Mar 15, 2018

Văn Cao

Văn Cao hồi đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, tại Hà Nội (chú ý cái tủ lạnh ở hậu cảnh):


Ba người có cái mũi rất to: cả Văn Cao, Nguyễn TuânTrần Dần đều có cái mũi như thể ngồi chồm chỗm trên mặt. Ba người chết trong vòng mười năm: Nguyễn Tuân đầu tiên, 1987, rồi Văn Cao, 1995 và Trần Dần là người cuối cùng qua đời, năm 1997. Ai đi, và ai ở?

Không ai vượt được Gogol về mức độ hiểu biết về mũi: tất nhiên, về mũi, ai cũng sẽ nhớ ngay đến truyện ngắn "Cái mũi" trong loạt "Saint-Petersburg", cái thành phố của các trung đoàn lính ấy, nhưng nếu thực sự biết về Gogol, thì sẽ biết phải trong "Nhật ký người điên" Gogol mới thực sự nói về mũi. Mũi là gì? Mũi là trăng. Nhưng dường như cả đến Gogol ở đây cũng không hề đầy đủ: Những linh hồn chết, và các câu chuyện Saint-Petersburg, đại lộ Nevski etc. (Saint-Petersburg đối với Dostoievski - Nguyễn Tuân và cả Trần Dần đều thuộc về phía Dostoievski - thì lại không hoàn toàn là perspective Nevski, thậm chí cách đó rất xa), nhưng có vẻ như chưa bao giờ có những câu chuyện về vùng nông thôn, hết sức buồn cười. Chúng ta sẽ còn quay trở lại với Gogol, một Gogol của bên ngoài Saint-Petersburg.

Có vẻ như sẽ là rất sai nếu tưởng ta sợ sự già (tức là sợ thời gian) khi thấy xung quanh có quá nhiều sự già: không, dường như phải là, ta sẽ thực sự biết thế nào là sự già nếu xung quanh không thấy ai còn già nữa. Khi không còn ai xung quanh thực sự già so với ta, thì ta bắt đầu hiểu ra một số điều.

Một người mà tôi thấy thực sự già là người hơn tôi ít nhất nửa thế kỷ, về tuổi tác. Năm mươi năm cách biệt khiến tôi thấy yên tâm: yên tâm rằng đó là đích thực già (chứ không phải giả vờ già). Cuộc đời tôi gắn bó với nhiều người rất già, so với tôi; thậm chí tôi còn có thể nói rằng trong số những người gắn bó nhiều nhất với tôi, có không ít người rất già. Đó là một loại gắn bó rất đặc biệt, sự gắn bó trong yên tâm. Tôi cũng không biết tại sao nữa, nhưng tôi thường xuyên được đón nhận vào thế giới của những người rất già (so với tôi). Có lẽ những người (rất) già thì từ bi. Chính vì thế, đối với tôi, một cuốn tiểu thuyết của Balzac đặc biệt gây nhiều cảm động: đó là cuốn tiểu thuyết nơi một đứa bé con được vây bọc bởi những người đã rất già.

Rồi cũng tới lúc, không còn ai thực sự già so với ta nữa: ít nhất, quả là giờ đây tôi gần như không thể gặp được ai già theo đúng chuẩn của tôi, tức là hơn tôi ít nhất năm mươi tuổi. Người cuối cùng mà tôi gặp trong số ấy rất có thể là Lê Thành Khôi; không, có lẽ đó chính là Milan Kundera: đó chính là người vừa kịp đủ tiêu chuẩn già của tôi. Rất có thể, tôi sẽ không bao giờ còn gặp người nào nữa.


Cũng như gần như mọi khi, tôi lại quên mất là tôi định nói gì rồi.


Vì bài này rất liên quan đến một bài mà tôi viết dở còn chưa xong, bài về Trịnh Hữu Ngọc, nên tôi viết nốt bài ấy, xem ở kia (tất nhiên, Trịnh Hữu Ngọc đối với tôi là một người rất, rất già).



trong bức ảnh trên đây, thằng bé con là tôi




Hoàng Ngọc Hiến           Viên Linh           Trịnh Hữu Ngọc           Thành Thế Vỹ           Thái Phỉ           Lê Doãn Vỹ           Lê Trí Viễn           Nguyễn Đình Thi           Nguyễn Thế Anh           Tản Đà           Trương Vĩnh Ký           Phan Ngọc           Nguyễn Hữu Trí           Hoàng Đạo Thúy           Nguyễn Thạch Kiên      Hoàng Đạo           Trương Chính           Tạ Tỵ           Nguyễn Khải           Hồ Văn Mịch           Trần Thanh Mại           Lê Thành Khôi           Tạ Chí Đại Trường           Trần Huyền Trân           Phan Văn Hùm           Trọng Lang           Lệ Thần Trần Trọng Kim           Nguyễn Vỹ           Vũ Ngọc Phan           Lương Thúc Kỳ           Tchya           Đào Trinh Nhất           Nguyễn Du           Nghiêm Xuân Hồng           Thạch Lam           Hoàng Ngọc Phách           Nguyễn Bính           Thiếu Mai           Trần Lê Văn           Thế Lữ           Hoàng Xuân Hãn           Nguyễn Tuân           Ngô Thúc Địch           Huy Cận           Trương Tửu           Nam Cao           Mai Thảo           Hoàng Cầm           Phạm Xuân Ẩn           Phạm Quỳnh           Dương Tường           Bửu Kế           Nguyễn Mạnh Côn           Hoài Thanh           Nguyễn Mạnh Tường           Quang Dũng           Hoàng Anh Tuấn           Ngô Đình Nhu           Phạm Duy           Phạm Duy Khiêm           Vũ Trọng Phụng           Thanh Lãng           Lê Văn Trương           Hồ Hữu Tường           Phạm Cao Củng           Nguyễn Bắc Sơn           Chế Lan Viên           Bình Nguyên Lộc           Trần Văn Toàn           Vương Hồng Sển           Nguyễn Khánh Long           Vũ Đình Long           Kiều Thanh Quế           Thụy An           Tô Hoài           Ngọc Giao           Hữu Loan           Phan Khôi           Nguyễn Công Trứ

13 comments:

  1. I every time spent my half an hour to read this website's articles or reviews everyday
    along with a mug of coffee.

    ReplyDelete
  2. chòi oi, cu te vậy

    ReplyDelete
  3. Lúc bé có vẻ hiền...

    ReplyDelete
  4. post này nếu đem dịch ngược có lẽ đọc lên sẽ giống thơ, một đoạn nào đấy, của Henri Michaux một người về mặt "già", có thừa.

    ReplyDelete
  5. Rất bất ngờ là chú nhắc đến VC. Dạo gần đây cháu hay nghĩ đến VC. Hồi bé có một ông già cứ thấy cháu là bắt nhịp hát Tiến Quân Ca. Cháu sợ quá chả hát bao giờ. Ông già ấy làm cháu này ra một ý nghĩ, viết ra thì đại để: Trên thế giới có hai loại người được sinh ra, người trẻ và người già. Sau khi ông già ấy mất, không lần nào cháu không hát Tiến Quân Ca không nghiêm túc, ít ra là cháu nhớ thế.

    VVD

    ReplyDelete
  6. À hình như cháu gõ thừa một hay hai chữ không, cảm xúc mãnh liệt quá hê hê

    VVD

    ReplyDelete
  7. những năm gần đây học sinh cấp ba có còn phải hát quốc ca sáng thứ Hai hằng tuần nữa không nhỉ?

    ReplyDelete
  8. Vẫn hát chú ạ. Các bạn gái bị/được yêu cầu mặc áo dài mỗi thứ hai.

    VVD

    ReplyDelete
  9. hóa ra cũng có một

    "Con tàu lướt êm trên vùng biển lặng. Gió lạnh nhạt nhưng giá buốt. Người thiếu nữ ngồi trên giường chải tóc, hát nho nhỏ một bài hát thật hay được nghe lần đầu. Về đây khi gió mùa thơm ngát, ôi lũ chim giang hồ... Đáng lẽ không nên trở về. Quê hương tôi không phải ở đây."

    "...vòm cây xanh mát dài đến cuối tầm mắt. Hải chun miệng thổi sáo vang lừng. Những bông hoa ngày mai, đón tương lai vào tay. Những xuân đời mỉm cười ca hát lên [...] Liêm vừa ăn vừa ngắm Hải cũng vui lây vẻ hy vọng cương quyết. Liêm nghĩ: mình đã dại bỏ về Bắc, chỉ cần một lòng tin và hoạt động với những người thân sẽ có đủ mọi thứ."

    ReplyDelete
  10. Anh cho em hỏi những tập thơ nào của Văn Cao bây giờ có thể tìm được ạ?

    ReplyDelete
  11. tập nào mà chẳng tìm được

    ReplyDelete
  12. ôi, anh hồi nhỏ dễ thương ghê

    ReplyDelete
    Replies
    1. giờ vẫn dễ thương mà :p

      Delete