Oct 21, 2018
[lsbcvn] Bùi Cẩm Chương
Tôi sẽ thú nhận ngay, tôi không biết gì về Bùi Cẩm Chương, "directeur" của tờ L'Ami de la jeunesse studieuse trong ảnh (đây là một tờ ra ba số mỗi tháng; tôi đã tìm được vài chỗ có người nhắc chuyện hồi trẻ, hoặc cũng có thể hồi nhỏ, họ từng là độc giả tờ báo của Bùi Cẩm Chương, và gọi nó là tờ Hiếu học; rất có khả năng tờ "Hiếu học" được nhắc đến chính là tờ L'Ami de la jeunesse studieuse này, chứ không phải Bùi Cẩm Chương còn ra một tờ báo tên là Hiếu học). Tôi cũng rất hy vọng sẽ tìm được thông tin về cuộc đời Bùi Cẩm Chương.
Tức là, bình thường, ta hay đi từ thông tin cuộc đời của ai đó rồi đi đến tờ báo mà người ấy là yếu nhân. Nhưng cũng có lúc ngược lại: từ một tờ báo (một phần của nó) mà thử hình dung cuộc đời của một ai đó. Xét cho cùng, tại sao lại không? Và cũng khó nói cách nào (hướng nào) dễ gây nhầm lẫn hơn, tạo nhiều lừa mị hơn.
Dưới đây là nội dung cơ bản của một số L'Ami de la jeunesse studieuse, lấy từ số 39, tháng Hai năm 1933:
Có một "pensionnat" AJS; quảng cáo trông như "Vi tính" nhưng chắc hẳn là "Vì tình".
"Premier degré": tờ tạp chí của Bùi Cẩm Chương được hình dung và tổ chức như nhiều "lớp học" cùng một lúc, theo các trình độ khác nhau:
Đây là "lớp" ("cấp") thứ hai:
Và "thứ ba":
Trên đây ta thấy tên "Phạm Xuân Độ", lúc này đang ở Nam Định: một giai đoạn, trí thức Việt Nam tập trung rất nhiều ở Nam Định (chẳng hạn Triều Đẩu Nguyễn Văn Phùng, tuy rằng Triều Đẩu không phải người Nam Định: cũng chính ở Nam Định nên Triều Đẩu sẽ quen biết Nguyễn Công Hoan và nhất là Đào Đăng Vỹ). Phạm Xuân Độ thuộc vào số những cộng tác viên quen thuộc của tờ Ami de la jeunesse studieuse, ở dưới ta sẽ còn thấy thêm một số nhân vật khác.
Kiểu dạy tiếng Pháp theo lối cho một "texte" rồi sau đó giải thích, ta sẽ thấy hết sức phổ biến ở Việt Nam, có vô số sách trình bày như vậy, cho mãi tới ít nhất thập niên 50.
Một bài thơ trong mục "Coin poétique" tức là "Góc thơ":
Dạy học "qua thư":
Một cộng tác viên nữa, Đoàn Nồng; ở đây Đoàn Nồng đang đăng dài kỳ "texte" đối chiếu Nguyễn Du và Lamartine:
Ta xem cụ thể hơn các cộng tác viên của Ami de la jeunesse studieuse; ngay dưới đây là Đặng Phúc Thông:
Rồi Nguyễn Tiến Lãng; sẽ đáng kinh ngạc nếu Nguyễn Tiến Lãng không xuất hiện trên một tờ tạp chí có tính chất như thế này, ở giai đoạn này:
Một ấn phẩm của Ami de la jeunesse studieuse; xem danh sách những người cộng tác với Le Français số 1 sẽ thấy rõ hơn các nhân vật:
Lời phi lộ của ấn phẩm ấy:
(xong phần hình ảnh, phần lời phụ họa sẽ thêm sau; đã tiếp tục và kết thúc bài "Bùi Giáng trên gdpt", đồng thời tiếp tục bài "Câu chuyện của sưu tầm" - Walter Benjamin)
Đỗ Đình Thạch Lưu Quang Vũ Lê Văn Thiện Trần Vàng Sao Phan Phong Linh Triều Đẩu Nguyễn Văn Vĩnh Đặng Thai Mai Đỗ Long Vân Văn Cao Hoàng Ngọc Hiến Viên Linh Trịnh Hữu Ngọc Thành Thế Vỹ Thái Phỉ Lê Doãn Vỹ Lê Trí Viễn Nguyễn Đình Thi Nguyễn Thế Anh Tản Đà Trương Vĩnh Ký Phan Ngọc Nguyễn Hữu Trí Hoàng Đạo Thúy Nguyễn Thạch Kiên Hoàng Đạo Trương Chính Tạ Tỵ Nguyễn Khải Hồ Văn Mịch Trần Thanh Mại Lê Thành Khôi Tạ Chí Đại Trường Trần Huyền Trân Phan Văn Hùm Trọng Lang Lệ Thần Trần Trọng Kim Nguyễn Vỹ Vũ Ngọc Phan Lương Thúc Kỳ Tchya Đào Trinh Nhất Nguyễn Du Nghiêm Xuân Hồng Thạch Lam Hoàng Ngọc Phách Nguyễn Bính Thiếu Mai Trần Lê Văn Thế Lữ Hoàng Xuân Hãn Nguyễn Tuân Ngô Thúc Địch Huy Cận Trương Tửu Nam Cao Mai Thảo Hoàng Cầm Phạm Xuân Ẩn Phạm Quỳnh Dương Tường Bửu Kế Nguyễn Mạnh Côn Hoài Thanh Nguyễn Mạnh Tường Quang Dũng Hoàng Anh Tuấn Ngô Đình Nhu Phạm Duy Phạm Duy Khiêm Vũ Trọng Phụng Thanh Lãng Lê Văn Trương Hồ Hữu Tường Phạm Cao Củng Nguyễn Bắc Sơn Chế Lan Viên Bình Nguyên Lộc Trần Văn Toàn Vương Hồng Sển Nguyễn Khánh Long Vũ Đình Long Kiều Thanh Quế Thụy An Tô Hoài Ngọc Giao Hữu Loan Phan Khôi Nguyễn Công Trứ
tiếp tục
ReplyDelete