Vỹ, mà còn là một trong những tác phẩm in đậm nét dấu ấn trong lịch sử Văn Học thời Tiền Chiến.
    Nguyễn Vỹ từng quan niệm: "Chỉ vì trung thực truyền thống của Văn nghệ đối với người đương thời với nó trong thế hệ qua, đối với chính lương tâm của nó trong thế hệ nay"(TRAO BẠN, lời mở quyển VTSTC của Nguyễn Vỹ).
    "Trung thực" và "lương tâm", có thể thế hệ nay - những nhà nghiên cứu và kẻ sáng tác - vẫn còn cần đến chăng?
    VVHP

    ReplyDelete
  2. "Nguyễn Vỹ còn viết truyện thiếu nhi,.."

    Nguyễn Vỹ còn chủ trương một tờ tuần báo (hay bán nguyệt san gì đấy) dành cho thiếu nhi là tờ Thằng Bờm.

    ReplyDelete
  3. Cuốn "Những đàn bà lừng danh trong lịch sử" có gì hay không cậu ơi?

    ReplyDelete
  4. Thằng Bờm thì để cho một cuộc trưng bày riêng :p

    đàn bà đã hay rồi, đàn bà lừng danh thì tất nhiên hay khủng khiếp hehe

    ReplyDelete
  5. Lúc nào anh cho em chụp một bản Cái họa Nhật Bản nhé, em chụp bằng điện thoại cũng được. Em: Nguyễn Đào Nguyên (phòng cổ)

    ReplyDelete
  6. ok, lúc nào cần chụp thì mail trước nhé

    ReplyDelete
  7. Còn 1 tờ báo rất hiểm là tờ Le Cygne (Bạch Nga), vẫn chưa thấy ở đâu có bác nhỉ. Hehe

    ReplyDelete
  8. Nguyễn Vỹ còn một cuốn nữa về Nhật Bản đó Nhị Linh à. Cũng tương tự như cái họa Nhật Bản.

    Thế rồi, năm 1940 thì cụ Phan Bội Châu mất, và Nhật Bản chính thức chiếm An Nam.

    Đúng như Nhị Linh đã nhận định: Nguyễn Vỹ là người gần như duy nhất nhìn thấy họa Nhật Bản (còn một nhà văn nữa trong nhóm Nhất Linh, tuy không hợp tác với Nhật, nhưng vẫn phục Nhật chiếm xong toàn Trung Quốc lúc đó).

    ReplyDelete
  9. yep, còn một quyển nữa, nhưng chưa chộp được

    ReplyDelete