Thái Phỉ tên thật là Nguyễn Đức Phong; tiểu sử Thái Phỉ dường như hiện nay không còn khó tìm, thế cho nên sẽ không nhắc đến nữa. Vì tên là "Phong", cho nên khi cần chọn bút hiệu, ông ấy đã chọn "Phỉ". Ai còn chưa hiểu ngay tại sao lại như vậy thì cứ nêu thắc mắc, nếu nữ sĩ Quách Hiền có tình cờ đi qua đây, thế nào cũng sẽ giải đáp cho :p
Hai cuốn sách của Thái Phỉ:
bìa sau quyển bên tay phải, cho thấy một số ấn phẩm khác của nhà xuất bản Đời mới, địa chỉ phố "Takou" tức là Hàng Cót, Hà Nội:
Ta quay trở lại với một nhân vật từng được đề cập: Hoàng Đạo Thúy (xem ở kia), và càng thấy rõ hơn rằng quãng đầu thập niên 40 của thế kỷ 20, có cả một phong trào rất đậm nét dạy dỗ, quay trở ngược, về lại với các giá trị cũ, xuất hiện rất nhiều ý muốn xây dựng đạo đức.
Khi viết về Hoàng Đạo Thúy, tôi đã nói đến một cái gì đó mà tôi nghĩ giống như một sự "chiêu hồi", hiểu theo nghĩa tiếp sau một cơn sóng thì sẽ có một đợt nước rút. Đầu thập niên 30, thì điều nổi lên rõ hơn hết lại là "sự suy tàn của Nho giáo".
Tức là như thế nào? Tức là những phá phách của nửa đầu thập niên 30 (hai yếu tố lớn nhất đương nhiên là Tự Lực văn đoàn và Phan Khôi), không có ý nghĩa gì, thế cho nên mới có thể có, ngay sau đó, một sự phục hồi?
Không, chính xác là ngược lại, bởi vì sự phá là rất thực, cho nên mới như vậy. Bởi vì Tự Lực văn đoàn và Phan Khôi đã nhằm rất trúng, đã thực sự làm lung lay, thậm chí sụp đổ, rất nhiều thứ, thành thử một sự phục hồi mới có thể diễn ra.
Quay trở lại với Muốn học giỏi của Thái Phỉ:
Dạy cả tập thể dục:
Nghỉ và ngủ thì rất quan trọng:
Chuyển sang Một nền giáo dục Việt Nam mới, dưới đây là mục lục:
Và lời tựa:
Một ai đó trước đây dán vào quyển sách một bài của Thiếu Sơn Lê Sĩ Quý viết đăng báo ngay sau khi cuốn sách mới in, đọc bài này ta biết thêm vài thông tin:
nhân tiện, đã viết tiếp bài "Thơ Mới: cấu trúc"; và có vẻ như không ít người muốn đoán "cuốn sách của năm nay" là cuốn sách nào, cho nên tôi để đó thêm một thời gian cái đã, chứ chưa nói ngay bây giờ :p
Lê Doãn Vỹ Nguyễn Đình Thi Nguyễn Thế Anh Tản Đà Trương Vĩnh Ký Phan Ngọc Hoàng Đạo Thúy Hoàng Đạo Trương Chính Tạ Tỵ Nguyễn Khải Trần Thanh Mại Lê Thành Khôi Tạ Chí Đại Trường Trần Huyền Trân Phan Văn Hùm Trọng Lang Lệ Thần Trần Trọng Kim Nguyễn Vỹ Vũ Ngọc Phan Tchya Đào Trinh Nhất Nguyễn Du Nghiêm Xuân Hồng Thạch Lam Hoàng Ngọc Phách Nguyễn Bính Trần Lê Văn Thế Lữ Hoàng Xuân Hãn Nguyễn Tuân Ngô Thúc Địch Huy Cận Trương Tửu Nam Cao Hoàng Cầm Phạm Xuân Ẩn Phạm Quỳnh Dương Tường Nguyễn Mạnh Côn Ngô Đình Nhu Phạm Duy Phạm Duy Khiêm Vũ Trọng Phụng Lê Văn Trương Hồ Hữu Tường Phạm Cao Củng Chế Lan Viên Bình Nguyên Lộc Vương Hồng Sển Nguyễn Khánh Long Vũ Đình Long Tô Hoài Ngọc Giao Hữu Loan Phan Khôi Nguyễn Công Trứ
lại kịp đến một cuộc chiêu hồi truyền thống nữa.
ReplyDeleteTình cờ dạo qua đây, xong, toát mồ hôi lạnh vì sợ :p
ReplyDeleterất tiếc là vẫn chưa thấy ai cần tìm hiểu về chữ "phong" và chữ "phỉ", cũng như kết hợp của hai chữ í :p
ReplyDeleteTra từ điển thì thấy:
ReplyDeleteThái phong thái phỉ 采葑彩菲: ( Kinh Thi ). Hái rau Phong rau Phỉ, ý nói mình quê mùa mộc mạc.
Còn điển tích sâu xa hơn thì cháu không biết :D
xuất sắc đến nỗi chắc nữ sĩ không còn việc gì để làm (không những thế lại còn có cả chữ tàu)
ReplyDeletenhưng sao dạo này nhiều cháu thế nhỉ
copy paste thôi mà =))
Deletengày xưa gọi bằng anh, từ lúc thấy quả râu trong post "tuổi của chúa" (hình như thế), thì chuyển sang gọi chú :D