Tôi đọc thấy lời bình luận của Diễn Đàn về bài viết của tôi (liên quan tới Phan Khôi) từ mấy hôm rồi, thấy buồn cười nhưng cũng không hiểu các tonton bên Diễn Đàn muốn nói gì. Câu này như sau:
"Sau bao nhiêu năm vùi dập, nay người ta đua nhau bốc thơm Phan Khôi. Bao giờ nhà báo Phan Khôi được đánh giá khách quan và công bằng ?"
Tôi muốn hỏi ngay các tonton của Diễn Đàn, tonton Giao hay tonton Tường thì cũng vậy thôi, là các bác muốn nói gì đấy mà khó hiểu thế? Và cũng muốn hỏi thêm, bao giờ các tonton mới thôi chơi trò úp mở, làm ra vẻ biết hơn người khác về mọi chuyện nhưng chưa bao giờ chứng minh được là đúng như vậy? Và nữa, bao giờ thì các tonton, cũng như ông Trần Hữu Dũng, tức là cả một dây trí thức cánh tả, mới hiểu rằng mình đang hằng ngày thể hiện cái sự cánh tả quá rõ nhưng vế đầu, "trí thức", thì ngày một phai nhạt? Đóng góp thì chẳng có cái gì, thà cứ như Bùi Văn Nam Sơn từ bỏ tất cả đi sâu vào chuyên môn thì còn đáng kính trọng. Đằng này thì cứ diễn mãi vở tonton flingueur với cả tonton flic, giống hệt như là các quan tòa không có chút hiểu biết nào về luật pháp nhưng vẫn hùng dũng ngồi ngự ở tòa án.
Các chuyên gia về một trăm nghìn lĩnh vực trí thức đến mức ngày ngày xuýt xoa "Đoan Trang xin lỗi người hâm mộ về trang phục "hớ hênh"" rồi thì "Tố người mẫu bán dâm, nên hay không?" với vô vàn lời lẽ thòng theo nhiều khi đạt đến một mức độ bỉ ổi đáng kể, khi xuất hiện thì sẽ là trong trang phục tuyệt mỹ quần âu đi kèm giày thể thao trắng lốp. Chả ra ruốc ra bông cái gì cả.
Trong lần tham gia tranh cãi một vụ ở Tiền Vệ, tôi để ý sau đó xem cách đưa lại thông tin của các mạng lưới lề trái ra sao, thì nhận thấy rất rõ là họ sẵn sàng đưa tin rầm rộ về tất cả những gì có thể xâm phạm, chửi rủa, mạt sát, nhưng những gì mang tính phân tích tiếp theo đó thì họ thường xuyên không quan tâm đến, và bỏ lửng luôn.
Lề phải hay lề trái thì cũng vậy thôi, đúng như lời mà người ta hay dùng để mỉa mai tôn giáo: chỉ nhìn thấy những gì muốn nhìn thấy.
Moi co mot nguoi viet mot bai vua phai dung muc ma da nhan xet la "người ta đua nhau bốc thơm" thi ke cung buon cuoi that.
ReplyDeleteNguoi Viet quen voi su khong minh bach roi hay sao y cu thich noi kieu gi la cu noi khoi khoi.
Tay Trái miả mai Tay Phải
ReplyDeleteTay Phải đánh trả Tay Trái
Hải ngoại "buồn viễn xứ khôn khuây"
Quốc nội không cho người nhớ quê nhập cảnh
VNCH và CS thề không mặc quần chung
dù vẫn mơ ca dao tục ngữ
"nhường cơm xẻ áo",
"lá rách quên mình bọc lấy lá lành…" - thế mới oai.
dù biết rằng
"Con Ngựa Hồng ơi, con Ngưạ Vàng ơi
Cuộc đua này cuả chúng ta tử thần sẽ lãnh thưởng..."
Chèo Bắc bộ chế nhạo Cải lương
Hương Miền Nam le lưởi cợt Bắc Hà
Các Quảng "hận" Trị Thiên "ních hết"
Trị Thiên khinh kẻ "chém to kho mặn"
Đàng Trong "dị ứng" Đàng Ngoài
Đàng Ngoài muốn "đồng ứng" Đàng Trong
Bóng râm Trung Hoa - cơn mộng ám ảnh
Phương Tây tự do - mỏi mong, lo lắng
Hà Nội Phố chật chội khó thở
Đất Sài Thành bứt rứt kẹt xe
Một trăm cái Trứng một Ngàn ý hướng
Lịch sử cuả nó chưa từng có sự Thu Phục 12 Sứ quân
mà chỉ có sự Đánh tan, Tiêu diệt các Sứ
Muốn "Khai Sáng" mà u mê, ích kỷ
thì "chết chùm" là chuyện không xa...
Ai người biết gẫm biết suy
Nhìn xa thấy rộng biết nguy mà trừ
Xin cac bac Nhi, Dien Dan va` Viet-Studies hay~ om ho^n chun` chut hoa giai di. Lon ca roi, ai lai nhu vay, phai khong bac Nhi?? ;-)
ReplyDeleteTo someone (Dien Dan) who hurt Nhi Linh: you need to say sorry and buy him a cup of coffee, here:
ReplyDeletehttp://www.moma.org/collection/browse_results.php?criteria=O%3AAD%3AE%3A4185&page_number=7&template_id=1&sort_order=1
"I finally realized the meaning of shattering and of putting an image inside the shattered parts that would make them whole again." -Elizabeth Murray.
To Nhi Linh: "quần âu đi kèm giày thể thao trắng lốp" is young male fashion (eh eh... it won't last long :-)
ui thơ ca hò vè và Murray đều rất chi là hay và đẹp :d
ReplyDeleteThanks, Nhị. So let go for coffee...
ReplyDeletePlease check mail...
hẹ hẹ tất nhiên là phải cà phê chứ, đến cữ thèm thì phải tiến hành thôi
ReplyDeleteHay thật, ngang tới cái entry này thì mọi visitor thường ngày đều im re hết, không khí thật là "đáng sợ" như đang trong vùng rừng thiên nước độc, hay "đêm trước cuộc cách moạng" không bằng. Làm chi mà nghiêm trọng quá thể. Thôi bác Nhị lo mà viết một cái entry mới cho rồi, để nhà trơ trọi vắng hoe không khách trông buồn qúa :-p
ReplyDeletevầng :d
ReplyDeletecác visitor của tôi toàn người hiền lành mà
@##$!$^&*<:@#!^!!%!&$@*+/?\{!#^%&#$!:)))) [nsc]
ReplyDeletebắt đầu hơi giống captain Haddock trong Tintin rồi đấy bác ạ :)
ReplyDeleteà bác có biết là có một tờ tạp chí nào đó cách đây mấy năm đã nghiên cứu và chỉ ra rất nhiều câu chửi của Haddock là lấy cảm hứng từ Céline không? :d funny cực, nhất là từ quyển "Bagatelle" ấy
thế à? điểm này tuyệt (tôi có đủ bộ Tintin đấy, không cho, không đổi, hề hề) [nsc]
ReplyDeleteĐọc bài "Tìm lại Phan Khôi", thấy ông Cao Việt Dũng (CVD) đã đề cao Phan Khôi (PK) đến mức cho rằng ông là "một trong những nhà báo vĩ đại của giai đoạn 50 năm đầu của nền báo chí Việt Nam" và "Phan Khôi là một trong những bộ óc độc đáo nhất, uyên bác nhất, tỉ mỉ nhất từng tồn tại trong lịch sử trí thức Việt Nam.". Tính từ "vĩ đại" khiến tôi cũng hơi giật mình nhớ đến nhiều câu khẩu hiệu khác, và tự hỏi không biết có được sử dụng dễ dãi không. Vì thế tôi tìm các luận điểm mà ông CVD dùng để chứng minh cho tính chất vĩ đại, độc đáo, uyên bác của PK thì thấy có mấy điểm cơ bản như sau, tôi tóm tắt lại, trích đúng ngôn từ của ông CVD:
ReplyDelete1. "ông cộng tác với những tờ báo quan trọng nhất của mỗi thời kỳ, ông luôn luôn có một địa vị phải nói là “ngôi sao” trong làng báo Việt Nam,"
2. "ông đặc biệt hay cãi, có mặt ở trong mọi cuộc tranh luận lớn nhất của báo chí"
3. "đặc biệt nhất là lúc nào ông cũng có vị thế hết sức độc lập: từ báo Trung Lập ông vẫn viết bài chỉ trích Phụ nữ Tân văn là tờ báo vô cùng “sủng ái” ông, trả nhuận bút cho ông ở mức rất cao."
4. "Phan Khôi cũng luôn luôn tự nhận mình là một người học trò còn đang phải học hỏi: “Tôi tự phận tôi cũng như là một người thất học từ thuở nhỏ” (trích từ một bài báo năm 1932)."
Ngoài 4 điểm này thì toàn bộ phần còn lại của bài viết, ông CVD giới thiệu các nghiên cứu về PK,và lý giải việc vì sao PK không được giới nghiên cứu quan tâm.
Từ 4 điểm với những phân tích rất sơ lược trên đây, thật khó có thể tin là PK vĩ đại, đôc đáo, uyên bác. Trong thực tế có những ngôi sao của làng báo mà không hề đáng được gọi là vĩ đại. Việc một người hay tranh cãi và có mặt trong mọi cuộc tranh cãi cũng không chứng tỏ được rằng ông ta vĩ đại. Việc một người có nhiều kiến thức ở nhiều lĩnh vực cũng chưa thể nói là uyên bác nếu ông ta không thực sự hiểu thấu đáo các kiến thức ấy và vận dụng cho những tư tưởng riêng của mình.
Khi lí giải vì sao PK không được giới nghiên cứu quan tâm, ông CVD đưa ra một lí do khó thuyết phục: "Ở một nền nghiên cứu luôn luôn coi trọng sách in hơn báo chí, [...] như Việt Nam, công cuộc nhìn nhận Phan Khôi được tiến hành một cách vô cùng thận trọng và chậm chạp." Xin hỏi ông CVD, có nền nghiên cứu ở nước nào lại không coi trọng sách in hơn báo chí không? Các nghiên cứu lúc đầu có thể xuất hiện trên báo (còn chưa nói đến những nghiên cứu chuyên sâu chỉ xuất hiện ở tạp chí chuyên ngành, chứ không xuất hiện tràn lan và người nghiên cứu không tham gia vào hằng hà sa số chuyện như PK. Ở đây tôi không có ý định chỉ trích PK, dù sao PK cũng chỉ là một nhà báo, không phải là một người nghiên cứu), nhưng sau đó đều được tập hợp in thành sách, trừ những cái gọi là nghiên cứu, nhưng ít giá trị, không đáng để in sách. Còn các khảo luận thực sự chuyên sâu và mang tính hệ thống thì chỉ xuất hiện dưới dạng sách mà thôi. Vậy tại sao không coi trọng sách in hơn? Chuyện này cũng dễ hiểu lắm í.
Thực ra việc PK ít được tìm hiểu ở miền bắc có thể có những lí do khác, mà có thể vì ông CVD chưa đủ "độc lập về tư tưởng" (tôi dẫn lại lời của ông, điều mà ông cho là khẩu hiệu của PK), nên chưa chạm tới được.
Tôi không thuộc làng văn, chỉ là một người được học các kỹ năng viết các bài văn nghị luận (dissertation), nên vận dụng các kỹ năng sơ đẳng đó để phân tích bài viết của ông CVD, có gì sơ sẩy xin các bác lượng thứ. Hay cũng có thể nghị luận trong các ngành khoa học thì phải chứng minh chặt chẽ, còn nghị luận văn chương thì không cần chứng minh, chỉ cần mơ hồ sương khói? Càng mơ hồ càng có giá trị như chính các tác phẩm văn chương?
Lời quê góp nhặt dông dài, mua vui cũng được một vài trống canh. Có gì sai sót, xin được ông CVD chỉ giáo.
điều được cho là sơ lược thì rất dễ hiểu: đây là bài báo cho báo chí phổ thông, tôi không trình bày hết mọi thứ được, một bài báo như vậy chỉ có chức năng chủ yếu đưa ra các kết luận, phần phân tích không thể được dành một vị trí xứng đáng (để thỏa mãn cả thế giới) được
ReplyDeletebác biết các kỹ năng về dissertation thì có học về khác nhau giữa các register và genre chưa?
các nghiên cứu về lịch sử báo chí của tôi một số đã công bố ở hội thảo khoa học, tất nhiên ở đó tôi phân tích nhiều hơn rất nhiều; tôi được mời viết bài nhân ngày báo chí là vì tôi có quan tâm và nghiên cứu về lịch sử báo chí Việt Nam
chỗ "độc lập tư tưởng": tôi nghĩ bác không biết nhiều về lịch sử nên không hiểu tại sao tôi trích câu có từ "cúc vạn thọ" của Phan Khôi; bác có thể tự tìm hiểu
tại sao lại "vĩ đại": vì tôi đặt Phan Khôi vào so sánh với các nhà báo cùng thời, tôi nhấn mạnh là với các nhà báo, chứ không phải các học giả, mà danh sách tôi có đưa ra ở cuối bài nhưng rất tiếc khi lên báo BBT cắt mất, bản đầy đủ bác có thể tìm thấy trên blog này: tôi đặt Phan Khôi bên cạnh những người đương thời, đều là những nhà báo vĩ đại (theo tôi, tất nhiên): Diệp Văn Kỳ, Bùi Thế Mỹ, Đào Trinh Nhất, Phùng Bảo Thạch...; trong số đó, PK lúc nào cũng là người nổi bật nhất, cả về hành trạng lẫn trí tuệ
đã trả lời hết chưa ạ?
sau hôm đi bài của tôi vài hôm, SGTT làm tiếp về PK (kế hoạch này tôi cũng không biết trước), các bác có thể đọc bài phỏng vấn Lại Nguyên Ân kèm với các ý kiến của Huỳnh Như Phương và Lý Đợi nếu muốn biết rõ hơn:
ReplyDeletehttp://sgtt.com.vn/Loi-song/124677/Thieu-phan-bien-se-dan-den-suy-doi.html
đã xem cái note mới trên Diễn Đàn
ReplyDeletemerci
paste lại đây nguyên vẹn cái note của Diễn Đàn cho các bác không vào được để đọc:
ReplyDelete"Xin mời bạn đọc đọc "entry" dưới đây của Cao Việt Dũng (Nhị Linh) trước khi đọc trả lời 2 điểm của chúng tôi : 1. Trịnh trọng xin lỗi Nhị Linh : câu bình luận của chúng tôi "Sau bao nhiêu năm vùi dập, nay người ta đua nhau bốc thơm Phan Khôi. Bao giờ nhà báo Phan Khôi được đánh giá khách quan và công bằng ?" không nhắm bài viết của Nhị Linh (bài này ai đọc cũng thấy là có chừng mực), mà chỉ "cảnh báo" hiện tượng "bốc thơm" khá phổ biến, không chỉ đối với Phan Khôi, mà với Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh. Đó là những nhân vật đủ lớn để làm đối tượng cho những nghiên cứu lịch sử đàng hoàng, muốn vùi dập (như đã làm) cũng không xong, mà bốc thơm thì bất xứng. Lẽ ra mấy ý này cần được nói rõ để tránh hiểu lầm, và tránh được cơn thịnh nộ của "tonton" Cao Việt Dũng. 2. Nếu bình tâm hơn, chắc Cao Việt Dũng không để hiểu sai là mình muốn phủ nhận chức năng phê phán của trí thức -- đây là nói tinh thần phê phán khoa học, chứ không phải là phán quyết của quan tòa. "Tonton" Dũng thừa biết bọn "trí thức phái tả" vẫn quen làm bị cáo không cần phiên tòa của mọi phía, và chưa bao giờ có ý muốn làm quan tòa ở đâu cả."
đã chính thức xin lỗi như vậy thì tôi xin nhận, chỉ nói mấy ý râu ria:
a) gọi tôi là "tonton" thì cũng được, nhưng như thế hẳn các bác muốn được phong lên hàng archi-tonton (theo ngôn ngữ BD) chăng :d
b) rất ít người viết về Phan Khôi thời gian gần đây, lẽ ra tôi phải đợi xem Diễn Đàn có dẫn link bài phỏng vấn Lại Nguyên Ân và xem bình luận như thế nào, thì sẽ còn test được thêm khối thứ, nhưng thôi bỏ qua
c) quan điểm đánh giá những người như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh của các bác hẳn rất gần với cách đánh giá của Nguyễn Văn Trung ở "Trường hợp Phạm Quỳnh" và "Chủ đích Nam Phong"
d) ý thứ 2 của các bác: hay là các bác đọc René Girard bàn về các khái niệm "victime" và "bouc émissaire" xem có giải tỏa được phần nào không?
hì, René Girard với victim và scapegoat: một mảng "tôn giáo" mà tôi khoái [nsc]
ReplyDeleteBác Nhị được hai cốc café thơm lừng rồi, sướng nhé. Chưa hết, anh Orhan Pamuk (đẹp trai) nhờ tôi gởi đến bác và bác Tin Văn cốc café Thổ Nhĩ Kỳ này... cảm ơn hai bác đã hợp sức cho ra lò tuyệt tác "Istanbul - Hồi ức và Thành phố" làm cho người đọc thấm thía một nỗi buồn "cuả những điêu tàn" "được cắm rễ ở trong vẻ đẹp như tranh", niềm thương yêu khôn tả, rồi như anh Pamuk, "cảm thấy xốn xang tự hỏi nỗi buồn của chúng tôi sẽ dẫn dắt chúng tôi tới mãi đâu..."
ReplyDeleteKhông hiểu tại sao DĐ lại đi xin lỗi NL, lẽ ra phải là ngược lại. hãy đọc bình luận của NL dành cho DĐ:
ReplyDelete'bao giờ các tonton mới thôi chơi trò úp mở, làm ra vẻ biết hơn người khác về mọi chuyện nhưng chưa bao giờ chứng minh được là đúng như vậy? Và nữa, bao giờ thì các tonton, cũng như ông Trần Hữu Dũng, tức là cả một dây trí thức cánh tả, mới hiểu rằng mình đang hằng ngày thể hiện cái sự cánh tả quá rõ nhưng vế đầu, "trí thức", thì ngày một phai nhạt? Đóng góp thì chẳng có cái gì (...), Đằng này thì cứ diễn mãi vở tonton flingueur với cả tonton flic, giống hệt như là các quan tòa không có chút hiểu biết nào về luật pháp nhưng vẫn hùng dũng ngồi ngự ở tòa án.'
So với bình luận này thì bình luận của diễn đàn ít xúc phạm hơn nhiều, và dù sao cũng có cơ sở, khi mà NL đưa PK lên dến mức vĩ đại.
Việc NL cho rằng tất cả các báo lề trái (trong đó có diễn đàn, tiềnvệ, viet-stadies được nêu tên) "đóng góp thì chẳng có cái gì", rằng tính chất cánh tả thì càng ngày càng rõ, còn tính chất "trí thức" thì "ngày một phai nhạt", theo tôi là biểu hiện của việc bác Nhị chỉ muốn "nhìn cái mà mình muốn". Thử hỏi blog nhilinh đã đóng vai trò trí thức như thế nào? Bác có bao giờ dám đụng cham đến các vấn nhức nhối của đất nước hiện nay? Trong khi đó các trang lề trái đã đóng vai rất tốt trò contrepouvoir của họ, trong khả năng của họ.
ReplyDeleteThực ra khi ông CVD được nhà nước NÀY chọn là MỘT trong mười gương mặt trí thức tiêu biểu của VN, \thì làm sao ông còn có thể thực hiện được cái vai trò đích thựcc của người trí thức đích thực là chống lại quyền lực được nữa, nhỉ? Ông mà là trí thức xịn thì hãy xóa comment này đi nhé.
Nhi Linh: tôi đặt Phan Khôi bên cạnh những người đương thời, đều là những nhà báo vĩ đại (theo tôi, tất nhiên): Diệp Văn Kỳ, Bùi Thế Mỹ, Đào Trinh Nhất, Phùng Bảo Thạch...; trong số đó, PK lúc nào cũng là người nổi bật nhất, cả về hành trạng lẫn trí tuệ
ReplyDeleteđã trả lời hết chưa ạ?\
Câu trả lời này chưa thỏa đáng. Tất cả những người mà NL nêu tên mà đều được gọi là 'vĩ đại", lại còn "tất nhiên" nữa, thì nước Nam này nhiều người vĩ đại lắm. Hơn nữa, điều đó cũng chẳng chứng minh được PK vĩ đại.
Theo tôi, PK là một nhà báo giỏi, cùng lắm là có tài, có đóng góp, còn vĩ đại thì... diến đàn cùng từ chẳng sai, chỉ là 'bốc thơm' thôi.
Bác Nhị cũng chỉ nhìn thấy cái mà bác muốn nhìn thôi, không khách quan được.
Bác Nhị thật là cao thượng khi tha lỗi cho diến đàn nhẹ nhàng như vậy. Rất cảm kích bác.
ReplyDeleteTôi thì rất khâm phục tài năng và sức làm việc của NL. Kệ, ai muốn nói gì thì nói bác ạ. Đường ta ta cứ đi.
ReplyDeleteBác Nhị, tôi vưà post cái comment cuả mình thì lập tức thấy thêm 3 Ano trên. Các bác bên Diễn Đàn đã xử sự rất đáng qúi, thì bạn không nên cãi cọ với các Ano trên làm gì cho xé lớn chuyện. Uống nhiều café rồi thì bạn cũng cẫn phải... rót rượu đí ạ.
ReplyDelete-Thương cụ PK. Thanks Murray
Lần này bạn cháy túi chắc rồi Nhị Linh ơi. Bên Diễn Đàn họ đông như rưá, bạn rót rượu đáp lại lời xin lỗi cuả họ chắc tối tăm mặt mày. Chi bằng mua một chai thật lớn - cở bằng phi cơ - phóng qua bên đó, chắc cũng mất một ngày, để tùy họ thưởng thức. Tôi "sớt" cả buổi mới tìm được cho bạn một chai, và một phi hành gia, vì họ ở bên Tây đâu có thích những thứ "không người lái". Mọi chi phí, tôi nghĩ bạn nên gởi về cơ quan Viện Văn Học Việt Nam cuả bạn để họ thanh tán. Nhớ cảm ơn tôi nghe.
ReplyDeletehttp://www.art.com/products/p14050348-sa-i2852153/vince-mcindoe-moet-woman.htm?sorig=cat&sorigid=0&dimvals=5081970&ui=9e7672ae65a8442c8e32d6fd5547c7db
hic cám ơn, tôi thích chai rượu, nhưng thích cái cô nhìn trên hơn, và nhìn chung thích nhất bộ tóc và cái váy
ReplyDeleteTôi không có ý kiến gì về tên phi hành gia, chủ yếu là bạn phải gởi chai rượu qua bên đó kèm với một entry thật thật dịu dàng. Tuổi trẻ nóng tính, thẳng thắn, không quanh co úp mở, nhưng tôi biết Nhị cũng là một người có tấm lòng bao dung.
ReplyDeleteHay là Nhị muốn có một chai để biết món qua` cuả Nhị gởi đi nó thật ra làm sao...? :-p
ReplyDeleteẹ, rịu thì có gì đâu, tôi uống suốt :d
ReplyDeleteVưà mới mail, cần cái số té lé phôn nâm bờ cuả Nhị.
ReplyDeleteTrời, "uống suốt"? Tên cuả bạn là Nhị Linh chứ đâu phải Lưu Linh?
ReplyDeleteMà "uống suốt" là uống như thế nào nhỉ? Có uống... "tợp nghe một cái tót" không? Hay uống thư thả tà tà... Khi uống mắt nhìn lên trời hay nhìn thiên hạ?... Hay " đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ..."? Hay cúi gằm, chỉ nhìn đáy cốc đợi "thoáng hiện ai về"...? Bao giờ mới thực sự có những chén rượu như trong Hồng Lâu Mộng, cô Tương Vân uống say rồi ngủ quên trên đồi trắng xoá phù dung, như Kiều Phong uống với các bạn hiền...? Ở VN giờ đây người ta uống như thế nào nhỉ?
bây giờ người ta uống kinh lắm í
ReplyDeleteChào Nhị, đã order cái list và gởi order number cho bạn.
ReplyDelete-Ác
@ bac Vi cu Phan Khoi: toi lam thay boi mu de boi rang bac se la mot dai nhan, theo tu dung cua nguoi xua. Uoc gi toi co mot nguoi ban nhu bac. Bac dung buon vi da mat thoi gian cong suc va tam huyet de mua chai ruou quy nghe. Toi du khong biet uong ruou cung xin can voi bac mot ly.
ReplyDeleteTôi vui vì Nhị thích mái tóc đỏ và cái áo đỏ cuả phi hành gia. Có mấy bác đang giẫy nẩy nguyền ruả màu đỏ kià. Họ chẳng thấy người lớn phải đợi cả năm để tặng người yêu một trái tim đỏ ngày Lễ Tình nhân, trẻ con phải mơ cả năm mới được nhận cái bao lì xì màu đỏ, máu không đỏ thì là máu gì? Mặt trời không đỏ thì trái đất chẳng thể xanh… (Ngôn ngữ bị "xơ cứng", bị "dán nhãn" cả rồi, đừng làm mình làm mẩy nưã anh em ơi.)
ReplyDeleteNhị không những là niềm hy vọng cuả Bắc Ky`, mà còn là cuả cả Việt Nam, không nịnh đâu. Thưà dũng cảm, nhưng bị thiếu một ít khiêm tốn ;-p
Đợi đọc cái entry rót rượu cuả Nhị, không thấy, mà chỉ là tàu hoả. Hay lắm, nhưng chỉ để tán gẫu. Tôi muốn biết Nhị nói "đồng ý" hay "không" với tàu cao tốc.
Gió Chướng độ này hơi... chướng. Này, chữ "mẹ" đẹp thế, nhưng khi cho chữ "đê" gì gì đằng trước, rồi văng ra, thì độc địa vô cùng. Màu đỏ cũng thế, cẩn thận!
ReplyDeleteGởi Ano: cảm ơn bác có lòng thành. Chúng ta phải đợi một xí, bác Nhị là người khui chai mà.
ReplyDeleteDở Hơi ơi, thì bạn chỉ giữ lại một chữ "Mẹ" đẹp đẽ kia thôi, còn quăng chữ "đê" trả lại cho người độc địa. Nếu nó đến từ bên trái thì vất nó sang bên phải, nếu nó từ bên phải thì hất nó sang bên trái. Theo quán tính bầy đàn chữ "đê" đó sẽ lò mò tìm chạy về phía "đơn vị cũ" cuả nó, trong đoạn thời gian ngắn ấy bạn đã ung dung đi một quãng xa rồi.
ReplyDelete"Thường độc hành thường độc bộ
Đạt giả đồng du Niết bàn lộ"
Đó là sự khác xa nhau giưã đám đông và "những người 'khóc' lẻ loi một mình".
khóc ướt quần dồi, lẻ loi
ReplyDeletegreat issues altogether, you just gained a new reader.
ReplyDeleteWhat could you suggest in regards to your publish that
you just made some days in the past? Any certain?
What's up to all, the contents existing at this site are genuinely amazing for
ReplyDeletepeople experience, well, keep up the good work fellows.
Heya i'm for the first time here. I came across this board
ReplyDeleteand I find It truly useful & it helped me out much.
I hope to give something back and help others like you
aided me.