Jun 13, 2015

Phụ nữ Việt Nam viết hồi ký

Tại sao người ta lại nghĩ Khánh Ly có một câu chuyện để kể nhỉ?

Tất nhiên Khánh Ly chẳng có câu chuyện nào hết, thế nên cuốn sách Đằng sau những nụ cười là một mớ lổn nhổn thật là hết sức vô vị.

Khánh Ly có phải là người rất bất hạnh không? Không. Khánh Ly có phải là một người đặc biệt hạnh phúc không? Không. Khánh Ly có sở hữu một ký ức lung linh huyền ảo hay rất nhiều ngóc ngách bí ẩn không? Không. Khánh Ly có dằn vặt nội tâm khủng khiếp không? Cũng không nốt.

Và nhất là Khánh Ly không hề biết viết. Cuốn sách Đằng sau những nụ cười là một đóng góp của Khánh Ly: đóng góp cho một mảng sách hổ lốn những du ký, hồi ký, tản văn đang ê hề hiện nay, phần lớn của những người không hề biết viết. Một người như Hà Quang Minh mà cũng trở thành tác giả được thì tôi thấy mọi thứ đã bắt đầu quá nực cười rồi.

Khánh Ly không hề biết viết nhưng lại nghĩ và được nhiều người làm cho nghĩ rằng có biết viết, thậm chí còn viết hay. Là một ca sĩ nổi tiếng, nếu muốn có hồi ký, Khánh Ly hoàn toàn có thể nhờ một ai đó viết cho. Cuốn hồi ký hay nhất của phụ nữ Việt Nam trong mười lăm năm vừa qua là một cuốn sách được viết như vậy: hồi ký của Lê Vân. Nhưng Lê Vân thì đích xác là có câu chuyện để kể, chứ Khánh Ly thì không. Đó là một nhầm lẫn lớn: không phải ai cũng có chuyện để kể. Tôn Nữ Thị Ninh cũng đâu có câu chuyện nào. Kết quả là Khánh Ly tạo ra một cái gì đó hỗn loạn giữa tản văn và hồi ký có chất lượng viết cực thấp, đi kèm những bức ảnh chất lượng cũng cực thấp nốt.

Ta hãy đề phòng với những tác giả chưa gì đã tuyên xưng cho "sự thật". "Sự thật" từng có một ý nghĩa đảo chiều dần trong lịch sử, như thế này: ở các tác phẩm văn chương cổ điển, ta thường thấy tác giả cam đoan ở đầu sách là mọi điều được kể trong sách là thật, còn ở các tác phẩm văn chương hiện nay, ở đầu sách thường có dòng chữ "mọi nhân vật và sự kiện trong sách là hư cấu". "Sự thật" bốc hơi dần theo cách ấy. Cho nên, cuốn sách Bên thắng cuộc của Huy Đức fail ngay từ đầu, vì nó cứ cả quyết là chỉ nói sự thật. Một người lõi đời như Huy Đức mà cũng có thể phạm một điều sơ đẳng như vậy, thật là kỳ cục. Mà nguyên nhân cũng chính vì Huy Đức quá lõi đời thôi. Đọc cuốn sách ấy, tôi thực sự tiếc, Huy Đức đã có một cơ hội cực kỳ lớn để đi vào lịch sử một cách đàng hoàng. Nhưng cuối cùng, chỉ một thời gian ngắn sau, Trần Mai Hạnh đã nhẹ nhàng gạt Huy Đức sang một bên, với một bản lĩnh kinh người, dẫu là xuất phát từ một cái nhìn của "bên thua cuộc".

Ta càng phải đề phòng những cuốn sách thỉnh thoảng lại bỗng nhiên có những từ, những dòng chữ in hoa hết cả lên (như trong cuốn sách của Khánh Ly). Trên đời có cái gì xứng đáng được viết hoa ư?

Nhất là đàn ông, văn nhân, mà cứ suốt ngày viết hoa, cả câu, thậm chí cả đoạn, thì có thể biết đích thị đó chính là phường đốn mạt, đê tiện. Dấu hiệu nhận biết quá đơn giản.

Tất nhiên, xưa nay tôi vẫn ác cảm với âm nhạc của Trịnh Công Sơn, điều này có thể gây ảnh hưởng đến cái nhìn của tôi đối với cuốn sách Đằng sau những nụ cười.

Nhưng không hẳn: mối ác cảm của tôi với Trịnh Công Sơn phức tạp hơn rất nhiều. Tôi ác cảm với nó chính vì nó từng rất máu thịt với tôi, suốt một thời, và không chỉ là Sơn ca 7 hay Ca khúc da vàng. Nó từng là thứ âm nhạc chạm rất mạnh vào tôi, và ngay cả bây giờ, tôi vẫn thấy có những câu của Trịnh Công Sơn hết sức tuyệt đối: 1) Đường phượng bay mù không lối vào 2) Chiều Chủ nhật buồn nằm trong căn gác đìu hiu 3) Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ. Tất nhiên là âm nhạc ấy cách rất xa thứ âm nhạc rặt một mùi giả dối của Dương Thụ.

Quay trở lại với chủ đề "Phụ nữ Việt Nam viết hồi ký": có gì xuất sắc không? Có chứ? Như hồi ký Lê Vân trên đây tôi đã nhắc đến, hay khi Đặng Thị Hạnh viết hồi ký, tôi đã ngay lập tức viết một bài review (xem thêm ở đây).

Trước đó còn có nữa. Dưới đây là hai cuốn sách rất ít được biết đến, nhưng với tôi là tuyệt vời. Cả hai đều được xuất bản vào năm 1972:

Thứ nhất là cuốn sách của bà Nguyễn Thị Thế, em gái của Nhất Linh, Hoàng Đạo, chị gái của Thạch Lam, Nguyễn Tường Bách, và là thân mẫu của Duy Lam, Thế Uyên:


(đây là bản 1992)

Người phụ nữ gần như thất học ấy (khi gia cảnh đã khá hơn, Nhất Linh định cho em gái đi học nhưng khi ấy bà Thế đã khá lớn, xin đi học thêu thay vì đi học chữ) lại viết được những dòng hay nhất về các nhân vật trụ cột của Tự Lực văn đoàn. Có một ai đó nói rằng hóa ra trong gia đình Nguyễn Tường lẽ ra đã phải có một nữ sĩ. Đây là một lời tán tụng thuần túy, nhưng không hoàn toàn sai. Cuốn sách này được viết cực kỳ gọn gàng, văn phong mẫu mực. Và nhất là nếu không đọc cuốn sách này thì ta vô phương trong việc nắm bắt con người Thạch Lam (trong gia đình, bà Thế thân thiết với Thạch Lam nhất, đặc biệt hồi bé ở Cẩm Giàng và khi Thạch Lam sắp qua đời tại cái nhà ven Hồ Tây, và chính là nguyên mẫu người chị trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam).

Thứ hai là quyển này:


Ngược gió của bà Thiếu Mai, mở đầu là sự miêu tả vô cùng đậm hương vị hoài nhớ khu Hà Nội quanh Bờ Hồ hồi đầu thế kỷ XX: bọn trẻ con ở Bảo Khánh đi học như thế nào, nơi này có những cái làng đặc biệt ra sao vân vân và vân vân. Cuốn sách này theo tôi về nhiều phương diện còn vượt xa Tuấn chàng trai nước Việt của Nguyễn Vỹ.










41 comments:

  1. Cuốn "Ngượ gió" có bản in năm 1972, mình không hề biết Nhị Linh à. Những đoạn rời của nó thì đã đọc. Rất thú vị với cách viết của bà Thiếu Mai. Bà giải thích các tích cổ liên quan danh thắng Hà Nội bằng một lối nghĩ độc đáo.

    Nhờ Nhị Linh đưa một ít trang trong cuốn "Ngược gió" lên cho bà con chiêm ngưỡng cái nào (mình mong thấy đoạn bà tả cảnh Hồ Hoàn Kiếm và lí giải tích chuyện theo cách của bà).

    ReplyDelete
    Replies
    1. ok

      bác thích có một bản photo cuốn sách cũng được hehe

      Delete
    2. ok. Khi về Hà Nội, mình sẽ "thích một bản photo" đó Nhị Linh à. Nhất định thế nhé.

      Còn bây giờ, nhờ Nhị Linh đưa nhanh mấy trang đã. Cảm ơn trước.

      Delete
    3. Chị Nhị Linh ơi! EM cũng đang đi tìm quyển Ngược Gió để đọc và nghiên cứu. Nếu chị có cho em xin bản PDF được không ạ. Em chân thành cảm ơn chị ạ!

      Delete
  2. Em đang định mua về tặng ông nội, đọc xong mới nghĩ ra hát và viết là hai việc hoàn toàn khác nhau. :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đây là ý kiến của anh ấy. Bản thân em đây chưa hề comment lần nào vào bài của Nhị Linh vì nghĩ bản thân không đủ hiểu biết để dự phần vào. Nhưng đọc đến bài này thì phải lên tiếng. Chê quyển sách ấy đến mức đó thì đúng là vô lối. Dù anh ấy có trình độ đến mức nào, thì phê bình kiểu đả phá như thế này thì thật là độc ác. Em đã đọc quyển "Đằng sau những nụ cười" và cảm thấy nó không tệ đến thế, thậm chí đó là những lời xuất phát từ sự chân thật, mộc mạc vô cùng, đọc mà cảm thấy chan chứa tình thương và tình người trong cuộc sống. Như thế là chưa đủ hay sao? Đúng, chưa đủ cho Nhị Linh vì anh ấy cao siêu quá. Loài côn trùng đâm chích không phải vì hung bạo mà vì chúng cũng muốn sống; nhà phê bình cũng vậy, họ muốn máu người viết chứ không phải sự đau khổ của người viết.

      Delete
  3. Bạn Nhị cho tôi xin một bản photo ngược gió được không? Nghe giới thiệu mà háo hức quá.

    ReplyDelete
  4. Sao lại phân biệt đờn dương (cầm) và đờn (tỳ) bà ở đây :p. Cứ như Đàn ông không đọc Trang Hạ vậy :p

    cuccu

    ReplyDelete
    Replies
    1. riêng ở đây thì phải phân biệt: phụ nữ không hay viết hồi ký, họ thích viết nhật ký hơn, phụ nữ dường như không có nhu cầu quá lớn về nhào nặn lại quá khứ như đàn ông

      à đàn ông nào chả biết chứ mình còn được hân hạnh viết email mấy lần với TH cơ ^^

      Delete
  5. Khánh Ly hay và đa điệu hơn Lê Vân nhiều, làm sao lại đi viết hồi ký, một thứ thể loại vô duyên cho được? Nàng có một mối tình nghệ sỹ thứ thiệt với Trịnh Công Sơn, có một ông chồng cúc cung lo cho nghiệp ca hát cuả mình, và một vài tên bồ nhí (?) giải sầu. Ai cũng thấy, cũng biết cà rồi, viết làm chi?

    Khánh Ly viết thập cẩm, sai chính tả, không hợp khẩu vị cuả nhà phê bình hử? Thì đã sao nào. Đừng có nhân danh "công lý và sự thật" để "đánh" nàng đấy nhé. Các tác giả, dịch giả hải ngoại đã có thể về nước in sách, tái bản này nọ, sao lại đi chỉ trích nàng chứ? Nàng hát giữa Nhà Hát Lớn, cho đồng bào nghe, chứ vào Bắc Bộ Phủ hát hồi nào đâu? Vu khống người là mang tội đó, còn Nhị Linh chửi người "là phường đốn mạt" thì cũng cũng là... "ho chứ không hay" :-)

    Tiếng hát Khánh Ly, nhạc và ca từ Trịnh Công Sơn là một nét đẹp rất hiếm hoi. Nó không có kỹ thuật cao, nó đơn sơ như haiku. Nhiều người già lẫn trẻ đã yêu nó mà không hiểu vì sao, ấy đơn giản chỉ bởi vì nó... đẹp. Có lẽ, Khánh Ly đang bon chen để lại chút dấu ấn, kỷ niệm cuả mình với đời. Nhị Linh có thể tung hoành viết hàng loạt những bài trong đó không ít những điều sai sót, sao lại hẹp hòi với một người đơn thuần viết-chỉ-bởi-vì-yêu-sự-viết?

    - Gió Chướng

    ReplyDelete
    Replies
    1. nói cho rõ ra, Bắc Bộ Phủ không phải tôi nói

      Delete
    2. Cái giọng của Gió không nghe được.

      Delete
  6. "Cuốn hồi ký hay nhất của phụ nữ Việt Nam trong mười lăm năm vừa qua là một cuốn sách được viết như vậy: hồi ký của Lê Vân." Vậy cuốn hay nhất trong 16 năm qua là cuốn nào NL?

    ReplyDelete
  7. thêm ảnh trong quyển "Ngược gió" rồi nhé

    cá mập cắn cáp nham nhở kinh, mãi mới upload được ^^

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm tạ Nhị Linh !

      Mình đã thấy 9 ảnh chụp của Ngược Gió.

      Delete
    2. tranh thủ hỏi bác luôn: đã bao giờ bác nhìn thấy có cái gì viết chi tiết về Mai Du Lân và Thực nghiệp Dân báo chưa? tờ Thực nghiệp (cộng thêm tờ Khai hóa) này thật ra rất quan trọng, nhất là giai đoạn tiền tổ chức của Nam Đồng thư xã và Việt Nam Quốc dân đảng Nguyễn Thái Học

      Delete
    3. Ồ, về cụ Mai Du Lân với các nhà xuất bản, nhà sách, báo chí của cụ ấy, mình cũng có quan tâm đó Nhị Linh. Nhưng quả thực, chưa thấy tư liệu chi tiết nào đâu.

      Mảng này, chắc phải nhờ cậy Nhi Linh tiếp tục khám phá.

      Mình thấy cái gì chi tiết thì sẽ báo (hiện tại, chưa thấy).

      Delete
  8. "Một người như Hà Quang Minh mà cũng trở thành tác giả được thì tôi thấy mọi thứ đã bắt đầu quá nực cười rồi", chỉ cần câu này của bác là khiến tôi quên được nỗi buồn từ chuyện Eco-Kim Dung rồi. Đa tạ, đa tạ.

    Vẫn đang chờ kiến giải của bác về Lovecraft.

    ReplyDelete
  9. Oh, so sorry, I know. She needs to use her ugly voice to protect the voices she loves. Hope you like them too :-)

    https://m.youtube.com/watch?v=YrM_mX9NFbo

    GioChuong

    ReplyDelete
    Replies
    1. thôi ngừng cơn sến đi

      đừng spam bằng cả đống bài hát nữa

      Delete
  10. Đây là một bài điểm sách của Nhị Linh (NL) về cuốn "Đằng Sau Những Nụ Cười" (ĐSNNC) của ca sĩ Khánh Ly (KL), người đọc nhận thấy NL dành nhiều miệt thị và thành kiến đối với KL. Tôi chỉ nêu lên vài điểm:
    1) Tại sao lại nêu lên vấn đề Phụ nữ viết hồi ký ở đây? Phụ nữ viết khác nam giới chỗ nào? Trong văn cành đó lại xen vào những tác giả nam giới như Huy Đức, Trịnh Công Sơn, Dương Thụ, chẳng ăn nhập gì đến ĐSNNC cả. Đầu Ngô Mình Sở, ba lăng nhăng.
    2. NL hiểu lầm. ĐSNNC không phải là cuốn hồi ký hoàn toàn mà là một tạp ghi những câu chuyện chung quanh cuộc đời ca sĩ của KL. Hình thức này rất thông dụng má sao NL không biết đến. Thí dụ: Viết Vu Vơ của Nguyễn Hưng Quốc mà lại cho là hồi ký thì quả là sai lầm.
    3. So sánh ĐSNNC của KL với Nguyễn thí Thế, Thiếu Mai là sự so sánh táo với cam.
    4. NL: KL không biết viết? --Viết thì không khó nhưng viết cái gì mới là khó, kể cả Nhị Linh.
    Kết luân: NL chưa đọc hết ĐSNNC, chỉ giở qua vài trang, phê bình vội vã, thiếu căn bản kỹ thuật và phương pháp luận.

    Nhất Đăng.

    ReplyDelete
  11. nói hay lắm

    có điều đây có phải là một bài điểm sách đâu

    mà Nhất Đăng thiền sư sao lại dùng nhiều nhất dương chỉ thế nhỉ, một hai ba bốn cộng "kết luân"

    với cả đằng này không có Cừu Thiên Nhận và Chu Bá Thông đâu, bọn nó ở sau lưng kia kìa

    ReplyDelete
  12. Hihi... Mua "đằng sau" về tính đọc, nhưng mới lật nghía sơ sơ thì quả là chán. Nên làm quà cho mẹ mình- 70 tuổi. Bà đọc cứ khen lấy khen để đới ^^ (mà bà chê "Tâm thành lộc đời" do phụ nữ NTMN chấp bút)
    Mình cũng đồng ý với NL về cái tay HQM (kg phai HCM;))

    ReplyDelete
  13. Anh ơi làm sao tìm lại được quyền hồi ký về Gia đình Nguyễn Tường hả anh? Em đang muốn nghiên cứu về Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, rất muốn bắt đầu bằng quyển hồi ký này (quyển đầu tiên đọc có nói về ông là Đà Lạt một thời hương xa ). Em search google thì thấy còn không thấy có trên các nhà xuất bản nữa...

    ReplyDelete
  14. tất nhiên là không thấy rồi, quyển này có hai ấn bản, lần đầu hồi thập niên 70, ở Sài Gòn, lần hai thập niên 90 ở Mỹ

    à, nhìn thấy cái này mới nhớ ra, sau quả này, liên quan đến Dương Thụ còn có sequel, xuất phát từ một nhạc sĩ khác: Bùi Quốc Bảo, hay là mình kể cái chuyện này nhỉ haha

    ReplyDelete
  15. Vậy thì chịu chết ạ :(

    ReplyDelete
  16. gì mà phải chịu chết, muốn đọc quyển í thì dễ í mà

    ReplyDelete
  17. Anh có thì cho em xin một bản với, ebook hay bản copy cũng được ạ!

    ReplyDelete
  18. tất nhiên là có chứ, có cả hai ấn bản, để xem cách nào thì tiện nhé

    ReplyDelete
  19. Em thích sách giấy hơn ạ :p đổi lại em sẽ gift tặng anh Nhị Linh ebook Absolutely on music của Murakami đọc trên kindle nhé? cho em email của anh đi!

    ReplyDelete
  20. không cần tặng lại gì

    trên đời có vài người cực kỳ khó tặng sách cho, ở đây có một, có lẽ còn ba hay bốn người khác như thế nữa ở rải rác đây đó :p

    ReplyDelete
  21. Cái này em đoán được chứ, chỉ là một chút thành ý thôi ạ :D tự nhiên nhận khơi khơi quyển sách quý của anh thì cũng ngại.

    ReplyDelete
  22. Không thấy nhắc đến, không biết Nhị Linh đánh giá bộ "Bất hạnh..." của Phan Việt thế nào?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi không biết Nhị Linh đánh giá thế nào, nhưng đây là đánh giá của tôi, bộ Bất hạnh là một tài sản của Phan Việt là một cú trượt dốc không phanh của cô ấy.

      Trần Bình

      Delete
  23. I blog frequently and I genuinely appreciate your information. The article has really peaked my
    interest. I'm going to book mark your blog and keep checking for new information about
    once a week. I subscribed to your RSS feed too.

    ReplyDelete
  24. Awesome article.

    ReplyDelete
  25. My partner and I stumbled over here by a different web page and thought I might check things out.
    I like what I see so now i'm following you. Look forward to going over your
    web page for a second time.

    ReplyDelete
  26. Ahaa, its good conversation on the topic of this post here at this weblog,
    I have read all that, so now me also commenting at this place.

    ReplyDelete