Jun 3, 2010

Sách (XII) Inner Workings

Hôm nay mới để ý đến vụ tranh luận bùng nổ đã mấy hôm trên Tiền Vệ giữa Nguyễn Tôn Hiệt và Ngô Tự Lập xung quanh bài viết của Ngô Tự Lập mang tên "Cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam" nói Hồ Chí Minh là cha đẻ của văn học viễn tưởng Việt Nam. Như thường lệ, dạng bài kiểu này vẫn xuất phát từ trang của Trần Hữu Dũng, người nổi danh trong làng văn nghệ với hai câu "dùng bản Tư gởi" và "có mục văn hóa khá". Thú thực tôi có liếc qua bài này khi nó mới đăng lên và thấy mắc cười quá, nhưng cũng chẳng để ý mấy.

bài trả lời thứ hai cho Nguyễn Tôn Hiệt, tôi thấy đáng chú ý nhất là câu cuối, Ngô Tự Lập "hứa" sẽ dẫn Xuân Vũ để "làm phong phú thêm bài viết của mình": tới đây thì tôi còn mắc cười hơn nữa. Chắc sau khi đọc bài thứ nhất của Nguyễn Tôn Hiệt, Ngô Tự Lập đã không đi tìm hiểu Xuân Vũ là ai, có profile như thế nào. Lẽ ra thì phải tìm hiểu chứ, nhà nghiên cứu ơi.

Tôi rất mong chờ Ngô Tự Lập đưa một version mới có trích lời Xuân Vũ :) Khéo mà khi tìm hiểu xong (nếu có tìm hiểu thật) Ngô Tự Lập sẽ bỏ luôn ý định viết lại bài về cha đẻ văn học viễn tưởng này mất.

Đúng là nếu không rõ về văn học sử thì dễ bị hớ lắm, thiệt tình là dễ lắm. Trước 1945 có "tam Vũ đất Bắc" thì ở Sài Gòn sau này cũng có "tam Vũ miền Nam": Xuân Vũ, Nguyên Vũ, Thế Vũ. Hihihi thử chờ xem Ngô Tự Lập sẽ nói gì về Xuân Vũ. Hồi hộp quá :d

Một kỷ niệm với Ngô Tự Lập: ở buổi ra mắt sách Thơ đến từ đâu của Nguyễn Đức Tùng (buổi đầu tiên chứ không phải buổi thứ hai có bác Tô Nhuận Vỹ lên kể lại kỷ niệm với Hà Thúc Sinh đâu), khi phát biểu Ngô Tự Lập so sánh Thơ đến từ đâu với Thi nhân Việt Nam. Mặc dù không khí buổi hôm đó rất nhẹ nhàng nhưng tôi cũng không thể không phản đối: làm sao mà so sánh được như thế? Đơn giản là không thể nào. Chi tiết này (lời phản đối của tôi) chỉ những người dự hôm đó mới biết, vì hình như sau đó báo chí không nhắc gì.

Dự định là viết về Inner Workings của Coetzee mới nhận được hôm nay và đã ngấu nghiến được một phần ở quán cà phê cơ, nhưng buồn ngủ quá, gác lại cho ngày mai vậy.

*
**

Khoảng 14 giờ sau (chán nhỉ không làm được kiểu font chữ động chạy ra từng chữ rồi kêu tạch tạch tạch cho oách, giống phim gì series truyền hình của Mỹ có anh Denzel Washington đóng vai tổng thống; giá kể nước Mỹ có tổng thống nào giống như Washington này chứ không phải George Washington thì tôi sẵn sàng lăn vào xin nhập quốc tịch, làm thêm một phát America America tức Vùng trời mơ ước Kazan Stavros Nguyễn Hữu Đông NXB Hiện đại 1973)

Việc với cả việc bù hết cả đầu thôi nghỉ tay một chút giải trí bằng JM Coetzee (hic giải trí thế này thì quá bằng cho bò nghỉ cày ruộng để nhai vỏ lon coca-cola).

À quên đấy, hôm nay còn nhận được quyển Timbuktu của Paul Auster qua đường dây thép. Many thanks nhưng mà viết lời đề tặng quá đáng quá phải cho thẳng lên đây để làm bằng chứng tố cáo mới được. Ai lại đi viết "From Giò Lang Ben to Giò Trắng with love" huhuhu không ra cái thể thống gì cả, rồi mọt đời làm in house cấm kêu ai, nhá :d

Quyển Inner Workings. Essays 2000-2005 viết về 21 nhà văn, nguyên sáu nhân vật đầu tiên chưa từng bao giờ xuất hiện ở Việt Nam: Italo Svevo, Robert Walser, Robert Musil, Walter Benjamin (à... ờ... nhân vật này thì... :d), Bruno Schulz, Joseph Roth. Phía sau cũng có thêm năm người coi như là chưa từng xuất hiện nhưng hơi khác một chút:

Saul Bellow và Philip Roth: sắp sửa có.
W. G. Sebald: chẳng biết bao giờ có.
Hugo Claus: lẽ ra đã có nhưng dự án đó đã bị đổ bể, một trong những điều mà tôi tiếc nhất trong đời làm biên tập viên.
Sándor Márai: đã có, nhưng cá nhân tôi coi là chưa có gì.

Cả 11 người ở đây đều là những nhà văn tuyệt vời. Các nhà văn tuyệt vời được một nhà văn tuyệt vời khác phân tích, cả một bữa tiệc thực thụ của văn chương chữ nghĩa. Một số nhà văn viết tiểu luận oách vô cùng tận, trong đó Coetzee có thể xếp bên cạnh vài nhà văn cực kỳ trí tuệ như Italo Calvino, Virginia Wolf hay... Linda Lê (tiểu luận Milan Kundera rất chân tình là tôi không hề thích, vì theo quan niệm của tôi khi viết fiction nhà văn nào có phong cách của nhà văn nấy khỏi bàn, nhưng viết tiểu luận thì quality lớn nhất là tính chất generous; trong các tập tiểu luận của Kundera, chỉ duy nhất Le Rideau là... biết nói thế nào nhỉ... "thoáng khí", không lạt mềm buộc chặt, có lẽ là vì chủ đề trọng tâm của quyển này là Weltliteratur, không thoáng không được :d).

Linda Lê, giá kể Linda Lê viết bằng tiếng Anh thì mọi chuyện đã có thể khác. Nhất là Linda Lê lại chọn một con đường rất hiểm: toàn viết về nhà văn Đức và Anh và Mỹ; điều này gây dị ứng, chứ cá nhân tôi coi tiểu luận của Linda Lê là một trong những đỉnh cao. À, Linda Lê cũng có viết về Robert Walser, hôm nào rảnh rỗi phải đem so với những gì Coetzee viết mới được.

Còn tiểu luận của Coetzee, tôi đã đọc một số trong Stranger Shores, cùng nhiều bài báo khác. Chưa bao giờ không hay cả, tài thế :d

Những cái như thế này hoàn toàn có thể coi là thuốc thử, là quỳ tím hehe. Ở Việt Nam có một điều rất chi thú vị: tôi nhận ra là tuyệt đại đa số người ta rất hãi, rất dị ứng, rất nổi da gà da vịt trước những gì không hiểu được ngay sau một lần đọc. Mọi thứ phải thật là uốn éo dễ hiểu sáng quắc cơ. Thói này tôi gọi thẳng luôn tên là chứng bạo dâm bệnh lý: một người đọc "trí thức" ở Việt Nam luôn luôn có xu hướng đè bẹp tác giả, muốn đọc ai đó viết hay nhưng phải thấp thấp một tí, ẻo ẻo một tí, để mình được ở hơn, ở trên. Thế cho nên ngày nay chính là mảnh đất màu mỡ cho những người như Lê Hoàng hay Nguyễn Quang Lập :d Cách thức này không giúp gì cho việc tiếp cận, đọc thực sự những người như Coetzee. Hic, giải thích khó nhỉ, các bác cứ thử bỏ khoảng mấy tháng để lần mò theo một cuốn sách nào đó của Benjamin thì có thể lờ mờ hiểu tôi muốn nói gì.

Tất nhiên là tôi đọc ngay bài Coetzee viết về Italo Svevo, vì nhìn thấy cái tên Svevo là biết Coetzee sẽ viết về La Coscienza di Zeno (Lương tâm/ý thức của Zeno), một cuốn tiểu thuyết hiện đại tích cực, có thể là cuốn tiểu thuyết hiện đại tích cực duy nhất :d chỉ ở trong một địa hạt: làm thế nào để bỏ được thuốc lá, và hiện tượng "điếu thuốc lá cuối cùng" thực chất nó có thể ám ảnh con người ta ra sao.

Ai quan tâm đến văn học Ý hẳn đã biết qua tiểu sử Svevo: một thương gia sống ở Trieste, một "nhà văn của các ngày Chủ nhật", viết hai tiểu thuyết Una vitaSenilità chẳng có chút thành công nào, nhưng sao đó nhờ học và gặp và thân thiết với James Joyce khi Joyce đang ở đây ("thời kỳ Trieste" của Joyce, sau "thời kỳ Dublin" và trước "thời kỳ Paris"; giai đoạn này có vai trò rất lớn tới cuộc sống của Joyce: hai con của Joyce đều mang tên Ý, con gái quên mất rồi còn con trai là Giorgio và ngôn ngữ chính trong nhà Joyce là tiếng Ý) mà lấy lại được nghị lực viết văn bỏ bẵng mất mấy chục năm, để mà viết La Coscienza di Zeno.

Đọc Coetzee về Svevo tôi đã giải đáp được một nghi vấn bấy lâu nay, thật là sảng khoái hihi: trước đây tôi đọc quyển Zeno này, quá thích, bèn thử dịch vài trang đầu (tôi có nhiều dự định như vậy lắm, nhiều lắm, phần lớn vứt đi cả, những quyển mới in gần đây tuyệt đại đa số đều đã bắt đầu từ khoảng 2004-2005) và thấy là không thể dịch được. Rất quái lạ, vì khi đọc không thấy khó khăn lắm, hấp dẫn và trơn tru là khác, thế nhưng chỉ cần chuyển sang con mắt professional là khác ngay.

Đây là đoạn Coetzee cứu tôi:

"Svevo's home language was Triestine, a variant of the Venetian dialect. To be a writer he needed to master literary Italian, which is based on Tuscan. He never achieved this hoped-for mastery."

đại ý là Svevo không nắm vững được ngôn ngữ

đến lúc Coetzee trích lời Furbank là người dịch Svevo mới hay: Furbank nói tiếng Ý của Svevo là "a kind of "business" Italian, almost an esperanto - a bastard and graceless language totally without poetry or resonance"

đại ý là tệ hại lắm, tệ hại cực kỳ

và sự tình còn trầm trọng đến mức khi xuất bản Una vita Svevo còn bị chỉ trích vì lỗi ngữ pháp, lối sử dụng phương ngữ etc

May quá là may, thank you, Coetzee :)

Một điều khoái lạc nữa khi bắt tay vào đọc Inner Workings là ngay trang 3 của cuốn sách đã có một lỗi typo: thiếu một space. Tìm được lỗi trong sách bọn Tây là cả một niềm sung sướng đấy, dù rằng không phải là ít đâu :ddd

Thôi lại bù đầu việc đây hic.

30 comments:

  1. Ăn gian quá mức, đề tựa như thế mà lại nói về một vụ vớ vẩn. Bác được tặng nhiều sách: Tuyển tập literary essays Inner Workings của J.M. Coetzee là thứ ngon. Tác phẩm Waiting for the Barbarians và Disgrace của chàng cũng ngon.

    À, hôm nọ úp mở "giữa hai cuộc chiến là nhật ký" gì gì ấy, khi nào bật mí nhớ. [NSC]

    ReplyDelete
  2. Đang định tặng anh quyển này. ;))

    ReplyDelete
  3. Inner Nhắngs:

    "Chữ": tất nhiên là em không có.

    "Giải oan": muốn lúc nào chả được, cứ thấy oan là phải giải.

    "Khuôn mặt": Nghè Lập chắc chắn là một, nhưng có thể "đi qua" vì không nằm trong số 10.

    "Đời tôi": đời em thì em có (cũng có thể không, để bới lại coi ;), đời bác thì sao em có được?

    ReplyDelete
  4. hehe thế thì tặng anh quyển khác, có sao đâu :)

    bác KV mật ngữ gớm ghiếc quá, nghĩa là chỉ có "Giải oan" thôi chứ gì ạ, vầng thế cũng là được rồi ạ

    ReplyDelete
  5. NSC: sẽ sớm được nói cho các bác câu văn đó từ đâu ra, tin rất mừng đấy :)

    Coetzee tôi cũng có kha khá, đọc từ lâu rồi, choáng nhất là hồi đọc "Michael K.", nhưng ở VN số phận Coetzee cũng na ná số phận McCarthy ấy

    ReplyDelete
  6. Coetzee hình như toàn do Thanh Vân dịch. Dịch đúng sai thế nào chưa biết nhưng đọc bản dịch rất mất hứng, nói như Nhị Linh lần trước nói thì có vẻ như dịch giả không phải là người đọc văn học.
    McCarthy thì dù sao cũng có thể thông cảm được vì dịch rất khó. Đọc sách của ông này cũng vất vả nữa là dịch. Trong khi Coetzee có lối hành văn đơn giản.

    ReplyDelete
  7. Khúc quanh của dòng sông có phải Thanh Vân dịch đâu :-D Hi hi :-D

    ReplyDelete
  8. Khúc quanh của dòng sông của Naipaul chứ?

    GLB

    ReplyDelete
  9. Philip Roth có trước 75 rồi mà bác!

    ReplyDelete
  10. hehe thế thì tôi chưa biết đấy, quyển gì thế?

    ReplyDelete
  11. Định không cho bác biết, để sau còn có cái dọa nhau :)
    Nó là cuốn Columbus, nhưng lâu rồi quên tên dịch!

    ReplyDelete
  12. Giọng điệu phải nói càng ngày càng đanh đá! (Không có mặt cười đâu nhá!)

    ReplyDelete
  13. à thế là sau 75, mới là khác chứ, Phạm Viêm Phương dịch, in trong tập có cái tên rất kỳ là "Tình lỡ quay về" hay cái gì đó tương tự

    GM: không mặt cười à hic

    ReplyDelete
  14. @ Roth: Trước 1975 Phan Lệ Thanh dịch, Good Bye Columbus, có nhớ cái xen em ra lệnh, ê thằng nhóc, cầm cặp kính kia cho ta, hình như thế, nhờ vậy quen em? PLT là bồ của Nguyễn Đông Ngạc, dịch Love Story được mớ tiền nhờ vậy bạn Ngạc mới ra nhà xb Sóng, mới có bộ Những truyện ngắn hay nnất của quê hương chúng ta.
    @ Schulz, phải đọc thêm David Grossman nhà văn Do Thái, không phải nhà biên niên sử Nga mới thú.
    Thân
    NQT

    ReplyDelete
  15. Ah hay quá cám ơn bác, thế là Columbus đã có hai bản dịch.

    Hôm trước vừa nhờ được một bác chụp ảnh hộ truyện "Lời nguyện trong không" của Nguyễn Mạnh Côn in trong "Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta" thì hôm nay biết thêm lai lịch NXB Sóng :d

    Đợt trước tôi lại cứ tưởng David Grossman có họ với Vasily Grossman mãi sau mới biết là không phải :d Đã đọc một số bài báo của DG.

    ReplyDelete
  16. Cuốn Good Bye Columbus trước 1975 Phan Lệ Thanh dịch, có ở thư viện Đông Tây, đồng thời ở đây còn có khá khá những cuốn của NXB Sóng.

    ReplyDelete
  17. cám ơn, ĐT thỉnh thoảng tôi cũng đến, nhưng rất ít khi nhìn các giá sách, vì nhiều sách quá mà giá lại cao, mỏi hết cả cổ :d

    ReplyDelete
  18. Còn tiểu luận của Coetzee, tôi đã đọc một số trong Stranger Shores, cùng nhiều bài báo khác. Chưa bao giờ không hay cả, tài thế :d

    Những cái như thế này hoàn toàn có thể coi là thuốc thử, là quỳ tím hehe. Ở Việt Nam có một điều rất chi thú vị: tôi nhận ra là tuyệt đại đa số người ta rất hãi, rất dị ứng, rất nổi da gà da vịt trước những gì không hiểu được ngay sau một lần đọc. Mọi thứ phải thật là uốn éo dễ hiểu sáng quắc cơ. Thói này tôi gọi thẳng luôn tên là chứng bạo dâm bệnh lý: một người đọc "trí thức" ở Việt Nam luôn luôn có xu hướng đè bẹp tác giả, muốn đọc ai đó viết hay nhưng phải thấp thấp một tí, ẻo ẻo một tí, để mình được ở hơn, ở trên. Thế cho nên ngày nay chính là mảnh đất màu mỡ cho những người như Lê Hoàng hay Nguyễn Quang Lập :d Cách thức này không giúp gì cho việc tiếp cận, đọc thực sự những người như Coetzee. Hic, giải thích khó nhỉ, các bác cứ thử bỏ khoảng mấy tháng để lần mò theo một cuốn sách nào đó của Benjamin thì có thể lờ mờ hiểu tôi muốn nói gì.

    Viết thế này, thực sự không đúng, theo tôi. Đây là vấn đề đẳng cấp, mà Brodsky nói tới, trí thức Việt Nam thực sự chưa đọc được những người như Coetzee, và đây là do vốn đọc ít quá. Đọc NQL thì dễ đọc, mà lại dễ chê!
    NQT

    ReplyDelete
  19. khổ chưa, lại thiệt vì la làng muộn nhé, em vừa từ đất Sandor Marai về, đau cả mắt vì Sandor Marai nhan nhản nhan nhản nhé, hahaha, mà em chỉ chụp hình thôi, ko mua. Lẽ thường, theo mốt ta mua Imre Kertesz, hahaha.
    (Z)

    ReplyDelete
  20. Bác NQT luôn nhìn ra ở NQL những điều bác muốn thấy thì phải.

    Zim: anh đâu có định tìm SM đâu, hì. Có nhiều rồi.

    ReplyDelete
  21. Welcome to America...Jun 4, 2010, 7:02:00 AM

    Bạn Nhị Linh phải "đi từng bước" để nhập quốc tịch Mỹ, trở thành công dân Việt Mỹ globally - hì hì - sau khi được nung chảy trong Melting Pot, chứ không có "lăn vào" được đâu. "Giò trắng" thế là rất tuyệt, cùng với màu café Đen cuả ông Ô sẽ cho ra một healthy hybrid chứ Giò LangBeng thì đì-zi bịnh quá. You are intelligent and have a good heart, so ... good luck, NL. I believe that you will bring home a Five.

    ReplyDelete
  22. ai dzậy
    Thời buổi này mà còn xài chữ "melting pot" hả. Chắc là trình độ dến cỡ Da Màu
    Ku Đời

    ReplyDelete
  23. Hmm, hơn vậy chứ? À, còn "trả ta, trả ta" nữa. ;))

    (Khuê Việt Nam Đồng)

    ReplyDelete
  24. KVNĐ này nghi lắm nhá, kinh dị các bác mật ngữ gớm quá gớm quá. Bác mà có thêm cái đó mấy phần sau thì nhớ bẩu nhá :d

    ReplyDelete
  25. Welcome to AmericaJun 4, 2010, 12:06:00 PM

    Hiện tại ở Mỹ người ta vẫn dùng từ melting pot … cởi mở bỉnh luận chứ đâu có cấm đoán như một taboo gì. Và đây cũng chính là điểm khiến người ta yêu thế giới tư do ngôn luận cuả Hoa-Kỳ.

    http://www.aef.com/pdf/morse_chapter1.pdf

    http://www.amazon.com/Americanization-Transformation-World-Cultures-Chernobyl/dp/0773488111/ref=sr_1_3?ie=UTF8&s=books&qid=1275624991&sr=1-3-spell

    http://www.amazon.com/Reinventing-Melting-Pot-Immigrants-American/dp/046503635X/ref=sr_1_7?ie=UTF8&s=books&qid=1275625073&sr=1-7

    Thấy tình trạng "melting pot" nóng lên quá, người ta chuyển sang "salad bowl" cho nó tươi mới, mát mẻ. Xem chừng salad bowl gây lạnh bụng quá - theo kiểu cộng đồng nói tiếng Pháp cuả Canada đòi quyền tự trị, tách rời… - biết đâu họ lại chuyển sang một món lẫu nào đó cho nó ấm áp, biến hoá không lường, nhưng mềm mỏng, hiện đại và tiến bộ, thế mới hay. Ôi cái từ Quyền Lực Mềm nghe cứ êm như lụa.
    Ở VN mình có vấn đề này không ta? Chắc là quá sức e lệ không nói ra chứ gì? Chỉ mỗi bạn Nhị Linh viết một entry Yêu Hận Sông Gianh gì gì hôm trước, đọc mà ngậm ngùi. Trong Ngoài, Nam Bắc làm sao vượt lên cái lực cản, sức phân rẻ khủng khiếp này? Vượt được lên trên sự yêu ghét cảm tính cuả chính mình, không để cho nó làm chủ mình mới khó làm sao. Israel Zangwill nói: "It takes two men to make a brother". Không sợ có vấn đề, chỉ cần biết cách giải quyết vấn đề. Ấy vậy, mà VN thì lúc nào cũng "không có vấn đề gì cả", bảnh thật (!?)

    ReplyDelete
  26. Cho em hoi nho chut a, L'Empire des signes co ban dich tieng Viet khong a? Em co google VQKH ra link nay ne http://quachhien.wordpress.com/2008/01/- co nghia la co ban dich roi phai khong a va co the tim duoc o dau o HN a? -Pippa-

    ReplyDelete
  27. có bản dịch rồi nhưng chưa tìm được chỗ in :) nếu cần thì viết mail vào địa chỉ trong profile, tôi có thể gửi bản soft (chưa phải bản final đâu nhé)

    ReplyDelete
  28. Anh cho em xin bản dịch luôn được không ạ ? Em đang làm về Le tour de la prison của Yourcenar nên cũng muốn so sánh một chút với L'empire des signes của Barthes. Em sẽ gửi email vào địa chỉ trong profile của anh.

    ReplyDelete
  29. ừ, chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu và cá nhân hết sức nhé, cũng không trích dẫn trước khi hỏi lại nhé

    ReplyDelete
  30. Em co thac mac mot vai tu nhung da giai dap duoc roi keke nen em khong phien NL nua a, em doi den khi ra sach vay. Cam on NL nhieu, tho*m ma' chu.t chu.t. :)) Bon wk!

    Pippa

    ReplyDelete