Apr 27, 2010

Chú ý, kiệt tác

Tôi thấy chán ốm cả người khi đọc Tên tôi là Đỏ, nhưng Istanbul quả đúng là một kiệt tác khỏi cần bàn cãi, cuốn sách, như mọi kiệt tác văn chương, duyệt lại quá khứ bằng một cái nhìn hiện tại không giống với bất kỳ cái nhìn nào đã từng có. Với Orhan Pamuk, nước Thổ đã có thiên tài văn chương của họ. Cũng giống như nhiều thiên tài văn chương khác, nhất là ở các nước nhỏ, địa vị của Pamuk luôn chênh vênh trên một lằn ranh giữa ngưỡng mộ và khinh thị, ghen tị, nhất là khi tư tưởng chính trị của Pamuk là tư tưởng chống đối, nhất là chống mọi biểu hiện Hồi giáo cực đoan.

Với một người có đầu óc tự do, sống ở một nước Hồi giáo thật không dễ. Một nước Hồi giáo như Thổ Nhĩ Kỳ lại càng không làm cho mọi việc dễ dàng hơn. Chương "Chinh phục hay Suy tàn? Constantinople trở thành Thổ Nhĩ Kỳ" gợi lại quá khứ hỗn hợp Byzance và Ottoman, cùng một lời chỉ trích mạnh mẽ hướng vào nhà nước hồi các sự kiện bạo loạn những năm 1950: "Sau này, như người ta được biết, những kẻ tổ chức cuộc nổi loạn - cơn kinh hoàng kéo dài hai ngày, biến thành phố thành một địa ngục, hơn tất cả những cơn ác mộng Đông phương, khủng khiếp nhất, tồi tệ nhất mà người ta có thể tưởng tượng ra - đã được sự hỗ trợ của nhà nước, và nhà nước đã làm lễ chúc phúc cho chúng, trước khi chúng ra quân, trong cuộc cướp phá khủng khiếp này" (tr. 259).

Trong Istanbul (phụ đề là "Hồi ức và thành phố") có những chương miêu tả tuyệt vời, trong đó tôi thích hơn cả chương năm, "Đen và trắng", những câu văn dài có khi hàng trang chỉ hai màu đen trắng, đẹp một cách kỳ lạ các sắc độ biến thiên của hội họa và nhiếp ảnh, những khung hình ngôn từ, những snapshot chi tiết của cảm xúc, tâm hồn, nỗi hoài nhớ. Và hüzün, cái hüzün Thổ kỳ đặc sau khi được Pamuk phân tích cứ thế tỏa bóng bàng bạc trên những đám khói phà, trên mái nhà, Hagia Sophia, trên vịnh Bosphorus thường trực tàu thuyền cháy, trên câu chuyện tình đầu Người đàn bà nằm, trên cuộc đọc các tác gia Thổ mà thế giới bên ngoài chẳng mấy ai biết tên.

Một điều kéo Pamuk lại gần với Việt Nam: ông miêu tả những trí thức Thổ nhìn Istanbul bằng con mắt của người phương Tây, những người phương Tây du lịch vĩ đại của dòng giống Nerval, Gautier, Flaubert. Ông cũng phê phán, phớt qua, cái nhìn Đông phương của một con người như Edward Said. Istanbul là một cuốn sách về những cuốn sách, nó vừa có vẻ nhất định không bi kịch hóa những tấn thảm kịch của đất nước vừa không chịu màu sắc hóa cảnh tượng, nhưng lại không hề tạo cảm giác về sự tiết chế quá đà. Chính vì vậy nó là một kiệt tác về cách nhìn cũng như cách viết.

Câu kết của cuốn sách, đầy nhân hậu và rộng lượng, mở đường cho người ta thoát ra khỏi một cõi Istanbul mang hương vị Pamuk: "Tôi không muốn là một họa sĩ. Tôi sẽ trở thành một nhà văn."

(Orhan Pamuk, Istanbul. Hồi ức và thành phố, Nguyễn Quốc Trụ dịch, Nhã Nam & NXB Văn học; Nguyễn Quốc Trụ là tác giả một trong hai bản dịch tác phẩm của Curzio Malaparte từng có tại Việt Nam trước đây: Thượng Đế đã chết trong thành phố, tức La Peau; quyển thứ hai của Malaparte là Mặt trời mù, Bửu Ý dịch)

31 comments:

  1. Chúc mừng chúc mừng, quả này ngon quá Nhị Linh à >:D<
    Em chạy đi mua đây, đã ăn dở nửa đầu từ 2 năm trước, đợi đến giờ mới có duyên may được xực hết.

    ReplyDelete
  2. Nhờ bạn Nhị Linh nếu có thể cung cấp một số thông tin liên quan đến dịch giả Nguyễn Thọ Nhân (đã dịch một số sách về Trung Đông). Nếu bạn là người quen, xin phép được có Email của ông Nhân( nếu ông Nhân không phản đối)thì càng tốt.
    Cảm ơn bạn Nhị Linh đã giới thiệu cuốn sách hay. Tôi quan tâm và làm viêc nhiều về Hồi giáo và Trung Đông.

    ReplyDelete
  3. EM sắp vào Sài Gòn. Hy vọng sẽ tìm được cuốn này :-)

    ReplyDelete
  4. Đừng bỏ, trong này có Pamuk :)

    ReplyDelete
  5. Khiếp nhể, NL được đọc sách trước khi phát hành. Khen nức nở thế này thì cuối cùng phải nhào vào Pamuk mất thôi! :) Nguyễn Quốc Trụ đã dịch một số sách ở Sài Gòn trước 1975. (À, viết "là tác giả một trong hai bản dịch tác phẩm của Curzio Malaparte" nghe thế nào ấy: tác giả bản dịch?) [NSC]

    ReplyDelete
  6. Nguyễn Quốc Trụ này có phải Mr.Tinvan không các bác?

    ReplyDelete
  7. Chị So: xừ lủy lúy mem :) vâng là bác ấy

    NSC: cái gì đáng thì ta làm thôi

    Vhlinh: mình không biết Mr. NTN

    ReplyDelete
  8. Cuốn này có ở Đinh Lễ chưa bạn Nhị? Nếu có thì lát nữa mình đi mua luôn?

    ReplyDelete
  9. Hehe nhớ đừng nhìn giá bìa nhá, có rồi đấy.

    ReplyDelete
  10. Sách ra rồi đấy à Dũng? Sẽ tìm ngay. Gửi lời mừng ông dịch giả.

    ReplyDelete
  11. Sài Gòn thì chắc mấy hôm nữa mới có. Hay anh muốn nhanh thì để mai em gửi luôn đường bưu điện, chắc chắn cuối tuần có sách đọc, còn anh gửi tặng em quyển Oscar Wao và hai quyển McCarthy mới trừ "Vượt lằn ranh". Đe dọa mãi mà bác Goldmund không xiêu lòng nên phải quay sang gạ gẫm người khác :))

    ReplyDelete
  12. Đồng ý. Anh sẽ gửi. Có lấy cuốn B. Black em bị thiếu không?

    ReplyDelete
  13. voilà enfin :)) quyển Black em mua lại được rồi, chỉ cần 3 quyển kia thôi, lát meo lại cho em địa chỉ nhé, thank you

    ReplyDelete
  14. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  15. Nguyễn Quốc Trụ có phải là bác tanvien.net không ạ?
    Hôm nay em đi làm, thấy cửa hàng đã có Istanbul, ngửi ngửi đoán là anh biên tập. Không biết biên tập Nhị Linh và Nhị Linh anh có là một không?
    B.Black thì bắt đầu xuất hiện ở Đinh Lễ rồi ạ :)

    ReplyDelete
  16. Rất cám ơn, rất vui, và rất mong tất cả cùng vui mừng về Istanbul ra mắt độc giả Việt Nam ở trong nước. Ngoài ra là chấm hết.
    NQT

    ReplyDelete
  17. Chào bác Tin Văn
    Phản đối chuyện bác phải xin lỗi bà bác sĩ Phương Thảo nào đó
    Vì việc xử dụng thành ngữ "dây với hủi" có nghĩa khác với từ "hủi" một mình.
    Khi một bác sĩ xử dụng bệnh hủi để giải thích bệnh lý và các tâm lý chung quanh chứng bệnh ấy thì đấy là một hiện trường riêng
    Khi người Việt xử dụng thành ngữ "dây với hủi" thì nó biểu tượng một khái niệm đã được thiết lập trong một văn hóa và bối cảnh của ngữ nghĩa ấy. Dùng "dây với hủi" không có nghĩa là khinh bỉ người bị bệnh hủi, mà chỉ là có ý miệt thị những người vô đạo đức vô liêm sĩ. Ngôn ngữ có nhiều tầng ngữ nghĩa tùy theo người dùng và người đón nhận. Vì vậy có những chữ được dùng chỗ này thì có ý nghĩa này, và dùng ở nơi khác thì có ý nghĩa khác. Ví dụ: Nước, có thể chỉ water mà cũng có thể là Nation
    Bác Trụ yếu bóng vía thế mà đòi đi giang hồ làm quái gì.
    Người gửi cho bác lá thư đả đảo Du Tư Lê

    ReplyDelete
  18. Ghét Kẻ Ngụy TạoApr 28, 2010, 9:45:00 AM

    Anonymous nói: "Bác Trụ yếu bóng vía thế mà đòi đi giang hồ làm quái gì. Người gửi cho bác lá thư đả đảo Du Tư Lê"

    Chà chà... Ano này độc ác lắm. Bác NQT xin lỗi như vậy là rất đúng, mà bạn còn lên giọng "nhiều tầng ngữ nghiã", chê bai bác ấy. Còn mạo danh "Người gửi cho bác lá thư đả đảo Du Tư Lê" nưã chứ. Chắc là muốn ngụy tạo một mũi tên bắn chết 2 con chim đấy nhỉ. Ác không thể tưởng.

    ReplyDelete
  19. ghét kẻ ngụy tạo,
    Tâm hồn của ngươi cạn như mấy cái blog tóet tòe loe trên đây. Câm họng lại và biến đi. Kiếm một từ hay một tên khác để tả cho đúng cái người đả đảo DTL kia đi. Đó là một nhóm từ vô danh. Ác hay thiện gì trong đống chữ kia. Đi giang hồ gặp bọn dô dziêng thì nhào dzô đánh cú chơi. Cạn quá, đứng xa xa ra mà học văn

    ReplyDelete
  20. Ơ mấy cái bác này chửi nhau vụ gì đấy. Thôi tôi lót lá chuối mời các bác đi chỗ khác nhé.

    Chửi nhau gì mà chưa gì đã quàng thêm người khác vào rồi, ác như thú, "toét tòe loe" cái gì cái gì đấy hehe.

    ReplyDelete
  21. @ Ano: Người Việt mình nói 'dây với hủi', là tỏ ý khinh miệt, một phần do bịnh đó ngày trước bị coi là nguy hiểm, phải cách ly; nay phải bỏ cái thành ngữ khinh miệt đó đi, dù dùng theo bất cứ ngữ nghĩa hoàn cảnh nào. Đó là ý của Dr. PT. Còn v/v DTL, ở đây, là Ano muốn cho NQT tôi là ai, vì đã gửi mail cho NQT qua TV rồi.
    Trân trọng
    NQT

    ReplyDelete
  22. Em cũng gửi từ sáng rồi. May quá cả hai cùng nhanh nhẹn :d

    ReplyDelete
  23. Yay us! 30/4 đỡ phải đi xem duyệt binh mệt người. Nằm khểnh mà đọc Pamuk.

    ReplyDelete
  24. hic thế mà em lại đang định cầm Oscar Wao đi vừa xem duyệt binh vừa đọc lol

    ReplyDelete
  25. Gớm! Cái anh Thổ Pamuk này hấp dẫn thế nào mà lắm người bu vào comment thế ? Hay là các bác ( cũng như tôi) không cầm lòng được khi lại thấy cái tên Nguyễn quốc Trụ ? Tôi xin khuyên các bác nên tránh xa thật xa ra như người ta tránh ...uhm... hủi. Các bác thử đề ý suy nghì xem những cái gì ông này bô lô ba la nó là cái hổ lốn gì ? Và cái cung cách bạ đâu là xin lỗi đó càng làm cho người ta phát ớn! Anh NL đừng có toét tòe toe tôi đấy nhé ... hehe, thành thật xin lỗi!

    ReplyDelete
  26. Choảng Lành MạnhApr 29, 2010, 2:16:00 AM

    Hi TuanBlao Canada, anh Pamuk viết Istanbul hay thật đấy, vào đây nếm thử chút xíu nè...
    http://books.google.com/books?id=FEPbryS4KBUC&printsec=frontcover&dq=istanbul+orhan+pamuk&source=bl&ots=vOwAW4o-Va&sig=-vJ8xJQlVHua7lwr5xn9A7k4I70&hl=en&ei=cPHXS8DuGYnWsgORp-SYBg&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=11&ved=0CDIQ6AEwCg#v=onepage&q&f=false
    Bác NQT chắc chắn dịch hay đấy, việc bác ấy xin lỗi là tốt chứ sao, nhưng nó chẳng ảnh hưởng gì đến cuốn sách. Nhị Linh mà chịu giới thiệu là tôi tin ngay. Chỉ ghét nhất là những lúc NL làm mình làm mẩy kiều "nghe cũng đường được..." - he he... thông cảm, đừng choảng tôi đấy nhé.

    ReplyDelete
  27. CLM: cám ơn bác. Thôi chết lại rơi vào vòng luẩn quẩn cám ơn xin lỗi rồi :p

    ReplyDelete
  28. Tớ xem qua cuốn Istanbul thì hình như ảnh in trên bản dịch tiếng Việt nhỏ và mờ hơn trong bản tiếng Anh bìa cứng. Có đúng không nhỉ (vì hiện giờ không có bản tiếng Anh để đối chiếu). Cũng có thể vì khổ sách nhỏ hơn so với bản tiếng Anh bìa cứng?

    ReplyDelete
  29. Bằng cỡ ảnh quyển tiếng Anh paperback đấy (quyển đó cũng không phải khổ nhỏ lắm), còn mờ thì chỉ mờ hơn một chút xíu do qua scan, những quyển thế này không làm như kiểu sách truyện tranh là mua lại cả đĩa của nhà xuất bản nước ngoài.

    ReplyDelete
  30. Chờ đọc Istanbul...May 2, 2010, 1:00:00 PM

    Quyển Istanbul tiếng Việt - bác NQT dịch - có cái bià đẹp quá, đẹp hơn bản tiếng Anh. Chà chà... CLM không bị choảng mà còn được cảm ơn.

    ReplyDelete