Jun 9, 2010

Phạm Công Thiện phê Nguyễn Văn Trung

Nhân nói chuyện này xọ chuyện kia, đề cập Phạm Công Thiện ngày sanh của rắn, tôi muốn lôi trở lại một văn bản ngày nay gần như tuyệt mệnh giang hồ, đúng số phận như tập thơ của Phạm Công Thiện, Ngày sanh của rắn bản in đầu (in số lượng hạn chế bên Pháp) gần như chưa ai nhìn thấy bao giờ.

Văn bản này (đúng ra là một bài viết cỡ 30 trang) mang tên Phê bình luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn Văn Trung, không rõ viết và phát hành lần đầu năm nào nhưng được một nhóm phật tử Huế tái bản thành cuốn sách nhỏ in mùa hè năm 1973, ở "Lý do" đặt đầu sách có viết là không liên lạc được với tác giả nên cứ in ra như vậy.

[xin trân trọng cảm ơn bạn... và bạn... vì đã....; tôi đang tập viết lời đề tặng để nhỡ ra sau này dùng đến :d mấy từ khó nhất thì đã nghĩ ra xong xuôi, còn mấy từ dễ để trống bao giờ thích điền gì thì điền]

[bác gì đang cầm quyển Ý thức mới trả mau nhá, mà không được chơi trò rao bán MY BOOK nhá, it's not that funny :d, quyển này có đoạn sấm ngôn 20, 30, 40, 50, 60... đọc lần đầu thấy hâm đơ bực mình lắm nhưng ngẫm nghĩ thì cũng thích và phải nhận là không phải không đúng; Phạm Công Thiện ngoài ngày sanh của rắn còn liên quan chặt chẽ tới các từ khóa sau: Vạn Hạnh, Phạm Hoàng, Phật giáo, Henry Miller, Heidegger, Nietzsche, Hố Thẳm, Bùng Vỡ, và cả... Nhất Hạnh, nhưng với Nhất Hạnh thì là dấu trừ nhé, Nói với tuổi hai mươi]

Bài viết của Phạm Công Thiện là một bản luận tội. Trớ trêu là Nguyễn Văn Trung cũng từng có một bản luận tội đanh thép đối với Phạm Quỳnh và tạp chí Nam Phong [có trích dẫn Nguyễn Văn Hoàn ở miền Bắc nhé, nhắc lại để các bác nhớ], sự việc Phạm Quỳnh đó nếu không nhầm thì cũng diễn ra ở Huế (Nguyễn Văn Trung tham gia một buổi hạch tội Phạm Quỳnh của sinh viên, sau này mới viết hai quyển Chủ đích Nam PhongTrường hợp Phạm Quỳnh khi thời điểm tháng Tư 1975 đã cận kề).

Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Trung bảo vệ tại Institut Supérieur de Philosophie, Đại học Louvain (trí thức Sài Gòn, nhất là ngành triết, và liên quan tới Công giáo, rất nhiều người xuất thân Louvain) tên là La Conception Bouddhique du Devenir, Nam Sơn sau này sẽ in năm 1962.

[đố các bác biết luận án tiến sĩ của Thanh Lãng tên là gì đấy hehe]

Phạm Công Thiện chỉ trích thậm tệ bảng sách tham khảo của luận án, rồi bắn ngay: "Nguyễn văn Trung là một người học vấn nông cạn lôi thôi, và bởi nông cạn lôi thôi cho nên trở thành nguy hiểm".

Đặc biệt Phạm Công Thiện chê Nguyễn Văn Trung kém cỏi triết học Tây phương và mù tịt Phật giáo.

Hồi đó hẳn Phạm Công Thiện đã đọc Borges rồi, vì ngay đoạn mở đầu đã dùng đúng ý của Borges về tautology, mà Phạm Công Thiện gọi là "trùng phức". Một đoạn sau thì Phạm Công Thiện nhắc tới mouvement circulaire, dịch là "sự vận hành vòng tròn": hẳn Phạm Công Thiện cũng đã đọc các nhân vật chủ chốt của trường phái Genève, mà nhiều khả năng đã đọc cả Poulet và Starobinski.

Đoạn đầu Phạm Công Thiện đã nã đại bác: "Phủ nhận bài bác tư tưởng của Nguyễn văn Trung không phải là mục tiêu bài này, vì một lý do dễ hiểu là Nguyễn văn Trung không có tư tưởng mà chỉ có học vấn, sự học vấn của Nguyễn văn Trung có tính cách phá sản vì bị rơi vào sự nông cạn hớn hở của một niềm tin vào thế lực chồng chất của phạm vi nhận thức, tức là quái thai của sự trùng phức".

Bài viết/quyển sách đưa ra nhiều luận điểm lắm, cũng nhiều câu hay có thể xít tê lắm :d nhưng tôi đặc biệt quan tâm đến đoạn "Kết luận". Vài đoạn trong đó:

"Chưa bao giờ ngôn ngữ con người bị đổ vỡ như hiện nay. Tất cả những quyển sách của Nguyễn văn Trung viết đều được hướng dẫn bởi một ý định: rao truyền một ý thức hệ."

"Từ lâu tôi không muốn nhắc đến tác phẩm của Nguyễn văn Trung; tôi muốn quên tên anh như quên một thói xấu trong chính đời mình. Đối với tôi, Nguyễn văn Trung không phải chỉ là tên anh, mà là tượng trưng cho sự nông cạn, nô lệ, phá sản của giới trí thức Việt Nam hiện nay. Tên ấy gợi lên sự học vấn lừng khừng, suy tư thiếu máu, cóp nhặt thiếu thông minh, kiêu ngạo ngu xuẩn, lưu manh nguy hiểm.

Tôi đã tàn bạo khi viết những dòng trên.

Phải tàn bạo."

"Phê bình luận án Nguyễn văn Trung tức là phê bình cả sự nghiệp trí thức của Nguyễn văn Trung, mà phê bình Nguyễn văn Trung thì cũng có nghĩa phê bình luôn Trần Thái Đỉnh, Trần Hương Tử, Nguyễn Nam Châu, Hoàng Thái Linh và một trí thức khác ở Việt Nam.

[cho các bác không quen thuộc với các nhân vật giai đoạn này: Trần Hương Tử là bút danh của Trần Thái Đỉnh, còn Hoàng Thái Linh là bút danh Nguyễn Văn Trung thời kỳ đầu, khi hay viết cho tạp chí Sáng Tạo và tạp chí Thế kỷ XX]

Và phê bình họ cũng có nghĩa là phê bình luôn những ông thầy của họ là La Vallée Poussin, Dondeyne, Verneaux, A. Creson, R. Jolivet, P. Oltramare, Jean Wahl, Henri de Lubac, Charles Moeller, vân vân.

Khi tôi nói về họ tôi không phải đứng trên một ý thức hệ để đối lại với một ý thức hệ.

Tôi phá hủy tất cả mọi ý thức hệ.

Máu lửa đang bùng nổ ở Việt Nam; hàng ngàn anh em chúng ta đang gục chết mỗi ngày; những con chim non bay tán loạn đầy trời; các anh đã làm gì với những ý thức hệ của các anh? Trên Ngõ Về của Im lặng (aus dem Pfad des Schweigens), chúng ta đã nói nhau những gì?"

+ Sáng đọc bác QB chết cười: "Em ra đi nhan sắc đi, thế nên em đừng đi" :d

106 comments:

  1. Cãi nhau vô bổ phết, phong cách y hệt mấy bác nông dân. Ai quan tâm Thiện với Trung?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Muốn biết rõ câu chuyện, xin đọc bài viết của Nguyễn Văn Trung dạy dỗ Phạm Công Thiện về bài học nhân cách

      http://www.viet-studies.info/NguyenVanTrung_OngPhamCongThien.htm

      Delete
    2. Tôi đã đọc bài này của NVT, viết trên Thông Luận của nhóm Nguyễn Gia kiểng (ông này là chúa trộm văn ngưới khác).
      NVT có dạy dỗ gì đâu, chỉ vớt vát thể diện bằng cách khoe khoang kiến thức đại học chính quy ! Trí thức quá nhỉ !
      Người thực sự trí thức chả bao giờ khoe mình có bằng cấp.
      NVT không phản biện bằng triết lý mà chỉ nói chuyện PG là kém học, ít người có bằng cấp như bên Thiên Chúa giáo.
      Pháp nó đô hộ VN cả trăm năm, nó nâng Thiên chuá bao nhiêu thì nó cũng đè đầu PG xuống bấy nhiêu. Pháp về nước thua Điện Biên Phủ năm 1954, vậy 1963 thì chỉ có 9 năm, lại sống dưới Ngô trìều và tên vua ngu dốt Bảo Đại bị Vatican + Pháp mua chuộc (mỹ nhân kế, đáng đời mất cả giang san vì đàn bà)
      NVT đã im lặng được mấy mươi năm, sao nay lại không tiếp tục im lặng?
      Đợi lúc PCT gần chết mới nổ, thực anh hùng và trí thức chính quy dữ.

      Delete
  2. Em quan tâm đây.
    Bác NL ơi, Mặc chó cứ sủa :)

    ReplyDelete
  3. NL ơi, mình đã gửi Nhung cuốn cách cho bạn rồi nhé.

    ReplyDelete
  4. merci bien, em sẽ liên hệ để lấy sớm

    ReplyDelete
  5. em mong đọc tiếp, em quan tâm ca này :D Em cũng đã từng có ý thức sưu tập tất cả những bài viết vương vãi của PCT khắp nơi, nhưng giờ cũng chỉ được một... đám :P. Kỳ này về nếu có thể cho em mượn photo ít tài liệu mà anh có nhé! Hoặc nếu anh sợ em mượn thì cứ photo trước cho em, hihi(Z)

    ReplyDelete
  6. hehe ok, cho mượn được, nhưng anh cũng không sở hữu rất nhiều đâu nhé, đọc được nhiều cái cũng là do đi mượn thôi, được cái anh có mấy thứ quan trọng hơn cả (và hay hơn cả :d)

    ReplyDelete
  7. Thế cho em mượn 30 trang vô bổ đấy về tẩm bổ, à không phải, tẩm quất tí nhé. ;)

    (Khuê Việt Nam Đồng)

    ReplyDelete
  8. Nói đến "từ khóa" PCT thì nên kể thêm Krishnamurti, William Saroyan (một nhà văn Mỹ của thời ấy), Bùi Giáng (cũng là một dấu trừ, từ phía cụ Bùi Giáng), Nha Trang, Đà Lạt, Paris. PCT mò sang Paris để "đảnh lễ" Krishnamurti khi bác này có buổi diễn thuyết ở đấy, nhưng đến khi gặp thì không nói được lời nào (chính PCT kể thế): thế mới biết, ngồi nhà đọc sách dịch sách thì khác xa với việc đối thoại nghiêm túc bằng tiếng Anh tại chỗ với người ta.

    Nói là giáo sư Nguyễn Văn Trung mù tịt Phật Giáo thì không phải là sai. Nhưng nói là PCT "thông hiểu" Phật Giáo cũng chẳng phải. Thêm một chi tiết: Nguyễn Văn Trung đã kết tội cố giáo sư Trần Thái Đỉnh là cố tình đem "Hiện Sinh" vào Việt Nam để băng hoại thanh niên; ông ta cố tình không muốn hiểu "Hiện Sinh" để dèm pha người khác.

    PCT nhiều khi quá bốc đồng: mê cái gí thì mê quá sức, ghét người nào thì ghét quá độ, hứng chí thì khen ầm khen ĩ tôn thần tôn tượng, thời gian sau thì lại nguội tanh nguội lạnh, có khi lại đi một chiêu 180 độ nguyền rủa, chê trách, rồi lại vứt sách đốt sách này nọ. PCT giỏi, nhưng là cái giỏi láu cá (khá phổ thông ở VN), học nhanh đọc nhiều nhớ khỏe nhưng hình như không tiêu mấy, chịu ảnh hưởng rất nhiều (một chiều hay một phía) của vài tác giả Tây Mỹ (thời thượng), nhưng rất hiếm khi công nhận ảnh hưởng của ai, chỉ vì cái tính nhỏ mọn dấu diếm thường tình. PCT rất muốn điên nhưng không điên nổi, rất muốn xuất thế nhưng không xuất thế nổi (làm sao bằng được Bùi Giáng), nhưng PCT không dám nhìn nhận sự bình thường quá đỗi của sự tồn tại ê chề của mình.

    PCT làm việc thiếu hệ thống, phần lớn là tùy hứng, viết và dịch đủ loại, phát biểu ngông nghênh hấp dẫn, nhưng dường như không để lại một đường hướng bền bỉ và nhất quán. [nsc]

    ReplyDelete
  9. @ PCT vs NVT
    NVT ngay từ hồi đó, thì cũng đã nhiều người nhìn ra rồi. Tuy nhiên cú Nguyên Sa vs PCT, tố PCT không phải giới khoa bảng mới thú. PCT sau khi nhắc tới bằng của mình, kết luận một câu, thi sĩ mà sao làm chuyện này? Và một câu nữa, cũng nhắc lại cái ý máu lửa đầy trời.
    PCT bỏ đi ba mớ ý thức hệ, hố thẳm, đa số lập lại của người, nhiều khi không đọc người, cũng chê, rõ nhất là trường hợp Simone Weil; thì ông ta là thi sĩ, cũng không phải nhà văn, mà kà thi sĩ, Mai Thảo cũng thế, coi là thi sĩ, thì giải ra được đôi khi dùng chữ thật lạ.
    PCT, trên net, có một tay rất trẻ, rất khá, có dành chỗ cho một số tác giả, trong có PCT, NQT trên trang net của ông:

    http://www.pa.msu.edu/people/hoang/

    ReplyDelete
  10. Cai mail tren, quen khong ghi ten tac gia: NQT

    ReplyDelete
  11. @ NL: Tks, đã nhận Istanbul, có cái note của nhà xb, co nhac toi NL regarding con so sach gui
    Tks
    NQT

    ReplyDelete
  12. không hiểu vụ Nguyên Sa và Phạm Công Thiện có liên quan gì đến bài thơ "Nói chuyện với Phạm Công Thiện" ở link sau đây không

    http://www.dthoi.com/forums/printthread.php?t=2494&page=6&pp=10

    không tìm thấy gì ở cái link bác NQT đưa

    số lượng sách tặng có đủ cho bác không?

    ReplyDelete
  13. còn người tố cáo Nguyễn Văn Trung đạo bài nước ngoài hình như lại là Thế Phong?

    ReplyDelete
  14. @ NVT
    Có vụ đó, hình như dưới cái tên Hoàng Thái Linh, dịch một bài, nhưng để mình là tác giả, 'triết gia' Đào Trung Đạo hình như đã nhắc tới.
    @ Sách: OK rồi. Bao nhiêu thì đủ? Tks again
    Sách đẹp quá, nhưng đọc, có vẻ như biên tập bỏ đi nhiều phần dịch phóng bút. Tôi đọc hai bản tiếng Anh & Pháp, thấy cách xa nhau nhiều quá, bởi vì không biết tiếng Thổ, nên tha hồ phóng bút, bỏ đi thì thấy tiếc.... Phải chịu vậy thôi, NQT

    ReplyDelete
  15. http://research.mrl.ucsb.edu/~vdwgroup/hoang/
    Cai link o tren, trang net cua tay Khang Hoang
    Current Mailing Address:

    Materials Department

    University of California

    Santa Barbara, CA 93106-5050

    Phone: (805) 893-6158

    E-mail: hoang [AT] engr.ucsb.edu

    ResearcherID: C-2879-2008

    ReplyDelete
  16. a, đã vào trang đó lại và đã hiểu bác định nói gì

    vụ BT: trong các trao đổi e-mail có nói rất kỹ mà :) thực sự nhiều chỗ bỏ đi rất tiếc, nhưng vẫn phải làm, chỉ mong bác xá tội :d

    ReplyDelete
  17. Nếu PCT đã đả phá "Hệ", chỉ nhận mình là thi sĩ, thì những gì ông ta viết ông ta cũng phải tự biết rằng nó sẽ không thể nào là "đường hướng bền bỉ và nhất quán". Ai thích thì đọc, ai chê thì chửi, chuyện thường tình. Cả một hệ thống khi gặp khủng hoảng, bế tắt thì cũng bị chửi, một con người nhỏ nhoi thì đòi hỏi nhiều ở y làm gì cho nhiều, cho cao, cho hệ thống. Chẳng thú gì cái cách cuả ông ta, nhưng trong "võ lâm nhất thống giang hồ" có một anh gàn như thế coi bộ khó.

    ReplyDelete
  18. dầu sao thì nếu có hệ thống một chút thì vẫn tốt hơn chứ nhỉ

    ReplyDelete
  19. Này, tớ rao bán MY BOOK đấy chứ :D.
    À mà sáng nay rất nhiều người hỏi Nhị Linh có gửi quà gì vào trỏng không đấy.
    Cuối tuần này cafe đi, giao nốt sách.
    Finally, Ý thức mới cứ từ từ, không mất đâu mà sợ.

    ReplyDelete
  20. hic sao nhiều người... ngây thơ thế nhỉ :) với cả đâu có biết bác vào đó đâu

    ReplyDelete
  21. @Ác: Gàn thì cũng có nhiều trình độ đấy [nsc]

    ReplyDelete
  22. chết, em đọc comment phía trên của bác NSC về PCT và những thứ liên quan như Krismanuti,..., tự dưng em thấy quen quen... Không biết có phải người quen bên ngoài không nữa :P Nếu không phải, thì cũng... lạ :D (Z)

    ReplyDelete
  23. Bản dịch của bác NQT đọc được quá đi chứ, tôi đã nhanh tay ôm được một quyển.

    Istanbul tiếng Anh là do Maureen Freely: nghe nói có trao đổi thư từ mật thiết với Pamuk, và Pamuk duyệt lại lần chót (cùng cách làm việc cho các bản dịch khác của Freely), cho nên tôi không lạ là bản tiếng Anh "khác" bản tiếng Pháp: nó diễn đạt ý của Pamuk bằng tiếng Anh. Còn bản tiếng Pháp có tới 3 người dịch "lận", và tôi không nghĩ là họ có trao đổi với Pamuk. :) [NSC]

    ReplyDelete
  24. @Z: "Krismanuti" là ông thần nào? :)) Chắc người cũng... lạ đấy! [NSC]

    ReplyDelete
  25. hay quá, Z ơi ny cũ à :d

    lần trước tôi cũng nói, bản tiếng Anh hơn đứt bản tiếng Pháp ở trường hợp Istanbul (nhưng vẫn bị sai hihihi, bác NQT đã tìm ra cái note của btv chưa ạ?)

    ReplyDelete
  26. hìhì, em vừa gõ vừa nghĩ linh tinh nên gõ sai đấy ạ :-))), vứt qua một bên thôi kẻo NL lại xóa comment ko liên quan :P

    ReplyDelete
  27. ôi xời Krishnamurti bây giờ in lại đầy, mốt lắm

    lúc chiều tối tôi ra hiệu sách thấy một chị gái xông vào hỏi người bán hàng: cái bộ gì của ông gì người Ấn Độ chín quyển em thiếu mất hai quyển cái gì điểm tâm ấy chị lấy ngay cho em đang đọc dở mấy quyển kia cái gì mà chim bàng với cả tự do gì gì ấy

    tức là chị gái đang muốn hỏi mua "Đời không tâm điểm" đấy

    sợ chuuuuưa :ddd

    ReplyDelete
  28. "chị gái" với "cái bộ gì của ông gì", mới đầu cứ tưởng là post massage hôm trước còn tiếp tục!

    :)))))) [nsc]

    ReplyDelete
  29. NL "ôi xời Krishnamurti" à, ừ thôi tiện đây mình cũng thú thật là mình đọc sách của Krishnamurti thấy vào lắm, đọc mấy quyển liền cũng được còn chuyển sang Heidegger là ngắc ngắc :P trình độ triết nó chỉ có đến vậy nên thấy NL cười cái chị gái kia mình cũng hơi giật mình hihi

    ReplyDelete
  30. Comment cho cái câu của bác QB:
    "Em ở lại nhan sắc cũng ra đi
    Dù anh gọi tên em là nhan sắc"

    :D

    ReplyDelete
  31. hay chị mà em gặp chiều nay trong hiệu sách chính là chị HY? :d

    mà chuyện thật đấy, thề, không điêu tí nào luôn, chứng kiến tận mắt nghe thấy tận tai

    bằng chứng là hôm nay về nhà còn vác được bộ Sơn Nam ba tập "Hương rừng Cà Mau" cơ mà :)

    ReplyDelete
  32. mốt ở nhà mình 5 năm nay rồi mà, nhưng tới tầm "cái quyển gì bộ gì mà của ông gì viết gì hay hay ấy" thì chắc là rộ lên 1,2 năm nay. Hôm nọ bạn già em viết thư cũng kể là Osho giờ cũng in nhiều lắm rồi, không như cái thuở Osho photocopy đọc dấm dúi nữa, nhưng chắc ko cho in tập nói về XHCN đâu :P
    Krishnamurti - K.R.I.S.H.N.A.M.U.R.T.I - em mua có một cuốn ở nhà mang về nhà cầm được vài bữa thì đem tặng bạn Âucơ gallery đã gần 2 năm về trước :-)))) (Z)

    ReplyDelete
  33. cái tên Osho bây giờ phổ biến ngang ngửa cái tên Osin luôn ấy :p

    ReplyDelete
  34. Oshô ô ô ô ô ô ô ố ố ồ ồ ồ ồ !!! :(((((

    ReplyDelete
  35. em cười té xuống đất giờ :-)))). À, năm ngoái ở SG em cũng mua một loạt các bộ sách in lại về các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ. Công nhận Phương Nam mua bản quyền làm lại nhiều loạt sách địa phương rất hay! Em cũng có ý đó, nhưng mà muốn liên hệ các tác giả dân tộc thiểu số, mua tác phẩm của họ và in để... phát không (in vỉa hè thôi, nhưng chắc đẹp). Năm ngoái có đi đi lại lại dọc miền Trung miền Nam, gặp nhiều người tài ẩn dật lắm, nhiều khi giật mình. Nhưng ko phải cái ý của mình họ đã đồng tình. Nhiều vụ đi tìm mua bản quyền cứ như phim, thấm đẫm gian truân, nước mắt, mất tiền và ko có kết quả :-)))) (Z)

    ReplyDelete
  36. đang chờ hồi kí của Zét đi đi lại lại dọc miền Trung miền Nam, gặp nhiều người tài ẩn dật lắm, nhiều khi giật mình. chờ!

    ReplyDelete
  37. đừng chờ, biết khi nào em mới già để viết hồi ký :-)))

    ReplyDelete
  38. tin chứ, không phải thề, chắc cũng nhiều "chị gái" ngu ngơ như thế/mình. Như thôi chính xác thì không phải, mình có khoảng chục quyển pdf của Krishnamurti trong máy tính, đã đọc hết rồi. Hồi năm ngoái về có đi hiệu sách Tràng tiền mua khá nhiều sách trong đó có mấy quyển Nhã nam liền ví dụ như Nhóc Nicolas những chuyện chưa kể 2, Bắt trẻ đồng xanh... À hình như có quyển Nhã nam làm chung với Hội Nhà Văn. Mình thấy sách Nhã nam rất ok đấy (động viên các bạn làm sách nhọc nhằn tí) :)

    ReplyDelete
  39. ;)

    mà không bác nào biết tên luận án tiến sĩ của Thanh Lãng à?

    ReplyDelete
  40. Đóng góp của Pháp trong văn học Việt Nam

    ReplyDelete
  41. em tưởng anh đặt câu hỏi tu từ, vì Google cái là ra mà :P Hay là có một luận văn nào khác nữa? :P (Z)

    ReplyDelete
  42. NL hỏi để mời các bác cười cái tên rất là phản chiến nhưng các bác chả thấy ai cười cả NL sốt ruột, nghĩ ra cái gì buồn cười mà ko ai cười chả nhẽ cứ cười một mình NL nhỉ, nhân dân bây giờ khó cù ghê, còn bận nâng cao IQ chắc :P

    ReplyDelete
  43. Đóng góp của Pháp trong văn học Việt Nam [nsc]

    ReplyDelete
  44. Nhà NSC cách xa nhà bác Gúc hơn nhà tớ rồi :P

    ReplyDelete
  45. cười ở đây gõ dấu ngoặc mỏi cả tay :)

    à, lúc bé đi học, ông giám thị bảo học trò là chúng mày phải chụp hình 4x6 để làm "bản đồ lớp" nhưng phải nhìn thẳng có đủ hai tai. có mấy thằng về chụp hình đưa cả hai tay lên. thề, chuyện miền nam có thực, không phải là không bao giờ có thực. [nsc]

    ReplyDelete
  46. nhà cháu nghèo, vẫn dùng "mô đềm" đấy ạ [nsc]

    ReplyDelete
  47. @ Note cua TTTY ve so sach chuyen, theo de nghi cua CVD
    NQT

    ReplyDelete
  48. Đọc lại các trang web cũ về PCT và NVT, suy gẫm thôi chứ nhào vô chê, chửi, ruả nưã, hoài nghe mệt lắm qúi vị.

    http://www.viet-studies.info/NguyenVanTrung_OngPhamCongThien.htm

    http://www.tienve.org/home/viet/viewVietJournals.do?action=viewArtwork&artworkId=80

    ReplyDelete
  49. Chị đọc Krisnamuti thấy nghèo màu sắc khoa học lắm. Chị chỉ mong người Việt bớt nghiên cứu về các thể loại Osho, Krisnamuti.... Bọn tây hàn lâm có đọc những thứ đấy đâu.

    KHXH của nước mình không khá lên được bởi suốt ngày chìm đắm trong các tư duy tôn giáo, chưa kể phong thủy, kinh dịch, tử vi...Không thể ngóc đầu lên được với thế giới.

    Nhiều người như PCT có thể có tài nhưng cứ suốt ngày rúc vào nghiên cứu Phật giáo này nọ, vừa lãng phí vừa tránh cạnh tranh. Đúng là đến giờ phút này mới chỉ có Trần Đức Thảo có thể so sánh được với phương tây, bởi vì dám trực diện với các vấn đề mà các chú tây quan tâm. Đối đầu thì mới biết được cái tầm của mình đến đâu so với thế giới.

    Toàn nghiên cứu những thứ đếch ai quan tâm thì nói làm đếch.

    Còn đa số các chú khác thì có lẽ đúng như chú PCT nói "không có tư tưởng mà chỉ có học vấn"

    ReplyDelete
  50. "mà phê bình Nguyễn văn Trung thì cũng có nghĩa phê bình luôn Trần Thái Đỉnh, Trần Hương Tử, Nguyễn Nam Châu, Hoàng Thái Linh và một trí thức khác ở Việt Nam."
    Nguyên văn là "một" hay "một số"?

    ReplyDelete
  51. Nói gì thì Phạm Công Thiện đã được vào danh sách Trí Thức Việt Nam rất bảnh:
    http://chungta.com/Desktop.aspx/Tri-thuc/Tac-gia/

    Các bác đừng có giẫy lên phản đối, coi chừng cái ông ở đầu list ;-)

    ReplyDelete
  52. Chú PCT không theo học chính quy nên không hiểu. Triết sỹ triết học không nhất thiết phải là triết gia. Luận văn tiến sỹ triết có thể chỉ là tổng hợp/phân tích những tác phẩm của người khác, mặc dù có thể đưa ra 1 số argument mới, triết lý mới nhưng không nhất thiết phải có tư tưởng mới.

    PCT không có tư cách gì để nói về triết học cả. Những thứ chú viết thuộc về triết lý văn chương, (nơi mà mỗi ý tưởng chỉ cần đạt được thành công ở 1 trong 3 yếu tố: CHÂN, THIỆN, MỸ), chứ không phải là triết lý kiểu triết học, (nơi mà chỉ có CHÂN được quan tâm). Hơn nữa, triết lý văn chương không đòi hỏi đào sâu như triết học, nên chú không hiểu được cái gian khổ để có được một ý tưởng mới đủ hay, đủ sức thuyết phục, về mặt CHÂN LÝ.

    ReplyDelete
  53. Ha, đang nói chuyện các triết gia tự nhiên đâm hơi QB vào đấy làm gì? :)

    ReplyDelete
  54. đúng chủ đề ưa thích của chị KD rồi, cố lên chị :d

    Linh: đúng là "một số" đấy

    NQT: ý tôi là mấy cái chú thích của bt in trong sách

    QB: thì đọc hai câu đó nghe cũng triết triết

    à mà không bao giờ Phạm Công Thiện nói đến tình yêu hay sao ấy nhỉ?

    ReplyDelete
  55. vụ Thanh Lãng tôi hỏi để thử xem bác nào biết được tên tiếng Pháp luận án tiến sĩ của ông ấy (hình như làm tại Thụy Sĩ) không cơ :d sau này nhà Tự Do của Sài Gòn có in ra đấy, giữ nguyên tên tiếng Pháp

    ReplyDelete
  56. à bác NSC: quan hệ Bùi Giáng-Phạm Công Thiện như thế nào nhỉ, tôi không rõ, mà lại nhớ sau khi Nhất Hạnh viết "Thư gửi tuổi hai mươi" thì chính Bùi Giáng có viết một bài "Thư gửi tuổi chín mươi" để đập lại cơ mà nhỉ

    ReplyDelete
  57. Thanh Lãng là bút hiệu của Đinh Xuân Nguyên, được nhà dòng gửi sang học chương trình tiến sĩ văn khoa ỡ Université de Fribourg / Universität Freiburg (đại học song ngữ), rồi trình luận án: Apports français dans la littérature vietnamienne.

    Tôi không nhớ chi tiết (nhất là dữ kiện "văn học sử" kiểu nghiên cứu), chỉ nhớ là có những căng thẳng giữa PCT và Bùi Giáng xoay quanh nhà xuất bản An Tiêm do thầy Thanh Tuệ điều hành. (Thầy Thanh Tuệ bị "giải phóng" ra đời, sau này lập gia đình, làm nghề đóng bìa sách dầy, gáy da, chữ mạ vàng, cho những người khá giả còn muốn âm thầm bảo tồn một số sách quý. Thôi, chán lắm, không nói nữa! Ai có can đảm làm văn học sử về mấy tội dìm sách thê thảm này?) [NSC]

    ReplyDelete
  58. Có những điều, khi viết, nhất là viết kiểu blog hoặc comment, thì trở nên "kỳ cục" vì thiếu dẫn nhập, bối cảnh, chi tiết, dẫn chứng, lý luận, giải thích, trình bày... Đôi khi chỉ là góp ý cho vui, như là trao đổi bất chợt ở quán cà phê, qua những "personal anecdotes" (giai thoại cá nhân), thế thôi.

    Ngay cả đại học và tiến sĩ cũng thế, khi ra ngoài rồi mới hiểu là có nhiều loại, nhiều phẩm chất khác nhau, nếu chia sẻ vài câu với bạn bè ở phòng khách thì thoải mái, nhưng post lên Internet thì họ lại đón nhận trong chiều hướng khác.

    Rồi "tài liệu", có chắc là "văn bản" mới là chứng cớ tối hậu? Có những điều họ ghi rất hàm hồ, như phụ khảo biến thành giáo sư, tham dự diễn thuyết biến thành nghiên cứu sinh, biên tập viên biến thành thành viên ban dịch thuật, đại khái những "dữ kiện" như thế chỉ có những người có sống qua trong bối cảnh ấy mới lắc đầu mỉm cười, rồi quay về với công việc quan trọng hơn.

    Đọc Summertime của Coetzee thấy buồn cười (này, NL thích cười mấy hôm nay): chàng diễu cợt chính "cuộc đời" của mình, cái gọi là "tiểu sử" với "thành đạt" với "trí thức" với này với nọ. Có một câu khá là xót xa, đại khái: Tại sao cứ chạy theo nói về các ông nổi tiếng, thế còn bà cụ bán xôi ở góc chợ để cho ai thương? [NSC]

    ReplyDelete
  59. Bạn Nhị ơi, chuyện ngay chính trong nước, hôm nay, bây giờ, trước mắt thì sao không lo, mà bới, xới, kích các vị ở xa, đã qua làm chi vậy? Bạn cũng đủ nổi danh lắm, được qúi mến đủ lắm rồi, bạn còn muốn gì thêm? - Chỉ tội cho những người mà bạn "dùng" đến. Họ chẳng được chút ân huệ, thơm thảo nào cả, vậy để mần chi?

    ReplyDelete
  60. tôi không phải là người bình luận thời sự, và tôi có một số hướng nghiên cứu cá nhân

    tôi cũng thấy các bác có cách nhìn nhận thiếu nhất quán thật: khi không ai nói gì thì bảo cố tình bỏ quên một di sản văn hóa etc, khi nói đến, tìm hiểu thì lại nói "dùng" với ý đồ này nọ

    vậy các bác muốn gì, au juste?

    ReplyDelete
  61. Chị giờ rất cố gắng ghi nhận các dạng tài năng khác nhau. Nhưng nhiều khi thấy ai đó nghĩ không đúng khiến mình cảm thấy ấm ức, không thể không nói.

    Mặc dù chị hiểu, nghiên cứu ở VN bị hạn chế rất nhiều, bởi tài liệu tra cứu quá thiếu thốn.

    ReplyDelete
  62. thời Sài Gòn không đến nỗi thiếu sách vở tài liệu như chị nghĩ đâu, thiếu nhất chỉ là các tài liệu của Việt Nam thời trước 1954, nhất là báo chí, thôi

    ReplyDelete
  63. Ban suu tap, khoi phuc lai cac "di san" do bang cach gom lai cac rumors co day tren cac trang web hai ngoai, PCT co nhieu vo nhieu con, danh dam giua ong ta va ong NVT, blah blah... DTL thi "nghe dau" nhieu tai tieng lam blah blah...

    ReplyDelete
  64. hehe chả trách lấy tên là Ác

    ReplyDelete
  65. Hehe... di~ nhien doi khi phai? AC chut xiu de nhac nho ban NL du+ng` co' qua' tro*n' bo^ng dua` khi nga^m kiu' di san? ma` to^i. cho ho.- vi` ho. khong the len tieng cai? chinh'. Chu*' AC nay` du+ biet la` ban. khong co' y' xa^u' gi`. Nhung phai? noi' de cho ban can than hon thoi. Ban mo*i' bi. vai` comments khong e^m tai la` da~ nhay? len ddanh` ddach chui? ho stupid blah roi, cai' gi` mi`nh khong muo^n' thi` ddu+`ng ba*t' nguoi` khac' phai? chiu. Thoi cuoi` le^n ddi cho ra*ng Vang` sang' choi'... Con` tiep tuc phan? doi nua~ thi` ddu+ng` tra'ch AC' ta ra tay ddo^.c ha.i ta*.ng cho ba.n mo^.t cai' Kin gi` gi` ddo' tu+` Amazon.com tha ho^` di.ch suo^t' ddo*i` mie^n~ phi'. Hehe...

    ReplyDelete
  66. Phai? noi' la` "ddo.c mie^n~ phi'", con` di.ch mie^n~ phi' thi` o*? cho^~ nao`?

    http://www.amazon.com/Kindle-Wireless-Reading-Display-Generation/dp/B0015T963C/ref=amb_link_353283622_2/175-9007000-5292707?pf_rd_m=ATVPDKIKX0DER&pf_rd_s=center-1&pf_rd_r=0DTV6T1GCKHA6TEWFMQV&pf_rd_t=101&pf_rd_p=1265735402&pf_rd_i=507846

    ReplyDelete
  67. à cái kindle cũng là được của nó đấy :d

    ReplyDelete
  68. NL sướng thế, sắp được người hâm mộ tặng Kindle. Chuẩn bị khao đi, hehe.

    ReplyDelete
  69. vầng, em đang xoa tay chờ đây, kindle thích ra phết hihi mà e-book thì mình lại nhiều vô kể nhưng chả bao giờ đọc vì chưa có kindle haha

    ReplyDelete
  70. Không thành vấn đề. Bạn Nhi ghi điạ chỉ vào đây, thì ta sẽ gởi về. Đừng dùng kindle lót đít ngồi ở quán café hỉ.

    ReplyDelete
  71. chết... thật... à... bác...

    ReplyDelete
  72. Chết cái gì? Bọn sinh viên quen tay dưa sách xuống lót đít ngồi, rồi khi dùng kindle cũng ... đưa luôn. Bể thì hết thuốc chữa chứ sao. Nhớ viết địa chỉ.

    ReplyDelete
  73. liệu ở VN có quyền hạn download ebooks vào Kindle được không ấy, hay lại ôm cái máy không mà... ngủ ấy à? còn bọn sinh viên kia, chúng nó lót đít kiểu ấy thì có tên là Jack Dick :) [nsc]

    ReplyDelete
  74. đút các thứ xuống đít là sở trường của tôi đấy uhm...

    mà bác Ác chắc gì đã biết chọn đúng version của Kindle để có thể dùng được ở VN haha

    thôi chả nhận đâu ngại lắm, rồi lại mang tiếng viết blog để xin Kindle :)

    tôi hứa lúc nào có Kindle của tôi sẽ chụp ảnh lên cho các bác xem, hứa luôn là sẽ trắng tinh tính tình

    KINDLE không bao giờ có thực :ddd

    ReplyDelete
  75. làm được bác nsc ạ, nhưng phải biết cách :)

    ReplyDelete
  76. biết cách jack dick ấy à :)))) [nsc]

    ReplyDelete
  77. đã bước vào mảng này thì đi hẳn một đường iPad technicolor cho nó máu [nsc]

    ReplyDelete
  78. dạ khồng, iPad bây giờ bọn dở hơi ở HN vung vẩy khoe trông tởm lắm tôi chả dại :d

    hị hị, jack dick [All work and no play makes Jack a dull boy hehe] cũng đúng, và cả đút e-book vào Kindle nữa, công nghệ thì tôi kém nhưng tôi lại biết nhiều người xử lý mấy cái vụ đó trong vài giây haha

    ReplyDelete
  79. Important Product Information for Your Country:
    Kindle wireless is currently not available in your country. You can transfer books and personal documents to your Kindle via USB - Amazon.

    ReplyDelete
  80. hehe chính bọn amazon cũng không biết làm ấy, nhưng người Hà Nội lại làm được thế mới máu cơ ợ

    ReplyDelete
  81. Kindle vs. iPad: Which is better for reading a book?
    for reader: Kindle.
    http://www.chron.com/disp/story.mpl/business/silverman/6956033.html

    ReplyDelete
  82. nói thế thôi Kindle thì tôi không nhận nhưng khi nào có Kindle sẽ nhờ bác mua hộ e-book trên amazon nhé, tks in advance

    ReplyDelete
  83. Cái việc bác không xin mà vẫn ngại thì tôi không hiểu lắm. Tùy bác, nếu thích thì tôi tặng, tôi thích kindle. Tôi đã thử ipad cuả người bạn, nó nặng chịch, mau hết điện, đọc ngoài trời nhoà câm...

    ReplyDelete
  84. bác đừng phật lòng, tôi nói đùa thôi, tôi cũng có ý định kiếm một cái Kindle rồi chứ chẳng ngại cái gì cả đâu

    ReplyDelete
  85. Như vậy có nghiã là bác chưa có Kindle. Tôi tặng được, không sao. Chuyện này sao có vẻ nhớn thế nhỉ? Còn việc nó có sử dụng được ở VN hay không thì phải hỏi Amazon.

    ReplyDelete
  86. hehe tôi nói vậy tức là sẽ sớm có, nên bác không cần gửi đâu, tks anw

    ReplyDelete
  87. Không biết Việt Nam có cho phép người đọc download books vào computer, rồi transfer sang Kindle không, có kiểm duyệt trong v/đ này không? Bác là dịch giả, xin phép thì có được cho sử dụng không? Nếu iPad được sử dụng ở VN như bác NSC nói thì Kindle OK chứ nhỉ?

    P.Ác

    ReplyDelete
  88. được mà bác, vài thủ thuật nhỏ thôi

    ReplyDelete
  89. hì hì, tôi nói cho nó oách chứ máy móc thì mù tịt, gõ computer là hết thuốc, xong quay sang đọc sách bằng... mạt gỗ. chắc chắn ebooks không có mùi thơm mùi mốc mà tôi... mê :) [nsc]

    ReplyDelete
  90. OK. Vậy tốt quá, tôi sẽ tặng bác cái Kindlle version mới

    http://www.amazon.com/Kindle-Wireless-Reading-Display-Generation/dp/B0015TG12Q/ref=kinww_ddp

    Đàn ông nam nhi thì phải nhanh chóng, phóng khoáng, đừng có cù nhầy, mệt lắm. Giưã thanh thiên bạch nhật, tặng quà thì có khỉ gì phải sợ nọ kia. Tôi biết bác sẽ tốn bộn tiền mua sách về sau, và thỉnh thoảng gởi sách tặng tôi, được không?

    Ác

    ReplyDelete
  91. Bác NSC quả thật là dân Tàng Kinh Các thật đó nha. Bác nhớ chỉ điểm cho bọn hậu sinh chúng cháu, cả Ác lẫn Thiện, vưà Nhị vưà Nhất, tùy tâm cơ mà thọ giáo. Xin đa tạ.

    ReplyDelete
  92. bánh trái thuốc lào cho vui thôi, chứ các bác "bốc" thế này thì phải lánh ngay: diều thổi gió cắt dây vài lần cạch đến già! [nsc]

    ReplyDelete
    Replies
    1. RIP, NSC. You are missed!

      - GioChanChuong

      Delete
  93. hehe bác gửi cái mail vào địa chỉ trong profile của tôi nhé

    thanh thiên bạch nhật có một số chuyện không thể giải quyết được, mình đâu có phải mấy bạn bo đì pên tinh hehe

    sous le soleil exactement, pas à côté, pas n'importe où, sous le soleil exactement (Serge Gainsbourg)

    :d

    bác nsc chính là ông lão quét dọn Tàng Kinh Các Thiếu Lâm Tự thật đó :)

    ReplyDelete
  94. Mẹ cha ơi, còn bày đặt viết tiếng Pháp, biết tôi dốt không biết tiếng Pháp nên "chơi" tôi chứ gì? He hee... không sao không sao...
    Ác.

    ReplyDelete
  95. Bác NSC đừng biến, xin đừng biến... Bác đi rồi, chúng tôi chắc sẽ chửi loạn cả lên, không học hỏi khỉ gió gì được. Mệt ghê gớm.

    Ác.

    ReplyDelete
  96. ai mang triết hiên sinh vào làm băng hoại tuổi trẻ vn ? và nhửng hệ tư tưởng baxu khác qua nhưng tác phầm gọi là văn chương thế giới ,tác phầm "kinh điển "và học thuyết điên khùng ....
    làm một bầu trời suy sụp khổ đau ????
    bớ làng nước ơi !! hãy treo cổ bọn chúng trên cây thập tự ,hay trên ngọn tre đầu làng ....
    phạm công thiện ư ? ông ta là cái gì cơ chứ : nhà thơ ,triết gia ,thiên tài ...??? kẻ lập dị tâm thần phân liệt ...
    ông ta là công dân nam bộ : tài hoa phá phách cuộc đời êm đềm thơ mộng của Xuân Diệu , Bùi Giáng - của Phan minh Ta ...

    ReplyDelete

  97. “ Tôi vô cùng chấn động khi đọc tác phẩm Hố Thẳm Tư Tưởng (hình như xuất bản năm 1966) của Phạm Công Thiện, trong đó tác giả mạt sát giáo sư triết học Nguyễn Văn Trung không tiếc lời và phê phán luận án tiến sĩ của vị giáo sư này một cách hết sức gay gắt, tàn nhẫn, có thể gom lại trong hai mệnh đề chính: “Hoàn toàn dốt nát về tư tưởng triết học phương Tây” và “hoàn toàn dốt nát về tư tưởng Phật giáo”. Dĩ nhiên những nhận xét này của họ Phạm giờ đây đọc lại tôi cũng chỉ thấy toàn là những khẳng định suông, chẳng có chứng minh gì cụ thể là giáo sưNguyễn Văn Trung “dốt” ở những điểm nào.”

    Khái niệm triết học tại Sài Gòn trước 1975
    Dương Ngọc Dũng "Đường vào Triết học" - NXB Tổng hợp TP HCM

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bài viết cỡ 30 trang (đúng như NL nói ở trên) mà chi toàn những khẳng định suông thồi sao? Theo những gì tồn đọng trong trí nhớ (tôi đọc bài đó trong cuốn Hố Thăm Tư Tưởng lúc nói mới ra, 1966) thì PCT "chứng minh" khá kỹ về "dốt nát về tư tưởng Phật giáo" của NVT (về triết học Tây Phương thì tôi không nhớ PCT nói gì). Tóm lại, chính Dương Ngọc Dũng mới là "khẳng định suông".

      Delete
  98. Hi there, i read your blog occasionally and i own a similar one and i was just curious if
    you get a lot of spam comments? If so how do you reduce it, any plugin or anything you can suggest?

    I get so much lately it's driving me mad so any assistance is very much appreciated.

    ReplyDelete
  99. I am in fact grateful to the owner of this website who has shared this fantastic
    piece of writing at here.

    ReplyDelete
  100. Các bạn trẻ quan tâm đến sinh hoạt trí thức miền Nam trước 1975 thì cũng nên xem bài viết của ông Nguyễn Văn Trung để thấy mặt kia của sự việc. Sau 1963, xung đọt tôn giáo đã khiến cho cả giới trí thức cũng bị lây. Sự vụ trên đây là một thí dụ. Mời đọc: http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=1844:ong-phm-cong-thin-&catid=100:vn-hoa-lch-s-trit-hc&Itemid=161

    ReplyDelete
  101. có ai không biết đâu

    chính vì người ta hầu như chỉ đọc (các) bài của Nguyễn Văn Trung cũng như của những người ủng hộ NVT cho nên cần có bài của PCT thì mới thấy rõ được

    ReplyDelete