cuối cùng, dường như đã đến lúc có thể thực sự nói đến một nhân vật không dễ nói đến: Nguyễn Khải (xem thêm ở kia và ở kia)
Nguyễn Khải tức là thế nào? ta thử tìm đến một cái nhìn tương đối toàn cảnh:
đương nhiên, Nguyễn Khải có nhiều hơn trên đây, trong số sách của Nguyễn Khải và về Nguyễn Khải mà tôi thu thập được trong vòng nhiều năm vừa qua, đặc biệt còn có cuốn tiểu thuyết Chiến sĩ, có chữ viết của Nguyễn Khải đề tặng cho Văn Tiến Dũng
nhìn dòng chữ ấy, người đầu tiên mà tôi nghĩ đến là Corneille: Corneille từng đề tặng kịch của mình cho Richelieu, người trước đó từng xử lý Le Cid một cách nặng nề; về sau, Corneille còn đề tặng kịch của mình cho Mazarin (trong nhiều vở kịch của Corneille, đối tượng bị phỉ nhổ khủng khiếp chính là dạng bề tôi thân cận này của nhà vua, những kẻ bị giới quý tộc coi là phải chịu trách nhiệm cho quyền hạn và lợi ích bị thu hẹp của họ: phong trào Fronde của các quý tộc lớn nhất của nước Pháp không hoàn toàn chống vua, mà chống hình thức cai trị với vai trò trung tâm của hồng y Richelieu hoặc hồng y Mazarin)
nhưng có một điều tôi thấy rất kỳ quặc: người ta thường xuyên đặt Nguyễn Khải bên cạnh Nguyễn Minh Châu, nhưng hai người ấy đâu cùng cỡ, cùng tầm
đó là một sai lầm rất cơ bản, hay nói đúng hơn, một ảo tưởng ("sai lầm" là câu chuyện của lý trí, "ảo tưởng" là câu chuyện của trực giác, theo Schopenhauer, trong Die Welt als Wille und Vorstellung)
em bị thích Nguyễn Khải. :)) theo em, Nguyễn Khải có gì đó giống Đặng Nhật Minh bên điện ảnh. ĐNM thì độc tôn hơn trong địa hạt của mình. Họ không chỉ nhìn mình, mà còn nhìn những người khác.
ReplyDeleteMảnh trăng cuối rừng đứng chung với Mùa lạc trong sgk Văn hợp mà thầy:(
ReplyDeleteđừng gọi tôi là thầy
ReplyDeletemột chữ cũng là thầy nửa chữ cũng là thầy vạn tỉ chữ càng là thầy thầy :p
ReplyDeletekhông lập trường phái, không nạp học trò
ReplyDeletecho nên
ok, dưng gọi gì là quyền của người gọi. Chiều nay chắc thầy chưa có chầu nên khó tính sảng ạ÷)
ReplyDeleteỞ trong Nam, ngày xưa...các cô thiếu nữ đôi lúc gọi các cậu thanh niên...Thầy.
ReplyDeleteThầy nhưng dĩ nhiên không phải thầy.
mình không trong nam cũng chẳng phải thiếu nữ nhưng cứ coi và gọi chủ trang này là thầy dù bị sửa hehe. Xin lỗi thầy vì cmts kg liên quan tới post NK!
Deletethích gọi gì thì gọi, ok? mệt quá
ReplyDeleteNhững năm 1960-1962 Nguyễn Khải về thực tế tại Hợp tác xã Nam Tiến (Lâm Thao- Phú Thọ) và viết được hai tập truyện ngắn: Người trở về và Hãy đi xa hơn nữa. Trong đó có truyện ngắn Tầm Nhìn xa được trích giảng trong sách giáo khoa. Sự lành hiền trong Văn Nguyễn Khải không gợi lên điều gì đặc sắc nhưng với dân Nam Tiến thì Nguyễn Khải được quý mến lắm, y như dân sóc Bom bo quý Xuân Hồng vậy :)
ReplyDeleteơ, thế Chủ tịch huyện là liên quan đến chỗ nào?
ReplyDeleteNhân vật Chủ tịch Huyện là lấy từ nguyên mẫu lão chủ tịch huyện Khoái Châu- Hưng Yên. Còn Tầm Nhìn xa và Hãy đi xa hơn nữa mà anh nói ở trên thì lấy nguyên mẫu từ một số nhân vật có thật tại hợp tác xã Nam Tiến quê anh đấy chú ạ.
ReplyDeletecái nôi của món thịt chó Phú Thọ là đâu nhỉ, có phải Nam Tiến không? :p
ReplyDeleteĐang chuyện văn chương thấy thum thủm mùi mắm tôm. Hết cả nhã :D
ReplyDelete