Jun 30, 2015

Nghiêm Xuân Hồng

Nghiêm Xuân Hồng cùng thuộc nhóm Quan Điểm với Vũ Khắc Khoan và Mặc Đỗ (xem thêm ở đây).

Danh mục tác phẩm của Nghiêm Xuân Hồng đã xuất bản ở Sài Gòn trước 1975 (danh mục này do một người bạn của tôi, rành Nghiêm Xuân Hồng hơn tôi, cung cấp):

1) Đi tìm một căn bản tư tưởng, 1957
2) Lịch trình diễn tiến của phong trào quốc gia Việt Nam, 1959
3) Xây dựng nhân sinh quan, 1960
4) Luyến ái quan, 1961
5) Cách mạng và hành động, 1962
6) Người viễn khách thứ mười, kịch, 1963
7) Từ binh pháp Tôn Ngô đến chiến lược nguyên tử, 1965
8) Việt Nam, nơi chiến trường trắc nghiệm, 1966
9) Biện chứng giải thoát trong tư tưởng Ấn Độ, 1966
10) Biện chứng giải thoát trong giáo lý Trung Hoa, 1967
11) Nguyên tử hiện sinh và hư vô, 1969

Nhìn vào các tên sách là đã có thể thấy những mối quan tâm đặc biệt của Nghiêm Xuân Hồng.

Vì không đặc biệt quan tâm đến trước tác của Nghiêm Xuân Hồng nên tôi chỉ có một số quyển:


Đây là vở kịch của Nghiêm Xuân Hồng, gọi là "ba hồi hoang ngôn", bối cảnh khoảng thế kỷ mười ba mười bốn gì đó. Tính tìm Năm chương tự ngôn của Triều Đẩu (tác giả Trên vỉa hè Hà Nội) đặt bên cạnh cho hạp nhưng quyển tự ngôn tự dưng nhét vào đâu lục mãi không thấy.

Mấy quyển nữa:


(sách rất là đẹp)



Cũng giống như ông anh trai Nghiêm Xuân Cẩn, sau này Nghiêm Xuân Hồng đi hẳn vào con đường tu tập.

Đã nói tới nhóm Quan Điểm thì cũng cần nhắc thêm tới Vũ Khắc Khoan.

Vở kịch rất nổi tiếng của Vũ Khắc Khoan:


Mất bìa mới đau.

Nhưng tôi không thích vở kịch này bằng vở kịch dưới đây, một tác phẩm rất đặc biệt:


Vũ Khắc Khoan cũng là một nhân vật quan trọng trong nghiên cứu chèo. Thật ra sau này, vài nhân vật thành danh trong giới sân khấu, điện ảnh ở Sài Gòn (giờ vẫn còn hoạt động) đã chịu ơn dìu dắt của Vũ Khắc Khoan rất nhiều.


Vũ Khắc Khoan còn có một tác phẩm nữa, rất hiếm, là Giao thừa. Quyển í thì phải hỏi mấy người có đẳng cấp sưu tầm cao hơn tôi :p

-----------

Thêm:

Đấy, đã nhớ là có tận ba Thành Cát Tư Hãn mà: ngoài Thành Cát Tư Hãn của Vũ Khắc Khoan và Thành Cát Tư Hãn của Vi Huyền Đắc, còn có quyển này nữa (không phải kịch):


(Trí Đăng, 1970)

Quyển của Vi Huyền Đắc thì tôi nhét vào đâu chưa tìm ra. Nhưng tôi chẳng thấy kịch Vi Huyền Đắc hay bao giờ. Vi Huyền Đắc hay nhất khi dịch Quỳnh Dao hehe. Dẫu sao, Vi Huyền Đắc mà như dưới này thì cũng đáng tích trữ :p


In năm 1930 tại một cơ sở xuất bản rất kỳ bí, "Thái Dương văn khố". Đây không phải vở kịch duy nhất của Vi Huyền Đắc in ở đây. Như cái tít phụ "Bất giá kỳ nữ" đã nói rất rõ, vở kịch này có nhân vật chính là một cô gái rất tân thời, học sư phạm, nhất định không chịu lấy chồng. Và nói rất nhiều :p thật may mắn là cô không định lấy chồng, nói nhiều thế thì sẽ làm khổ cả đời một người đàn ông cho mà xem.

13 comments:

  1. Vi Huyền Đắc cũng có vở kịch Thành Cát Tư Hãn nhỉ? Bác Nhị đã thử so sánh hai vở cùng tên này chưa?

    ReplyDelete
  2. à, có tổng cộng tận ba Thành Cát Tư Hãn thì phải, ngoài Vũ Khắc Khoan và Vi Huyền Đắc còn một phát nữa, để tôi lục thêm xem cụ thể thế nào

    ReplyDelete
  3. Thưa ông,
    Ông có thể cho đọc "Người viễn khách thứ mười" được không?
    Rất xin lỗi vì sự mạo muội.

    ReplyDelete
  4. Replies
    1. Rất cảm ơn ông. Tôi tìm quyển này cho một người thân lâu nay mà không tìm được. Nay được ông đồng ý, thật mừng quá. Xin hỏi khi nào tôi sẽ được đọc? Và bằng cách nào? Cũng xin ông thông cảm vì tôi khá dốt.

      Delete
    2. Rất nhiều sách trước 75 nay đã được in lại theo kiểu "ảnh ấn" (ko biết dùng từ này đúng chưa), có cả cuốn mà bác hỏi và các tác phẩm khác của NXH. Bác cứ google là ra chỗ bán, 1 nhà sách online

      Delete
  5. đúng là ảnh ấn

    nếu tôi không nhầm thì nhà sách online í đã lấy nguyên xi danh mục trên đây, mà tôi mượn của một người bạn

    hình như tôi không nhầm

    ReplyDelete
  6. Bạn ơi, bạn có cuốn Mật tông và kinh Đại Thừa của tg Nghiêm Xuân Hồng ko ạ?

    ReplyDelete
  7. Sau Vũ Khắc Khoan không thấy ai viết thể loại Lộng ngôn nữa.

    ReplyDelete
  8. “Nguyễn [trong Mơ Hương Cảng] có một cuộc sống ồ ạt, một cá tính rất sắc cạnh và tất nhiên rất quyến rũ. Không những thế Nguyễn lại viết. Nghĩa là lấy ngay cái ồ ạ của cuộc sống bừa bãi của mình làm đối tuọng cho sự suy nghĩ để rồi từng chữ, từng câu… giải rộng và dài những cơn tâm sự trên giấy trắng. Cũng vì thế mà ảnh hưởng của Nguyễn đã in hằn lên nhiều người chung quanh.”

    Hương Cảng thấy rõ ràng, còn Nguyễn Tuân chỉ thấy hình ảnh thấp thoáng.

    ReplyDelete
  9. những người như Vũ Khắc Khoan hay Mai Thảo đều là một mảnh Nguyễn Tuân bắn ra, điều này Nguyễn Quốc Trụ đã nói

    ReplyDelete
    Replies
    1. lâu rồi không thấy Mr.Tinvan

      Delete