Không còn điếu thuốc (Marlboro) nào đốt lên cho đỡ sợ
Lưu Quang Vũ, đặc biệt trong tương quan giữa Lưu Quang Vũ nhà thơ và Lưu Quang Vũ nhà viết kịch, là cả một câu chuyện, câu chuyện ấy nói lên rõ (đến chói lòa) phê bình văn học ở Việt Nam là như thế nào.
Phê bình văn học Việt Nam nghĩa là không nhìn nhận được giá trị. Với các "từ khóa": lương tri, pathos, biện minh (xem thêm ởkia).
Tất tật coi kịch của Lưu Quang Vũ là phần đóng góp vô song, là một nhà thơ Lưu Quang Vũ nối dài, là sự nói lên lương tâm của một thời đại, etc.
Nhưng điều đó rất không đúng. Kịch của Lưu Quang Vũ, tất tật, là những thứ ngớ ngẩn. Đó là Lưu Quang Vũ của sự nói những gì người khác muốn nghe, là Lưu Quang Vũ quay sang ve vuốt người khác (mọi người), để làm lợi cho bản thân mình. Những vở kịch của Lưu Quang Vũ, tất tật, là sự mơn trớn lương tri con người. Đó là mị dân.
Và Lưu Quang Vũ ấy là Lưu Quang Vũ đã chối bỏ mọi sự. Chối bỏ định mệnh của Cassandre nói những điều không ai muốn nghe, của trước đó, của những bài thơ điêu đứng, để quay sang chính xác ngược lại, chỉ nói những gì ai cũng muốn nghe. Muốn nghe để cảm thấy mình được yên ổn trong lòng. Để tưởng rằng mình là người công chính. Và nước mắt, và nước mũi (người ta luôn luôn nhấn mạnh vào yếu tố bi thảm, các đại kiện tướng của mấy thứ đó: Vương Trí Nhàn, Ngô Thảo, và rất nhiều nữa). Kịch của Lưu Quang Vũ là biểu hiện cho sức chiêu hồi xã hội giai đoạn đó đã đủ sức bourgeois trở lại. Xã hội bourgeois thì chiêu hồi, nó sẽ có các chiến lược để chiêu hồi những người dạt ra bên lề, nó làm như là nó mở rộng vòng tay bao dung (đây chính xác là ý nghĩa của liberalism). Chuyện xảy ra sau khi Lưu Quang Vũ chết đã nói lên rất rõ điều đó: xã hội ấy thở phào vì đã chiêu hồi xong một giọng nói đơn lẻ nhưng mạnh mẽ, vì giờ đây đã có thể thoải mái choàng vòng hoa và xông hương cho một tác giả của các vở kịch làm ai cũng vừa lòng. Kịch không mở rộng vòng sáng tạo của Lưu Quang Vũ, mà kịch là sự tự triệt tiêu đi nhà thơ Lưu Quang Vũ. Đó là một Lưu Quang Vũ ăn phải bả (vì không chịu nổi nữa, vì bị chiêu hồi); đó là ký hợp đồng với quỷ.
Lưu Quang Vũ viết câu thơ "Phản bội những điều trong cuốn sách thiêng liêng" chính là để cho bản thân Lưu Quang Vũ.
Trong những câu chuyện thuộc dạng này, có vai trò của những nơi như Phòng Nghiên cứu Văn học đương đại Việt Nam của Viện Văn học. Đây là cái chỗ động vào đối tượng nào là tức khắc ta thấy sáng lòa nhiều điều. Một ví dụ lớn: Nguyễn Xuân Khánh. Khi chỗ đó ca ngợi Nguyễn Xuân Khánh, ta thấy ngay được giá trị văn chương Nguyễn Xuân Khánh, một cách chính xác tuyệt đối. Ấy là chẳng có giá trị nào.
Đây cũng là thông báo cho sự bắt đầu của một chuỗi mới, kịch
PS. đã viết tiếp "Một lời từ biệt"
Lê Văn Thiện Trần Vàng Sao Phan Phong Linh Triều Đẩu Nguyễn Văn Vĩnh Đặng Thai Mai Đỗ Long Vân Văn Cao Hoàng Ngọc Hiến Viên Linh Trịnh Hữu Ngọc Thành Thế Vỹ Thái Phỉ Lê Doãn Vỹ Lê Trí Viễn Nguyễn Đình Thi Nguyễn Thế Anh Tản Đà Trương Vĩnh Ký Phan Ngọc Nguyễn Hữu Trí Hoàng Đạo Thúy Nguyễn Thạch Kiên Hoàng Đạo Trương Chính Tạ Tỵ Nguyễn Khải Hồ Văn Mịch Trần Thanh Mại Lê Thành Khôi Tạ Chí Đại Trường Trần Huyền Trân Phan Văn Hùm Trọng Lang Lệ Thần Trần Trọng Kim Nguyễn Vỹ Vũ Ngọc Phan Lương Thúc Kỳ Tchya Đào Trinh Nhất Nguyễn Du Nghiêm Xuân Hồng Thạch Lam Hoàng Ngọc Phách Nguyễn Bính Thiếu Mai Trần Lê Văn Thế Lữ Hoàng Xuân Hãn Nguyễn Tuân Ngô Thúc Địch Huy Cận Trương Tửu Nam Cao Mai Thảo Hoàng Cầm Phạm Xuân Ẩn Phạm Quỳnh Dương Tường Bửu Kế Nguyễn Mạnh Côn Hoài Thanh Nguyễn Mạnh Tường Quang Dũng Hoàng Anh Tuấn Ngô Đình Nhu Phạm Duy Phạm Duy Khiêm Vũ Trọng Phụng Thanh Lãng Lê Văn Trương Hồ Hữu Tường Phạm Cao Củng Nguyễn Bắc Sơn Chế Lan Viên Bình Nguyên Lộc Trần Văn Toàn Vương Hồng Sển Nguyễn Khánh Long Vũ Đình Long Kiều Thanh Quế Thụy An Tô Hoài Ngọc Giao Hữu Loan Phan Khôi Nguyễn Công Trứ
Mấy cuốn di cảo gần đây bác xem qua chưa ạ
ReplyDeletesuy lại thì trước đó cũng là pathos, vào một cái lúc mà ngay cả cái ấy cũng đã là nối dài từ một triền dốc trước, và khi hết rồi thì ko có cái intelligence thì kịch làm sao nên.
ReplyDeleteLQV rất có thể chính là người duy nhất kháng cự được pathos suốt một thời - bằng cách đi thẳng luôn vào đó
ReplyDeletecho đến lúc từ chối luôn cả sự kháng cự: mô hình rất chung cho sự sinh thành của kitsch; vả lại trong cái sự người ta đi xem kịch LqV rất đông có thúc đẩy của ham muốn thấy một giọng nói toàn phát ra điều bi ai bỗng trở nên thứ gây khoái cảm; chẳng có gì hấp dẫn bằng sự thấp xuống
Không được mời à?
ReplyDeleteBắt trend tốt nhỉ
DeleteCòn Marlboro, anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
ReplyDeletecần quay lại Nguyễn Xuân Khánh
ReplyDeletecũng chẳng khác tương quan giữa Nhị Linh nhà nghiên cứu-phê bình và Nhị Linh dịch giả , cái đầu thật sự vĩ đại , cái sau thì chẳng có gì đáng nói . giá mà Nhị Linh chịu xuất bản sách nghiên cứu-phê bình đã tốt , thế mà cứ làm mỗi dịch sách thôi , sang Hộp cũng chẳng khấm khá hơn . ôi chán cái sự đời
ReplyDeletemột phát ngôn thể hiện rất rõ sự không đọc
Deletemột con lươn
Delete