Tại sao Ấn Độ... và Việt Nam không có tác phẩm văn chương lớn, hay nói đúng hơn là chẳng có cái văn chương gì cả?
Ông Nguyễn Khoa Thái Anh [một trong những người hay spam hòm thư nhiều người; đến một lúc tôi phải đặt filter để thư một số đồng chí rơi thẳng vào bên spam chứ ngày nào cũng phải nghe ra rả bình luận chính trị thì có chết không cơ chứ, nhiều bác đã bình luận chính trị rất dài rồi cứ mấy phút lại gửi thêm cái mail sửa cái từ này cái dấu phẩy kia, lại còn đòi hủy cái mail đã gửi, chết mất :d] nói đại ý Việt Nam chẳng có đại tác phẩm nào sánh được với nỗi trầm kha thống khổ đã qua etc. Làm sao sánh, mà sánh thế nào? Thế người da đỏ với các tộc người da đen bị tuyệt diệt trước khi có chữ viết thì còn ai oán đến đâu nữa?
Naipaul giải thích (tất nhiên không phải là cho ông Nguyễn Khoa Thái Anh nghe :d) trong Literary Occasions (quyển sách yêu quý :p):
"Tiểu thuyết của mẫu quốc, hấp dẫn đến vậy, trông có vẻ dễ bắt chước đến vậy, gắn chặt với các giả định của mẫu quốc về xã hội: tính chất khả thể của việc học hành nhiều hơn, một ý tưởng về lịch sử, một mối quan tâm đến việc tự hiểu bản thân mình. Khi các giả định này là sai, khi việc học hành nhiều hơn không thực hiện được hoặc không hoàn hảo, tôi không chắc rằng tiểu thuyết có thể mang lại cái gì ngoài những bề ngoài các sự vật. Người Nhật nhập khẩu hình thức tiểu thuyết và cộng nó vào các truyền thống văn chương và lịch sử phong phú của họ; không có gì lệch lạc cả. Nhưng những nơi, như ở Ấn Độ, quá khứ đã bị xé rách, lịch sử không được biết tới hoặc không thể biết được hoặc bị chối từ, tôi không biết liệu hình thức tiểu thuyết đi vay mượn có thể chuyển tải cái gì ngoài một sự thật nửa vời, một cửa sổ lờ mờ ánh sáng mở vào bóng tối bao trùm."
Ừm, V.S. Naipaul (tước "Sir" cơ đấy, được "mẫu quốc" ban vào năm 1989) là người Trinidad. Dẫu cho có chút máu Ấn Độ, ông ấy vẫn là người ngoài. Vào cuối đời, ông kêu gọi "nhân dân" Trinidad buông bỏ "mặc cảm" là "Ấn Độ" hay "Phi Châu"! Nhận xét "ở Ấn Độ, quá khứ đã bị xé rách, lịch sử không được biết tới hoặc không thể biết được hoặc bị chối từ" là một nhận xét của người đứng ngoài, có vẻ thương xót hộ cho "bà con" bị "mẫu quốc" bắt nạt: quan niệm về "lịch sử" của người Ấn Độ không giống như các ông nghĩ.
ReplyDeleteVăn chương Ấn Độ là văn chương nào, do người nào viết, ở vùng nào, viết bằng ngôn ngữ nào của xứ Ấn Độ? Họ có viết đấy, nhưng chỉ khi nào có người dịch ra ngoại ngữ thì có thể thế giới mới biết đến thôi. Và rất có khả năng là những tác phẩm của họ không có dạng phù hợp với cái gọi là "tiểu thuyết" của Âu Mỹ.
Ở ngoài Ấn Độ, xét một thí dụ: Salman Rushdie không phải là nhà văn Ấn Độ, sản xuất văn chương Ấn Độ: ông là người Anh, viết bằng tiếng Anh, đôi lúc lấy bối cảnh và nhân vật Ấn Độ, nhưng tác phẩm của ông không phải là văn chương Ấn Độ; chẳng hạn, Midnight Children lấy cảm hứng từ biến cố chính trị và xã hội nhân chuyến đi thăm Ấn Độ. Một thí dụ khác: tác phẩm The Boat của Nam Lê không nhất thiết là văn chương Việt Nam. Một thí dụ khác nữa: La Princesse et le pêcheur của Minh Tran Huy cũng không phải là văn chương Việt Nam, cho dù cô dùng một số chất liệu từ truyện cổ tích Việt Nam, mà bất cứ nhà văn nào trên thế giới cũng có thể tìm cảm hứng. [nsc]
bác ví dụ Naipaul, Rushdie rồi Trần Minh Huy hic hãi quá, dù gì thì cũng phải có phân biệt về trình độ đẳng cấp chứ ạ
ReplyDeletechính ở đây Naipaul đang nói đến cái nhìn của người ngoài vào Ấn Độ luôn luôn chỉ bị cuốn vào phong trào độc lập và những thứ như là cái này cái kia, còn các "layer of poverty", cái Ấn Độ của mỗi cá nhân, thì chưa bao giờ được quan tâm
Thế những The God of Small Things, Such A Long Journey, và ngay cả The Inheritance of Loss cũng không có nghĩa lý gì trong "layer of poverty" và "cái Ấn Độ của mỗi cá nhân" sao?
ReplyDeleteTôi lấy mấy ví dụ thế để nói về "người ngoài", chứ Minh Tran Huy (tác giả đề tên chính xác như thế) là "hic" hay không thì... cũng tùy :) [nsc]
và bác cũng nghĩ những người viết ra The God of Small Things etc. là "bên ngoài" chăng?
ReplyDeletevầng, tất nhiên là phải tùy, nhưng có một sự khác biệt vô cùng lớn giữa ý thức về bản thân như một người ở giữa, không thuộc về đâu, sử dụng các chất liệu của một ký ức không thực sự của mình và chuyện sử dụng mấy cái truyền thuyết exotic vì biết chắc là chúng câu view tốt :d
căn bản, tôi thấy ngộ nghĩnh khi Naipaul viết "giải thích" như thế: tôi không cho nó là credible, thế thôi.
ReplyDeletemà Rushdie cũng sử dụng nhiều "chất liệu của một ký ức không thực sự của mình". thế còn những người viết "truyện sử" thì sao, họ lấy cảm hứng từ "sử" đủ kiểu đủ loại đấy chứ.
đi nằm nghỉ đi bác ơi, khuya quá zồi :) à, đang chong đèn dịch 2666 đấy à? take care! [nsc]
làm em nhớ lại tuần trước Yann Martel nói về việc non-fiction viết giống fiction thì bị chê vì kêu nó cứ như bịa, còn fiction viết giống non-fiction thì bị chê vì kêu nó ko đủ tin cậy. "Cái Ấn Độ của mỗi cá nhân" em nghĩ ko nhất thiết cứ phải ở đó + trải nghiệm của chủ thể. Thực tế là khi viết văn (1 cách nghiêm túc) thì người viết đã phải tập hợp rất nhiều dữ liệu và làm nghiên cứu về đề tài mình viết rồi, và trong quá trình đó, họ đã bị tác động khá nhiều trong cách nhìn sự việc/đề tài đó. Còn ý thức của người viết, em luôn nghĩ họ, phần lớn, luôn chọn là "người ở giữa, không thuộc về đâu" nếu họ muốn tác phẩm của mình được đọc. Người ta không viết văn để nói điều mình nghĩ, người ta viết văn để nói điều nhiều người nghĩ. (Z)
ReplyDeleteNhân đọc câu cuối của Z, trích dẫn P.Auster khi nói về The Invention of Solitude: "Tôi viết [cuốn sách đó] để giải tỏa tang tóc và mất mát riêng. Chính vì thế mà mọi thứ trong cuốn sách này rất riêng tư. Trong khi viết cuốn sách, tôi ngộ ra rằng một tác phẩm chỉ trở nên phổ quát nếu nó hoàn toàn độc đáo. Chỉ khi đó người đọc mới thật sự hiểu tác phẩm, mới có thế liên hệ câu chuyện trong tác phẩm với những kinh nghiệm cá nhân họ."
ReplyDeleteThe Invention of Solitude thì hẳn là "riêng tư" rồi: nó là hồi ký, memoir, nếu có nới rộng ra thì cũng là autobiographical fiction. (Summertime của J.M. Coetzee cũng là một loại autobiographical fiction, nhưng "sáng tạo" một cách quái lạ.) Auster có một quyển nữa cũng thuộc loại memoir, Hand to Mouth.
ReplyDeletebáo cáo: tuần này, Picador ra lò Collected Prose (Expanded Edition) của Paul Auster, 600 trang. Trong quyển này có The Invention of Solitude, Hand to Mouth, The Art of Hunger, cùng các tiểu luận, hồi ký và bài phỏng vấn, tức là mảng non-fiction của Auster. Bác nào thích Auster chắc sẽ tìm quyển này. [nsc]
http://us.macmillan.com/collectedprose
"Shakespeare in the Bush" by Laura Bohannan
ReplyDeletehttp://www.naturalhistorymag.com/editors_pick/1966_08-09_pick.html
cái tuyển tập Auster này được đấy, phần lớn những cái trong đó tôi chưa có, sẽ kiếm, hic lại tốn tiền rồi :(
ReplyDeleteTrần Minh Huy là con gái của một ai đó quen thuộc với nhóm Diễn Đàn
đoạn tôi trích của Naipaul rút từ bài tiểu luận "Reading and Writing", ngay sau đoạn trích đó là một đoạn dài nói về một nhà văn Ấn Độ rất high profile, Narayan, viết văn bằng tiếng Anh về cuộc sống của Ấn Độ:
"This is actually a difficult thing to do, and Narayan solved the problems by appearing to ignore them. He wrote lightly, directly, with little social explanation. His English was so personal and easy, so without English social associations, that there was no feeling of oddity; he always appeared to be writing from within his culture."
Nhận xét này cực chuẩn nếu áp dụng cho dòng văn học Pháp ngữ (và sau này, Anh ngữ) Việt Nam: các bác cứ thử đọc nguyên một dọc Nguyễn Phan Long, Nguyễn Tiến Lãng, Phạm Duy Khiêm, Cung Giũ Nguyên etc. Trần Minh Huy cũng hoàn toàn như vậy. Người duy nhất khác được là Linda Lê, mới đây thêm một vài người là Dao Strom hay Lê Thị Diễm Thúy, Monique Truong...
The Art of Hunger đọc cũng được lắm ạ, nếu anh đã thích kiểu như Other Colours hay Inner Workings :D Một cuốn khác dạng này em cũng thích là Peeling the Onion của Gunter Grass.
ReplyDeleteNhân bài của anh hôm trước về essayist em cũng đọc thử mấy thứ của Paul Valéry rồi, thích phết hehe.
Bạn Nhị Linh kiếm được tuyển tập Paul Auster thì kiếm giúp cho tớ 1 bản. Nhưng có khi đợi bản mềm cho đỡ tốn tiền nhỉ.
ReplyDeleteúi giời ơi bắt đầu xin điên cuồng kìa hehe
ReplyDeleteTân: order hộ anh quyển đó đi, về anh hoàn trả cộng quà tặng :d
ReplyDeleteQuyển The Art of Hunger ạ? Em có sách cũ anh đọc không :D?
ReplyDeleteEm nghĩ nhận xét trên của Naipaul về Narayan có thể áp dụng cho Nam Lê được (còn Linda Lê, đồng ý là rất khác). Và Nam Lê, xét một cách tiệm cận nhất, thuộc văn chương Việt Nam; tại sao lại không nhỉ bác NSC? ;)
ReplyDeletenếu ngại mua thì quyển Hunger thôi còn không thì anh cũng muốn có tập Prose kia vì còn có Hand to Mouth anh chưa có bản tiếng Anh
ReplyDeleteDe em email cho.
ReplyDeleteCollected Prose: Autobiographical Writings, True Stories, Critical Essays, Prefaces, Collaborations with Artists, and Interviews
ReplyDeleteAuster, Paul | € 24.99, bên em vừa nhập về ngày 22/6, hihi (Z)
Mấy đoạn nữa trong một bài khác của tập sách:
ReplyDelete"One day about ten years ago, when I was editing a weekly literary programme for the BBC's Caribbean Service, a man from Trinidad came to see me in one of the freelances' rooms in the old Langham Hotel. He sat on the edge of the table, slapped down some of typescript and said, "My name is Smith. I write about sex. I am also a nationalist." The sex was tepid, Maugham and coconut-water; but the nationalism was aggressive. Women swayed like coconut trees; their skins were the colour of the sapodilla, the inside of their mouths the colour of a cut star-apple; their teeth were as white as coconut kernels; and when they made love they groaned like bamboos in high wind."
:d
[...]
"Trinidad was small, remote and unimportant, and we knew we could not hope to read in books of the life we saw about us. Books came from afar; they could offer only fantasy."
Vấn đề identity: những người nhập cư thế hệ đầu có thể vẫn còn chưa mù mờ lắm, nhưng câu hỏi này strictly aggressive tuy rằng sớm hay muộn ai cũng phải đối mặt: identity của con họ như thế nào?
Z: thôi, anh giải quyết xong với Tân rồi :d
ReplyDeletehihi, em mua cho em ấy chứ :P, mua cho đủ bộ chạy đua với Goldmund, hí hí
ReplyDeleteThe Art of Hunger khó mua lắm, hết in rồi. "Chịu khó" mua Collected Prose (The Expanded Edition) di, bìa mềm đấy. Nhớ Expanded Edition nhá. Trong ấy có The Art of Hunger. Có bác nào nhắc Peeling the Onion của Gunter Grass: hành tỏi này cũng ngon nhắm. :) [nsc]
ReplyDelete@Z: để ý bìa đỏ, không có hình "người đẹp" Auster, thêm hàng chữ Expanded Edition. Cách đây 6 năm đã có Collected Prose rồi, mỏng hơn. [nsc]
ReplyDelete"... tuy rằng sớm hay muộn ai cũng phải đối mặt: identity của con họ [những người nhập cư thế hệ đầu] như thế nào?"
ReplyDeleteđó là câu hỏi, nếu nó là câu hỏi, hoàn toàn "riêng tư". theo tôi, hầu như mỗi người, không nhất thiết là "bọn trẻ sinh ở nước ngoài", đều có những dằn vặt kiểu này vì cái tâm lý u uất của displacement. những người di cư vào Nam năm 1954, những người vượt biển từ sau 1975, những người sống trong chế độ mới tuy là họ không dọn đi đâu hết, những người dọn vào Sài Gòn mà nhớ về Hà Nội, những người ngồi ở Hà Nội mà "nhớ" về Hà Nội "ngày xưa"... rồi các giống dân lưu lạc khắp nơi: phải chăng "lang thang" là một tính chất của cái gọi là con người?
hôm trước, post "Phì Nộn" đề cập xa gần đến vấn đề identity. tôi thích Everything is Illuminated của Jonathan Safran Froer, dân Mỹ trẻ, gốc Do Thái: nên dịch.
nostalgia, hoài niệm day dứt: memory nó lạ lắm, nhiều khi hoài niệm những điều chưa từng sống qua, nhưng cho chúng là những yếu tố tạo dựng chính mình, đây là mấu chốt. Who am I? Qui suis-je? Tôi là ai? văn chương nằm ở đấy, có lẽ văn học sử cũng nằm ở đấy. sách báo cũ: một loại collective memory. (tôi không muốn đề cập đến "triết học" vì mấy người làm triết muốn tìm "câu trả lời" cho những "chân lý phổ quát", nằm ngoài những trải nghiệm riêng tư, tươi vui, đau đớn, tạp nhạp. tôi thích nghe chuyện của anh, của chị, của bác, rồi cười và khóc với anh, với chị, với bác, như người với người, chứ mấy cái "chân lý" trừu tượng kia thì tôi không ưa.) có một nhà văn - tức quá, quên tên - nói đại khái rằng nhà văn thành công không thể cho rằng mình đã nắm được thực tại, mà chỉ tìm cách tiệm cận thực tại. độc giả "mê" là ở cái "cách" ấy. [nsc]
bác NSC: Picador USA | publication date: 22/06/2010
ReplyDeleteUS Edition | Trade Paperback | 608 pages, vậy là cuốn mới đúng ko bác? (Z)
đúng zồi: bìa đỏ, có các dạng vuông (motif chung cho sách Auster do Picador in), ISBN 978-0-312-42992-8 [nsc]
ReplyDeleteTân ơi nhớ chọn đúng version các bác ấy nói nhé :)
ReplyDelete"Bóc vỏ củ hành" đã từng có kế hoạch dịch và in ở Việt Nam, nhưng không tiến hành được, vì VN CHƯA có độc giả cho loại sách này hic. Phí thật, vì lần đó lẽ ra đã dịch thẳng từ tiếng Đức.
Quyển Everything Is Illuminated quả là rất hay. Tôi đã nghe Foer nói chuyện trực tiếp vào năm 2002-2003 và bắt đầu để ý tới "dòng văn" này từ hồi ấy. Liên quan đến quyển này cũng có chút ly kỳ: quyển sách mà tôi được tặng gửi từ Mỹ sang chưa bao giờ đến tay tôi, và bây giờ bản dịch tiếng Việt của EII đang nằm trước mặt tôi :) tôi có thể đảm bảo được rằng đây là một bản dịch rất class :d
đang chờ! :)))) [nsc]
ReplyDeletebác phải nói "đáng chờ" chứ :)
ReplyDeleteà mà có điều này cũng funny: đây là blog riêng của tôi nên tôi khá tự do trong các "caprice" etc.; bài tôi viết về Oscar Wao khi đăng trong chuyên mục của tôi trên báo có tên chính thức là "Oscar Wao: ngắn ngủi và lạ kỳ", từ "phì nộn" tôi dùng trong bài nhưng với nghĩa hết sức thận trọng và kiềm chế; tôi sẽ không bao giờ viết review nếu không thấy một quyển sách không có gì hay, và khi động đến một bản dịch tôi cũng sẽ không bao giờ review một bản dịch mà tôi thấy là đáng vứt đi
hic
vì đáng chờ cho nên đang chờ :)
ReplyDeletevề blog, tôi đã cho nhận xét: blog và comments là thân mật kiểu cà phê thuốc lào, không nên quá serious. caprice tự nhiên...
tôi thích Auster một phần cũng vì những "loay hoay" của ông ấy về identity: đơn giản thôi, dằn vặt ngay trong chính thành phố mà mình sống bấy lâu nay, chẳng ở đâu xa cả. có đoạn này...
Each time he took a walk, he felt as though he were leaving himself behind, and by giving himself up to the movement of the streets, by reducing himself to a seeing eye, he was able to escape the obligation to think, and this, more than anything else, brought him a measure of peace, a salutary emptiness within... By wandering aimlessly, all places became equal and it no longer mattered where he was. On his best walks he was able to feel that he was nowhere. And this, finally was all he ever asked of things: to be nowhere.
Paul Auster, City of Glass, The New York Trilogy
Mỗi lần chàng đi bộ, chàng cảm tưởng như đang bỏ chính mình đằng sau, và bằng cách quên chính mình để hòa lẫn vào chuyển động của đường phố, bằng cách rút gọn chính mình thành một con mắt đang nhìn, chàng có thể vượt thoát bổn phận phải suy nghĩ, và điều này, hơn hẳn bất cứ điều gì khác, đem đến cho chàng một chừng mực của an bình, một niềm trống vắng quý báu bên trong... Bằng cách lang thang bất định, mọi nơi chốn trở thành bình đẳng và việc chàng ở đâu không còn quan trọng nữa. Trong những lần bách bộ thích thú nhất, chàng có thể linh cảm chàng không trụ ở đâu. Và điều này, rốt ráo, là tất cả những gì chàng tầm cầu: không ở đâu cả.
Paul Auster, Thành phố thủy tinh, trong Bộ ba New York
này, không "trần trụi" đâu nhá! :) [nsc]
em nghĩ, to be nowhere = không một nơi đâu.
ReplyDeleteEm nghĩ "giving himself up to the movement of the streets"= "buông mình/thả mình vào" là đủ bác NSC dễ thương ơi. Từ "tầm cầu" điệu thế:d
ReplyDeleteSafran Foer và vợ Krauss kiểu như đôi Auster và vợ (not Lydia Davis, Siri Something)nhỉ. Hi vọng viết không càng ngày càng tệ như hai người cao tuổi kia. Chỗ NL làm EII mà làm luôn The History Of Love của Krauss mà không đắt hàng thì em bé bằng cái móng tay :d
Hand To Mouth chán cực, prose tẻ hơn bao giờ hết.
Pippa
Em đề nghị bác NSC mở riêng một cái blog!:)
ReplyDeleteHôm nọ bị một bạn bảo Auster là nhà văn hạng hai, em đang cú đây!
bác NSC mở blog để nhà NL giảm pageview à? híhí, 2 bạn Giò cạnh tranh thật là ác liệt :P Bạn nào nói Auster là nhà văn hạng hai thế? Bạn ấy có tiêu chí xếp hạng ko anh? (Z)
ReplyDeleteBà con ở đây ai cũng là những nhà ngôn ngữ học cả, rành rẽ chuyện Âu-Mỹ, sao không cho ý kiến vụ trong nước này nhỉ:
ReplyDeletehttp://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=10444
Văn học Việt Nam đê...
Ok roi anh :d
ReplyDeleteAuster hạng hai hay không thì quan tâm làm gì, nhưng Auster phập phù lắm, mà thế mới hấp dẫn: đều tăm tắp cái nào cái nấy như hamburger đâu có hấp dẫn bằng bún chả không biết trước miếng non tay miếng cháy quá lửa :)
ReplyDeletenhưng phải nói là "Brooklyn Follies" tệ, "Man in the Dark" quá tệ, quả này "Invisible" tệ nữa là mình nghỉ bác này luôn cho đỡ bực, sách sẽ phát tán, khối bác được hưởng hoa màu :d
vợ Auster là Siri Hustvedt, mà ở đây có bạn td20 là chuyên gia, quyển "Blindfold" rất chi là ngon
Krauss nghe thấy tên đã ngửi ra mùi chick-lit haha
Brooklyn Follies thì mình thích mới chết chứ,mình thấy nó entertaining và witty, còn Invisible thì tệ thật đấy, nói trước cho đỡ đợi chờ. :)
ReplyDeleteKg biết quyển mới nữa của bác này là Sunset Park sẽ thế nào.
hì, bún chả miếng non miếng cháy: nhỏ dãi. tôi thích Brooklyn Follies, nhưng Invisible thì nhạt (mới ra paperback). The Blindfold có bóng dáng Moon Palace: imitatio Austio.
ReplyDeleteNicole Krauss không chick-lit đâu. :) [nsc]
imitatio Austeri chứ haha
ReplyDeletetôi thấy trình độ viết của SH rất cao, Auster sợ là nhiều lúc ấy lắm thì mới được như thế
còn NK thì c-l đứt đuôi con nòng nọc, tôi còn nhìn thấy sách của đồng chí này rồi, bác đừng tìm cách lừa tôi :d
cuối tuần này viết về "giữa hai cuộc chiến là hồi ký" đi :) [nsc]
ReplyDeletenhật kí chứ không phải hồi ký, bác
ReplyDeletevẫn chưa được, vì điều kiện khách quan đấy, chứ không phải giấu gì đâu
trưa nay khéo phải ăn bún chả mới được :d
à Hand to Mouth ai cũng chê nên tôi sẽ đặc biệt đọc :) tên bản tiếng Pháp rất chi hay, hình như "Le Diable par la queue" thì phải
ReplyDeletevầng, ký kí gì ấy, chờ mãi :) đọc Hand to Mouth đi, à bác dịch hộ idiom ấy sang tiếng Việt, tôi có vài ý, nhưng bất chợt bún chả làm lú lẫn cả rồi [nsc]
ReplyDeletechịu đấy, lờ mờ lắm, chưa có hình dung nào rõ nét cả
ReplyDeleteidiom ấy nói về tình trạng "túng thiếu, nghèo đói" bác ạ: làm ngày nào ăn ngày ấy, sống ngày qua ngày, nôm na là bốc đâu (hand) ăn đó (to mouth): lúc ấy Auster nghèo, bấp bênh, lo lắng tiền bạc. tiếng Việt có thành ngữ nào thích hợp? [nsc]
ReplyDeletehì tôi cũng hiểu thế chứ, nhưng chưa đọc thì chẳng thể tìm được cái gì chuẩn xác cả đâu
ReplyDeletetay làm hàm nhai?
nếu bắt buộc phải chọn, chắc tôi sẽ không chọn thành ngữ trong tiếng Việt, mà một cụm từ nào đó có từ "chật vật"
"vắt mũi bỏ miệng"?
ReplyDeleteBác NSC có từ "tầm cầu" lạ nhỉ, các bác SG cũ hải ngọai còn lưu trữ được những từ cổ không bị xhcn triệt tiêu, thỉnh thỏang lấy ra cho bà con HN biết với:)
À, tôi cũng được biết một từ kiểu thế nữa là từ "sách tấn" (khuyên nhủ, động viên) chia sẻ với các bác ;)
bác So: nhờ blog NL tôi có hứng thú. tôi cố nhớ, chữ còn chữ mất, chứ nói chung "bà con" ở hải ngoại quên dần. [nsc]
ReplyDeleteBác NSC đang sống ở Việt Nam phải không? Hải ngoại không có cái may mắn "bà con" với bác :-Đ
ReplyDeleteem bỏ thêm 1 phiếu cho Brooklyn Follies, em cũng thích, haha. Nhưng Man in the dark, em công nhận tẻ + nhạt. Cái lý thuyết "viết ko nên đều tăm tắp" trong văn chương của NL em có nghe nhiều nhà phê bình nói lắm, hình như sự "phập phù" bao giờ cũng quyến rũ hơn. (Z)
ReplyDeleteđể còn có cái mà chê chứ haha
ReplyDeleteặc ặc hai bác NL với NSC cứ như yêu nhau ấy nhỉ
ReplyDeleteSorry comment trước ý em là cụm " giving himself up to"
ReplyDeleteCòn Krauss nghe Jewish chứ sao lại chick-lit được, n'importe quoi :d Hay phết đấy, cùng ven với chồng và chắc với hội Diaz Oscar Wao như NL nói (em chưa đọc OW). The History Of Love mà nghe chick-lit thì The Blindfold, pardon my French, nghe porn cực luôn, starring Skankovedt :))
Óc tưởng tượng khá tuyệt và viết khá sắc sảo ( but never amazing) nhưng cấu trúc tiểu thuyết của cô ấy không thật ổn. The Blindfold works much better as 4 stories còn What I loved thì ôm đồm themes, nhiều chỗ phình ra em bỏ qua khá nhiều :d. Cuối cùng thì em nghĩ mình hoàn toàn có thể sống thiếu cô Hustvedt và em sắp mang sách của cô ra hàng bán lại để mua kem ăn cho mát chứ vứt đi thì phí:p và vẫn mơ ước nếu viết lách thì viết được một cuốn gọn ghẽ thông minh như New York Trilogy và điều này hoàn toàn không liên quan đến việc Auster đẹp trai hơn vợ chú rất nhiều.
"giving himself up to" -> "buông mình vào": OK
ReplyDeleteKrauss hay phết đấy: phải, nhưng không "ngắn ngủi" như cái dòng OW đâu
The Blindfold nghe porn cực: hì hì, đề nghị trilogy: The Handcuffs, The Whip. à này, chú già đẹp giai của Pippa viết Invisible xếch xiếc hơi nhiều, đọc sốt cả ruột [nsc]
các bác phải đọc quyển này:
ReplyDeletehttp://www.amazon.com/Readers-Manifesto-Pretentiousness-American-Literary/dp/0971865906
để biết có bác chửi Auster viết dở đến mức như thế nào
hihi
nhưng chính bác chửi này viết cũng hơi dở haha
nhìn Krauss mình đã chán ốm rồi, thôi nghỉ, không "ngắn ngủi" nữa thì lại càng nghỉ, đợi đọc tiếng Việt cho nó nhanh hehe
các bạn gái toàn đọc nhà văn vì anh ấy đẹp giai nhỉ, xem phim cũng vì anh ấy đẹp giai
ReplyDeletemình công nhận cũng toàn xem phim vì gái đẹp, nhưng đọc mà chờ tìm được nhà văn xinh đẹp thì bún chả quá lửa có mà nghi ngút :d
B.R. Meyers à? thế thì phải chuyển qua đọc văn Korea mất thôi, cho nó "sạch". tìm hộ NL bà văn sĩ nào đẹp đẹp ấy nhá, mập mạp, biết nướng chả phập phù. hay là bác liên hệ thẳng với ngài lãnh tụ Kim cho đạt yêu cầu :))) [nsc]
ReplyDelete"chính bác chửi này viết cũng hơi dở": biên tập viên điều chỉnh: dở hơi [nsc]
ReplyDeletehaha, em thì ko quan tâm đẹp giai xinh gái gì hết, nhưng văn hấp dẫn quyến rũ thì em thích :D (hấp dẫn = sắc sảo, lạnh lùng, trải nghiệm; ghét thứ văn bay bướm câu chữ rườm rà). Nhưng nhà văn nữ nước Nam ta thì cũng nhiều người đẹp đấy chứ ;) (Z)
ReplyDeleteHi Nhị, đã gởi mail hôm qua...
ReplyDeleteAC
Hơi dở khác dờ hơi chứ bác nsc :))nghe nhũn nhặn hơn nhiều chứ lị:))
ReplyDeleteđùa đấy chị So ơi, chứ không phải "edit", vì theo tôi ông Meyers "dở hơi" thật í :) <- thêm cái dấu này cho chắc là đùa [nsc]
ReplyDeleteWhat I loved (bản tiếng Pháp: Tout ce que j'aimais) tớ cũng thích. Mặc dù đúng là khá dày, ke ke, nhưng sự dày này cũng ko làm phiền mình nhiều lắm, có thể tại hồi ý mình thảnh thơi và rỗi rãi cũng nên, hi hi.
ReplyDeleteTrong cái sự ôm đồm nhiều chủ đề của quyển này, tớ thấy cách viết vừa có kiểu dàn trải các chủ đề kiểu cổ điển, vừa hoàn toàn là 1 cách viết hiện đại (phải tuyệt đối hiện đại! :-D). Nói chung cũng là 1 quyển nên dịch, sẽ có 1 tiêu đề rất chick lit kiểu: Đã từng yêu :-D