Sep 19, 2018

Đỗ Đình Thạch

Đỗ Đình Thạch (tức Pierre Đỗ Đình) dịch đoạn đầu La Porte étroite của André Gide (bản dịch Tiếng đoạn-trường - kèm "phụ đề" Tâm-lý Tiểu-thuyết - của Đỗ Đình Thạch, in năm 1936 tại Trung Bắc Tân văn có niên đại rất sớm trong câu chuyện dịch Gide tại Việt Nam; một lịch sử dài như vậy không ngăn cản rất nhiều nouveau riche Việt Nam hiện nay - rất tích cực biểu lộ lòng hâm mộ Gide - gọi Gide là gờ ít ghít sắc Ghít) như sau:

"Người ta hẳn đã viết thành một quyển sách rất lớn rất dài; nhưng chuyện kể ra đây, nhớ đâu tôi xin kể ra cho thật dản-dị: câu chuyện dù có đứt khúc chỗ nào chẳng dám thêu dệt làm chi. Nói ra để khuây khỏa nỗi lòng, mất công thêm thắt còn vui nỗi gì?"

Còn đây là đoạn cuối:

"Bỗng nàng nói:

- Thôi! ta phải tỉnh dậy đi... - Tôi thấy nàng đứng dậy, đi được một bước, rồi hình như choáng váng ngã ngồi xuống cái ghế ở bên; nàng lấy tay xoa mặt; hình như thể gạt đôi hàng lệ...

Người vú đem cây đèn vào."


Ấn bản 1936 của Tiếng đoạn-trường ngoài bìa quảng cáo "Có bài tựa của ông Phạm Quỳnh".

Phạm Quỳnh rất đắt sô viết tựa. Vô số sách xuất bản tại Việt Nam suốt một quãng thời gian dài có lời tựa của Phạm Quỳnh. Phần lớn trong số ấy khiến người ta cười mỉm; số ít hơn, khiến người ta phá lên cười. Bởi vì Phạm Quỳnh viết lời tựa rất buồn cười. Luôn luôn hùng hồn nói về những gì Phạm Quỳnh chẳng biết gì, hoặc biết rất ít.

Tương ứng với Phạm Quỳnh thời hiện nay là nhân vật nào? Là Nguyên Ngọc. Một lời tựa gần đây mà ông Nguyên Ngọc viết, cho một cuốn sách Nhật Bản dịch ra tiếng Việt, ngớ ngẩn đúng ngang cỡ những lời tựa của Phạm Quỳnh khi xưa. Những suy nghĩ ngây ngô thoát thai từ dăm cliché về "học tập Nhật Bản", về sự tiến bộ của người Nhật hoàn toàn ăn khớp với tinh thần Phạm Quỳnh năm nào. Mấy cái thùng rỗng kêu to. Năm xưa, Phạm Quỳnh là một nouveau riche, còn ngày nay, nhân vật nouveau riche trung tâm không phải ai khác ngoài Nguyên Ngọc. Gần đây tôi bỗng tình cờ (tình cờ là bởi vì tôi chẳng bao giờ quan tâm) biết cái giải thưởng tên là Phan Chu Trinh trao cho Phạm Quỳnh. Tại sao Nguyên Ngọc nhất định trao giải thưởng cho Phạm Quỳnh? Đấy là vì, thứ nhất, Nguyên Ngọc và Phạm Quỳnh là một, cùng là sự học giả dối; và thứ hai, điều này ông Nguyên Ngọc có muốn chối không? đấy là vì Nguyên Ngọc cũng mơ đến cái danh hiệu "nhà văn hóa" mà dường như người ta đồng lòng trao cho Phạm Quỳnh. Đi bằng một con đường khác, nhưng mục đích chắc hẳn không khác, Vương Trí Nhàn cũng tìm đến với Phạm Quỳnh.

Nhưng Phạm Quỳnh là một sự học giả dối. Phan Khôi đã hoàn toàn đúng. Vả lại, các vị trao giải thưởng Phan Chu Trinh đánh giá học thức của Phạm Quỳnh dựa trên cái gì? Riêng điều này, tôi sẽ trở lại rất sớm và rất rõ ràng: những người như Nguyên Ngọc không có li hào nào (đây là cụm từ tôi lấy của Nguyễn Văn Vĩnh) tư cách để nhìn nhận học vấn của Phạm Quỳnh. Nhưng Nguyên Ngọc đã bao giờ đọc các tác giả mà Phạm Quỳnh đọc đâu? để mà biết Phạm Quỳnh đến được mức nào trong sự hiểu những tác giả ấy; đó mới chỉ là một phương diện. Irony của lịch sử đã xảy ra ở màn trao giải thưởng mang tên Phan Chu Trinh cho một nhân vật như Phạm Quỳnh. Cái tên Phan Chu Trinh đặt cạnh cái tên Phạm Quỳnh? Chỉ những kẻ không có tí chút sense nào về lịch sử thì mới có thể để cho sự irony như vậy xảy ra được. Tôi lần ngược lại lịch sử cái giải thưởng đang nhắc đến, hóa ra nó lại còn từng trao cho Nguyễn Văn Vĩnh. Nhưng giải thưởng mang tên Phan Chu Trinh mà trao cho một người như Nguyễn Văn Vĩnh cũng là một irony nốt, tuy rằng theo hướng khác. Nguyên Ngọc and Co. là một đống nouveau riche không hơn: không đọc, không biết đọc và giả vờ đọc. Phải như vậy thì mới được lòng cái xã hội đậm đặc màu sắc nouveau riche ngày nay.


Quay trở lại với Đỗ Đình Thạch: sau bài tựa (cú dỉn) của Phạm Quỳnh, Tiếng đoạn-trường đặt "Lời tự ngôn" với đoạn đầu mà tôi thấy rất hấp dẫn như sau:

"Phàm ai đã biết văn-chương nước Pháp đều đã biết tên Marcel PROUST, Paul VALÉRY và André GIDE.

Marcel PROUST tiên-sinh có viết ra bộ A la recherche du temps perdu là một bộ tiểu-thuyết về tâm-lý rất dài, xét những cái uyên-áo huyền-diệu ở trong cõi lòng một cách rất tinh-vi, như lấy kính hiển-vi mà soi vào tâm-lưu rồi mà đem chiếu lên một tấm "phông" chớp bóng vậy. Tính-cách của tiên-sinh là tính-cách một nhà khoa-học trong văn-chương. Nay tiên-sinh đã là người thiên-cổ, mà áng văn của tiên-sinh để lại quả là để muôn đời soi chung.

Paul VALÉRY tiên-sinh là một nhà thi-sĩ. Nhưng thơ của tiên-sinh không khóc sớm thương chiều những chuyện đâu đâu ở chỗ tình-cảm. Thơ của tiên sinh có cái tính-cách trừu-tượng của một nhà tư-tưởng, chủ-ý là tả cái tấm kịch của cái trí lương-tri đi dò hỏi tìm tòi chân-lý. Nay tiên-sinh đã là một chân trong viện Hàn-lâm, cái phong-thanh từ chốn tao-đàn cho tới các viện của chính-phủ, dầu cho đến người tầm thường không đọc sách mà cũng biết tên."


Nhưng Đỗ Đình Thạch, tức Pierre Đỗ Đình thì như thế nào?

Dưới đây là một kỳ trong tác phẩm dài của Đỗ Đình Thạch, đăng trên một số của tờ France-Asie năm 1951 (tờ France-Asie cũng sẽ sớm xuất hiện trong loạt bài đã bắt đầu ởkia):







Trên đây là mấy trang đầu; ai có các số France-Asie được nhắc đến trong chú thích ở trang đầu của bài không? Tôi cũng muốn ngó xem một cái.

Đấy là nói đùa thôi, tôi cũng không thực sự muốn xem lắm. Còn một bài báo nữa tôi mới tìm ra, hấp dẫn hơn nhiều, của một người khác viết về Đỗ Đình Thạch. Tôi lỡ nhét vào đâu lục mãi chưa thấy, sẽ sớm bổ sung.



Trên một số Indochine (về tờ Indochine, xem ởkia) năm 1943 có bài báo dưới đây về Đỗ Đình Thạch:





Trong bài nhắc đến chuyện trên một số Indochine trước đó đã đăng những bài thơ "kiểu Claudel" của Đỗ Đình Thạch; vì không có số ấy nên tôi cũng chưa hình dung được những bài thơ "kiểu Claudel" của Đỗ Đình Thạch có thể như thế nào, nhưng ít nhất cũng đã có thể thấy Đỗ Đình Thạch không chỉ liên quan tới André Gide mà còn liên quan (theo một cách khác) tới nhân vật lớn cùng thời với Gide, Paul Claudel.




nhân tiện, đã kết thúc bài "Tại sao Nguyễn Tuân"



(còn nữa)



Lưu Quang Vũ           Lê Văn Thiện           Trần Vàng Sao           Phan Phong Linh           Triều Đẩu           Nguyễn Văn Vĩnh           Đặng Thai Mai           Đỗ Long Vân           Văn Cao           Hoàng Ngọc Hiến           Viên Linh           Trịnh Hữu Ngọc           Thành Thế Vỹ           Thái Phỉ           Lê Doãn Vỹ           Lê Trí Viễn           Nguyễn Đình Thi           Nguyễn Thế Anh           Tản Đà           Trương Vĩnh Ký           Phan Ngọc           Nguyễn Hữu Trí           Hoàng Đạo Thúy           Nguyễn Thạch Kiên      Hoàng Đạo           Trương Chính           Tạ Tỵ           Nguyễn Khải           Hồ Văn Mịch           Trần Thanh Mại           Lê Thành Khôi           Tạ Chí Đại Trường           Trần Huyền Trân           Phan Văn Hùm           Trọng Lang           Lệ Thần Trần Trọng Kim           Nguyễn Vỹ           Vũ Ngọc Phan           Lương Thúc Kỳ           Tchya           Đào Trinh Nhất           Nguyễn Du           Nghiêm Xuân Hồng           Thạch Lam           Hoàng Ngọc Phách           Nguyễn Bính           Thiếu Mai           Trần Lê Văn           Thế Lữ           Hoàng Xuân Hãn           Nguyễn Tuân           Ngô Thúc Địch           Huy Cận           Trương Tửu           Nam Cao           Mai Thảo           Hoàng Cầm           Phạm Xuân Ẩn           Phạm Quỳnh           Dương Tường           Bửu Kế           Nguyễn Mạnh Côn           Hoài Thanh           Nguyễn Mạnh Tường           Quang Dũng           Hoàng Anh Tuấn           Ngô Đình Nhu           Phạm Duy           Phạm Duy Khiêm           Vũ Trọng Phụng           Thanh Lãng           Lê Văn Trương           Hồ Hữu Tường           Phạm Cao Củng           Nguyễn Bắc Sơn           Chế Lan Viên           Bình Nguyên Lộc           Trần Văn Toàn           Vương Hồng Sển           Nguyễn Khánh Long           Vũ Đình Long           Kiều Thanh Quế           Thụy An           Tô Hoài           Ngọc Giao           Hữu Loan           Phan Khôi           Nguyễn Công Trứ

2 comments:

  1. như có giải Nước dành cho những cái lá Khoai-nước. và một lối văn chương dản-dị đã bị làm-trong-sáng đến tận lề.

    ReplyDelete
  2. Lúc người ta mới trao giải cho Phạm Quỳnh, em cứ chờ bác NL nói về chuyện đó. Chờ hoài chẳng thấy. Hóa ra là do bác không thấy.

    ReplyDelete