Aug 2, 2017

Lê Doãn Vỹ

Tìm kiếm một số thứ, rồi đến lúc người ta sẽ phát hiện một số điều có nguy cơ làm sụp đổ rất nhiều "bức tranh quá khứ chân thực" tồn tại từ rất lâu. Ở Việt Nam, đặc biệt Bắc Kỳ, cuối thập niên 30, đầu thập niên 40 của thế kỷ 20, mọi thứ thật ra đã tồn tại như thế nào? Những chuyện gì đã xảy ra, và bao trùm, hoặc ở phía bên dưới các sự kiện, một tinh thần chung - và có thể nói đến "một tinh thần chung" hay không? - có hình dạng và các đặc điểm như thế nào?

Dẫu có thế nào, tôi cũng nhận ra, mất hút nhanh nhất vào lãng quên là những gì mà một nền nghiên cứu không mấy coi trọng khi hướng cái nhìn về quá khứ. Càng ngày, tầm quan trọng của những tờ báo càng chiếm lĩnh mối bận tâm của các nhà nghiên cứu hiện nay. Tôi nghĩ, vào thời điểm này, nhà nghiên cứu văn học ngớ ngẩn nhất (trong địa hạt nghiên cứu mà cũng có các nhân vật ngớ ngẩn à? ôi, tôi có thể khẳng định là: có chứ, có rất nhiều) cũng không thể giữ một hình dung sơ giản rằng lịch sử văn chương Việt Nam là vài cuốn sách vì một lý do này hay một lý do khác (trong đó một tỉ lệ lớn nhờ vào chuyện phe phái, tiểu sử, vì một điều tình cờ nào đó - tức là, gần như không có chút liên quan nào đến giá trị tự thân) mà có thanh thế rất lớn; về một giai đoạn, đã càng ngày càng rõ là không có chuyện một Thi nhân Việt Nam là đầy đủ, không những thế Thi nhân Việt Nam còn thuộc vào hạng tài liệu kém cỏi nhất.

Từ chỗ được kéo một phần ra khỏi lãng quên, những tờ báo (phần lớn đã rách nát, gần như không thể tìm đủ bộ bất kỳ cái gì) còn xa mới thực sự được nhìn nhận. Trước một tờ báo, được lôi ra từ đâu đó, sau khi lòng hiếu kỳ ban đầu đã nguội đi, về cơ bản người ta không biết làm gì nữa. Đúng, phải làm gì? Chẳng ai biết hết.

Báo, và sách, nhưng như vậy còn chưa đủ. Mất hút vào lãng quên với một sức mạnh và tốc độ khủng khiếp nhất phải là những gì, có thể nói vậy, thuần túy có tính chất thời vụ. Một tờ quảng cáo, một mẩu giấy mời, etc. Vả lại, có một điều rất nghịch lý: khi thu thập được rất nhiều thứ, thì người ta thường lại thấy sự khó hiểu trở nên lớn hơn. Sự khó ở trước sự thiếu rất dễ, dẫu cho đây lại là một nghịch lý nữa, làm người ta sớm chuyển sang sự khó ở trước sự nhiều. Điều này giải thích tại sao các nhà sưu tầm gần như không có khả năng suy nghĩ sáng sủa. Họ bị cái vật chất đè nát trong khối lượng khủng khiếp của nó.

Phải lách qua tất tật những cái đó. Thập niên 30 và 40 ở Đông Dương đã diễn ra một điều gì đó, mà dường như Joseph Conrad đã gọi tên rất chính xác, trong một cuốn tiểu thuyết nào đó lấy bối cảnh Đông Nam Á: địa điểm đã thực sự trở thành sân khấu gặp gỡ giữa sự mọi rợ và một cái gì đó khác hay được gọi tên là "văn minh". Nỗi khó ở trở nên lớn khủng khiếp. Dường như chính nỗi khó ở này đóng góp vai trò rất lớn tạo ra xung động để các nhân vật thời ấy, đặc biệt những người chưa đến tuổi ba mươi, bùng nổ. Cũng cần có một quan niệm rộng hơn hẳn về thế nào là phản kháng. Cảm giác của tôi là thập niên 30, 40 ở Đông Dương, nhiều chuyện đã lặp lại những gì từng xảy ra một trăm năm trước đó tại châu Âu, tức là thế hệ của Balzac bên Pháp hay của Dickens bên Anh; cũng giống những người Indochinois, các nhân vật trẻ tuổi châu Âu một thời sống cùng các tờ báo. Cũng là một nỗi khó ở đặc biệt lớn, khi hai thứ va đập vào nhau. Mọi rợ và văn minh dường như chỉ là một tên gọi cho những thứ ngược chiều nhau cứ một thời gian lại đập vào nhau, tạo ra bùng nổ, đứt gãy và phản kháng.

Các nghiên cứu, dẫu hướng về quá khứ mạnh đến đâu, cũng rất hay bỏ qua một số thứ. Chẳng hạn: sách báo cho trẻ con (một ví dụ, xem ở kia). Thời Hà Nội 1947-1954, chính các nhân vật như Lê Văn Đệ hay Thy Ngọc, chủ các tờ báo cho trẻ con, cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Một cơ sở xuất bản sẽ chỉ thực sự đầy đủ khi mở ra được phần riêng cho trẻ con. Không một ông chủ xuất bản đích thực nào bỏ qua được "mảng" này. Đột xuất, Phong hóa là báo, rồi nhanh chóng là sách, An Nam xuất bản cục và nhà xuất bản Đời nay. Nhưng báo, sách của Tự Lực văn đoàn cần phải cộng thêm "Sách Hồng". Tân Dân ban đầu là cửa hàng bán sách, rồi ra báo, và cũng có "Truyền Bá". Đây nên được xem là "mô hình chuẩn" của xuất bản tại Việt Nam "tiền chiến".

Mai Lĩnh là nhà xuất bản không lừng danh bằng, nhưng cũng nhanh chóng nhảy vào "thị trường cho trẻ con". Yếu nhân ở đây là Lê Doãn Vỹ. Sản phẩm quan trọng của Mai Lĩnh là bộ "Le Livre du Petit" (Sách cho bạn nhỏ), chuyên kể chuyện cổ tích, truyền kỳ, bằng tiếng Pháp.

Đây là "số 1" (ở thời điểm bộ "Le Livre du Petit" ra đời, người ta đã không còn xa lạ với kiểu ấn phẩm nửa sách nửa báo, mà trước đó Phổ thông bán nguyệt san của Tân Dân là một tấm gương lớn):


(Le "maquy" et l'étudiant)

Bìa một số ấn phẩm khác của bộ này:









Ảnh ngay trên đây là số 30, số xa nhất mà tôi có, Le Géant.

Một truyện đăng trên đây có thể như thế nào? dưới đây là mấy trang đầu số 3, truyện "Con cóc là cậu ông trời":




Trên nhiều số, trang hai (ngay sau bìa) đăng "texte" dưới đây, có thể coi là "tôn chỉ, mục đích" của "Le Livre du Petit":


Kỳ đăng truyện "Rắn báo oán", tức là truyện về Nguyễn Trãi, những người thực hiện tranh thủ giáo dục công dân về lịch sử luôn:


Niên đại của "Le Livre du Petit" như thế nào? Rất may là tôi tìm được quảng cáo trên số 1, nó nói đến số 2 ra ngày 15 tháng Hai năm 1940, như vậy chắc chắn bộ báo/sách bắt đầu ra từ đầu năm 1940, gần như chắc chắn ngày 1 tháng Hai (vì đây là một "bán nguyệt san" như sẽ thấy về sau), nhưng cũng có thể là trong tháng Giêng:


Mỗi "số" có chừng 30 trang. Số 30 là số xa nhất mà tôi có, thông báo số 31 sẽ ra ngày 1 tháng Tám năm 1941; từ sau số 30 trở đi thì tôi không rõ nữa. Rất may là số này đăng đầy đủ danh sách 30 số đã ra. Dựa vào đây có thể lập danh mục đầy đủ, nhưng phải xem cẩn thận từng số, vì danh mục này chỉ ghi tên chung, gần như số nào ngoài truyện mang tên chính còn có thêm một hoặc vài truyện khác (tôi vẫn còn thiếu vài số trong danh mục này):


Vài thông báo của "Le Livre du Petit":


Thông tin dưới đây liên quan đến Lê Doãn Vỹ. Như vậy là ta có một thông tin chính xác về thời điểm Lê Doãn Vỹ chuyển về Bắc Ninh (dường như trước đó ở Phú Thọ) - Lê Doãn Vỹ thuộc vào số các nhân vật rất ít biết đến (dường như Lê Doãn Vỹ qua đời không lâu ngay sau 1946; bà vợ Lan Tú Lê Doãn Vỹ sau này còn sống ở Hà Nội một thời gian dài):






Nguyễn Đình Thi           Nguyễn Thế Anh           Tản Đà           Trương Vĩnh Ký           Phan Ngọc           Hoàng Đạo Thúy      Hoàng Đạo           Trương Chính           Tạ Tỵ           Nguyễn Khải           Trần Thanh Mại           Lê Thành Khôi           Tạ Chí Đại Trường           Trần Huyền Trân           Phan Văn Hùm           Trọng Lang           Lệ Thần Trần Trọng Kim           Nguyễn Vỹ           Vũ Ngọc Phan           Tchya           Đào Trinh Nhất           Nguyễn Du           Nghiêm Xuân Hồng           Thạch Lam           Hoàng Ngọc Phách           Nguyễn Bính           Trần Lê Văn           Thế Lữ           Hoàng Xuân Hãn           Nguyễn Tuân           Ngô Thúc Địch           Huy Cận           Trương Tửu           Nam Cao           Hoàng Cầm           Phạm Xuân Ẩn           Phạm Quỳnh           Dương Tường           Nguyễn Mạnh Côn           Ngô Đình Nhu           Phạm Duy           Phạm Duy Khiêm           Vũ Trọng Phụng           Lê Văn Trương           Hồ Hữu Tường           Phạm Cao Củng           Chế Lan Viên           Bình Nguyên Lộc           Vương Hồng Sển           Nguyễn Khánh Long           Vũ Đình Long           Tô Hoài           Ngọc Giao           Hữu Loan           Phan Khôi           Nguyễn Công Trứ

13 comments:

  1. Càng theo dõi, càng thấy cái hệ thống GD CS nó tao cho con người những định kiến kinh khủng. Nếu không nhờ đọc blog này trong nhiều năm, chẳng hiểu bao giờ mình mới thoát ra được những lối mòn mà cả cái hệ thống này nó bơm vào đầu con người ta từ khi bắt đầu bi bô A Tờ.

    ReplyDelete
  2. thế á?

    tôi lại nghĩ, trước hết, không một hệ thống nào thực sự hoạt động nếu không có sự đồng lòng nhất trí của một đám đông khổng lồ

    sau đó, tôi cũng nghĩ các hệ thống "lấy học sinh làm trung tâm" rồi thì "trường phái Phần Lan", rồi "Khai phóng-Fulbright", chưa kể hệ thống trường quốc tế, sẽ tạo ra những thứ ngu y hệt, nếu không muốn nói là còn ngu hơn nhiều

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nhưng các trường phái đó chắc ko đến nỗi độc tài cả về mặt tư tưởng nhà GD CS đâu :( Cứ đi copy y hệt của người ta về làm của mình sao mà phù hợp. GD Phần Lan nó tốt là còn ở văn hóa và môi trường đó nữa

      Delete
    2. Cây quýt trồng ở cứ Đông thì ngọt, tới xứ Đoài lại chua :-)

      Trường quốc tế cũng vậy, ở trong Nam chán hẳn, nhất là bọn Úc nhợn

      Delete
  3. hay nguyên nhân lại khác: sở dĩ Đức, Nhật, Phần Lan "nó tốt" là vì quá khứ phát xít và sự điêu tàn của mấy nước í hồi 1945?

    ReplyDelete
  4. Cuốn "Giữa lòng tăm tối" của Conrad mới được xuất bản. Bác có cho rằng sân khấu của nơi gặp gỡ mọi rợ và văn minh không chỉ xảy ra ở Đông Nam Á mà còn ở Châu Phi không?

    Tôi không hiểu được tại sao ba nước trước kia là xứ Đông Dương cũ thuộc Pháp bây giờ lại rơi vào nhóm 4 nước kém phát triển nhất Đông Nam Á. Xin bác cho ý kiến.

    ReplyDelete
  5. tôi không phải nhân vật được quốc hội chất vấn, cũng không phải phát ngôn viên bộ ngoại giao

    tôi chẳng có ý kiến gì hết cả

    ReplyDelete
  6. Lê Doãn Vỹ sinh năm nào ạ?

    ReplyDelete
  7. Hôm qua tôi vừa mua được bộ này được đóng thành tập ở Pháp, đang chờ gửi qua.
    Tất cả gồm 41 truyện. Lúc ban đầu nhà xuất bản bán theo năm, mỗi năm có 24 tập (bán nguyệt san) nhưng rồi lại có lần không ra được nên phải xin lỗi độc giả. Thời điểm đó đang là Đệ Nhị Thế Chiến, giấy từ Pháp không đưa qua được vì các hải cảng bị phong tỏa nên họ sử dụng giấy gỗ tạp (papier bois), lâu ngày trở nên dòn và dễ vỡ vụn. Khi nào nhận được tôi hy vọng sẽ có thêm thông tin. DTK

    ReplyDelete
  8. 41, vậy thì vượt 30 khá nhiều

    "gửi qua" tức là gửi đến đâu thế?

    ReplyDelete
  9. Mua được ở Pháp và họ sẽ gửi qua Bruxelles cho tôi. Có thể tôi sẽ đăng trên FB DTK

    ReplyDelete
  10. à, anh là người chuyên đóng sách phải không? hình như anh có bộ "Indochine illustrée" cuối 3x-45 khá đủ

    ReplyDelete
  11. Chính xác hơn là tuần báo Illustration từ 1843 đến 1944 và sau đó là France Illustration từ 1945. Có bài viết trong Xưa & Nay.
    DTK

    ReplyDelete