Ô, một khi bắt tay vào việc, tôi không bỏ qua bất kỳ một góc khuất nào đâu. Kể từ khi biết là mình phải vẽ ra hình ảnh văn chương Việt Nam, không một cái gì mà tôi không từng chạm đến.
Kể cả Trọng Lang, tác giả của một thứ văn chương phải nói là cực kém. Nhưng thật ra, Vũ Đình Chí tức Tam Lang, rồi Vũ Bằng và Vũ Trọng Phụng, ở trong mảng "phóng sự", có hơn gì không? Không, tôi không nghĩ là có hơn gì cả. Cùng một loại.
Trọng Lang viết rất dở nhưng vẫn đàng hoàng có một vị trí trong văn học sử Việt Nam. Thì Nguyễn Công Hoan còn có chỗ cơ mà.
Cuốn sách Làm dân của Trọng Lang, bản in trước 1945:
Ở Việt Nam từng có một nhà xuất bản tên là "Hàn Mặc" ư? Câu hỏi tu từ đấy.
Thì có mà, chính nó đây.
Sách in năm 1944:
Ta đến với câu hỏi thú vị nhất ở trường hợp Trọng Lang: văn chương Trọng Lang lồ lộ là kém cỏi như vậy, tại sao Trọng Lang lại có vị trí rất ổn định trên tờ Ngày nay? Nhất Linh đã nhầm chăng?
Bản thân tôi lúc đầu cũng nghĩ theo hướng ấy.
Nhưng không phải. Đây mới chính là một trong những lựa chọn thiên tài hơn cả của Nhất Linh. Nhất Linh là một "người hiểu", mà một "người hiểu" tức là đủ khả năng biết trước rất nhiều điều. Hơn thế nữa, bên cạnh Nhất Linh có hai người thẩm văn chương thuộc loại siêu quần, là Hoàng Đạo, và nhất là Khái Hưng. Không có chuyện nhầm lẫn được.
Trọng Lang có vị trí như thế trên tờ Ngày nay (nhưng không hề dính dáng đến tên tuổi của Tự Lực văn đoàn xét ở nhóm văn chương thuần nhất), là vì Nhất Linh đã nhìn ra điều quan yếu: Tự Lực văn đoàn sau này sẽ bị rất nhiều người đánh giá là quá cao.
Những người ấy đánh giá đúng. Nhưng Trọng Lang, rồi "cú đẩy" Thế Lữ sang hẳn mảng trinh thám, kinh dị của Nhất Linh đã khiến không thể nhìn nhận Tự Lực văn đoàn như vậy được. Nhìn như thế sẽ là rất ngu.
Không thể nhìn nhận hoàn toàn như vậy. Mặc dù, đúng là về bản chất, Tự Lực văn đoàn quá cao.
Sự quá cao này là một điều vi phạm. Việt Nam tồn tại được là nhờ ở thấp. Nguyễn Du, như tôi từng viết, là hành động cúi xuống mang tính chất biểu tượng, kéo một thế giới nho học đang ở quá cao xuống thấp, hòa với phong cảnh chung. Nhưng Tự Lực văn đoàn, và Nhượng Tống, đã cưỡng lại số phận chung ấy. Họ vươn lên rất cao. Nếu không như vậy, Nhượng Tống không thể một phát sờ thẳng vào Nam Hoa kinh và Sử ký. Họ thách thức số phận, họ mở ra đà vươn cao của cả một xứ sở. Và họ đã bị trừng phạt thảm khốc, sự thất bại của họ là sự thất bại của những người khổng lồ.
Trọng Lang là một nhân vật rất nhỏ, nhưng là cả một gợi ý lớn, trên con đường tôi lần theo hành trạng của một Nhất Linh Nguyễn Tường Tam quái dị (xem thêm ở đây).
PS1. Rất tiếc, hình ảnh văn chương Việt Nam tôi đã vẽ coi như xong rồi. Lại, thêm một lần, chẳng ai kịp trở tay đâu. Trong quá trình ấy, tôi không giấu bất kỳ một cái gì, bất kỳ một phát hiện nào tôi cũng thông báo rộng rãi. Tôi là người không bao giờ giấu gì hết, tôi trưng bày luôn rồi đợi xem có ai nhìn ra không. Cuối cùng, vẫn không có ai cả. Rất tiếc, tôi sắp xong rồi. Sau đó, chẳng còn gì để làm nữa đâu.
PS2. Mười năm nay tôi hí húi tìm cách vẽ cái hình ảnh ấy, tôi gạt cái này ra, kéo cái kia lại, thử thử cái nọ lắp ráp cái khác nữa. Trong lúc tôi làm công việc chính của tôi thì giang hồ dậy sóng liên tục. Tôi đành phải tạo ra vài món nghi binh cho đám ruồi bâu vào như bâu vào những cục phân. Tôi xin hân hạnh nói, toàn nghi binh cả đấy. Khối đứa giập mặt rồi phải không, trong suốt mười năm ấy tôi chưa một lần động thủ, lúc nào quá cấp bách thì cùng lắm móc gỉ mũi búng vài cái, chứ chủ yếu tôi làm giống như Nhậm Ngã Hành, đây các anh nhất là các chị (ôi xời cái "hận Kiều Phong" tôi trải qua chừng vài trăm lần, chán phè rồi) thích thì xin mời ạ. Đời nó là như thế đấy, các bạn ạ. Giờ, ở đoạn cuối của công việc, có lúc ngẩng mặt lên được, tôi mới thấy thanh kiếm treo ở góc suốt bao nhiêu năm chưa một lần rút khỏi vỏ, hình như qua bao lặng lẽ cũng đã bị gỉ khá nhiều. Hay là mình rút ra nhỉ, làm một cuộc giang hồ dậy sóng hôi tanh máu bùn nhỉ.
PS3. Chắc đã đến lúc cần viết về một nhân vật: Nikos Kazantzakis. Thỉnh thoảng, ta phải tự đặt ra thử thách, viết về những nhà văn mà ta không hề thích. Proust viết như thế về Balzac cơ mà, chẳng lẽ tôi không bằng được ông ấy. Thì Trọng Lang đấy thôi, tôi đâu có thích, nhưng vẫn cho được vào hình ảnh lớn của tôi.
Mình đang in bài về Trọng Lang và ông cụ thân sinh của nhà văn này, bao giờ có, sẽ gửi tặng em Linh Hai một bản.
ReplyDeleteyes, many thanks
Deleteem mới khai quật được một món rất hay: "Quấc dân tính Nippon" in năm 1944, anh có biết không?
Hi hi, mình biết mà.
DeleteXin chào bác, bác có thể cho cháu được biết tác phẩm bác đang in về nhà văn Trọng Lang có tên gì và có thể tìm đọc ở đâu không ạ? Cháu cám ơn bác.
DeleteGhê gớm
ReplyDeleteXong rồi thì có sách không anh ?
ReplyDeleteà ừ nhỉ, may thế còn có những người rất là thực tế
Deletequên béng mất chưa nghĩ tới chiện í đới :p
Hồi hộp thế, đe dọa nghỉ hưu và dậy sóng giang hồ suốt mấy post liền
ReplyDeleteNguyễn Công Hoan kém thế sao?
ReplyDeletexin hỏi có sách làm dân ko ạ?
ReplyDeleteNhững tác phẩm của Học Phi (Chu Văn Tập) không thấy anh nhắc qua, có phải do ông đã được “nhìn nhận”: được Nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM về VH-NT?
ReplyDeletecũng có lúc nhắc đến Hồng Phi đấy (ở đâu đó, chịu khó thử tìm xem)
ReplyDeleteem thử tìm này http://nhilinhblog.blogspot.com/search?q=h%E1%BB%93ng+phi&m=1
ReplyDeletecho nhiều “hồng phi” lắm nhưng không có ông mà em muốn hỏi, ông Học Phi bị bắt giam ở Hỏa Lò năm 15 tuổi do tham gia phong trào VN Quốc dân đảng, sau này viết kịch bản sân khấu là chủ yếu, có cái truyện “Thế là vợ tôi chết” (in trong TN VN 1930-1945) cơ
Hồng Phi ở đây https://nhilinhblog.blogspot.com/2012/08/sach-lv-vai-quyen-moi.html?m=1
DeleteHP và HP là bố và con
ReplyDeletecám ơn anh thông tin, em đọc giới thiệu tác phẩm của HP (chắc bố) thấy nhiều nhan đề hay nên muốn tìm để đọc thêm văn HP (chắc bố)
Deletecòn có cả Mạc Phi nữa đấy
ReplyDeleteĐọc thời điểm này sẽ thấy thiếu PS4, anw còn nhiều điều để làm.
ReplyDelete