“Phải tuyệt đối hiện đại”, Arthur Rimbaud đã viết như vậy. Khoảng sáu mươi năm sau đó, Gombrowicz không chắc chắn là phải thực sự như thế. Trong Ferdydurke (xuất bản tại Ba Lan vào năm 1938 [hehe biên tập của Tây lởm này: vừa đoạn trên viết 1937 thoắt một cái xuống đến đây đã thành 1938]), gia đình Lejeune bị đứa con gái, một “nữ sinh trung học hiện đại” thống trị. Nó mê đắm điện thoại; không buồn quan tâm đến các tác giả cổ điển; khi có một quý ông đến chơi nhà, nó “cứ chằm chằm nhìn ông và, bàn tay phải cầm cái tuốc nơ vít nhét vào giữa hai hàm răng, nó chìa bàn tay trái ra với vẻ thoải mái tuyệt đối”.
Mẹ nó cũng hiện đại; bà là thành viên “ủy ban bảo vệ trẻ sơ sinh”; bà đấu tranh chống lại án tử hình và cho tự do của phong tục; “một cách bướng bỉnh, với dáng vẻ thoải mái, bà tiến về phía phòng vệ sinh” để rồi từ đó đi ra “còn kiêu hãnh hơn cả lúc bước vào”: càng già đi, với bà tính hiện đại càng trở nên không thể thiếu hơn, với tư cách là “cái thay thế tuổi trẻ” duy nhất.
Thế còn ông bố? Cả ông cũng hiện đại nốt; ông chẳng nghĩ gì nhưng làm mọi thứ để vui lòng con gái và bà vợ.
Trong Ferdydurke, Gombrowicz đã nắm bắt được bước ngoặt nền tảng xảy tới trong thế kỷ XX: cho đến khi đó, nhân loại vẫn được chia làm hai nửa, những người bảo vệ nguyên trạng và những người muốn thay đổi nó; thế nhưng sự tăng tốc của Lịch sử đã có những hệ quả: trong khi, ngày xưa, con người sống trong cùng một bài trí xã hội biến đổi rất chậm chạp, thì đã đến cái lúc, đột nhiên, anh ta bắt đầu cảm thấy Lịch sử nhúc nhích dưới chân mình, như một cầu thang cuốn: cái nguyên trạng đang chuyển động! Ngay tức khắc, đồng ý với nguyên trạng nghĩa là đồng nghĩa với đồng ý với Lịch sử đang nhúc nhích! Rốt cuộc, người ta đã có thể vừa cấp tiến vừa phò chính thống, vừa cư xử phải phép vừa nổi loạn!
Bị Sartre và những người của ông tố cáo là phản động, Camus đã có lời đáp lừng danh về những người “đặt ghế phô tơi của mình vào đúng hướng đi của Lịch sử”; Camus đã nhìn đúng, chỉ có điều ông không biết rằng cái ghế phô tơi quý giá ấy có bánh xe và, đã từ một quãng thời gian, mọi người cùng đẩy nó về phía trước, các nữ sinh trung học, mẹ của họ, bố của họ, cũng như tất cả các chiến sĩ chống lại án tử hình và tất cả thành viên của Ủy ban bảo vệ trẻ sơ sinh và, dĩ nhiên, tất cả chính trị gia, những kẻ, vừa đẩy ghế phô tơi, vừa ngoái khuôn mặt tươi cười của mình về phía công chúng đang chạy theo họ, cũng tươi cười, biết rằng chỉ người sung sướng vì được hiện đại mới hiện đại một cách chân chính.
Chính khi ấy một phần trong số những người thừa kế của Rimbaud đã hiểu ra cái điều kỳ lạ này: ngày nay, thứ chủ nghĩa hiện đại duy nhất xứng đáng với cái tên ấy là chủ nghĩa hiện đại phản hiện đại.
(MK)
Chủ nghĩa hiện đại phải hại điện :P
ReplyDeleteĐọc tên viết tắt của Kundera hơi bị giật mình :)
Cái này thì đầu tiên là ông Hegel, sau đó là ông Marx và ông Engels đã nói cách đây hơn 100 rồi. Đó là quá trình vận động phát triển không ngừng, là biện chứng. Ngày hôm nay còn mới nhưng ngày mai thì lại trở thành cũ, ngày hôm nay là cách mạng nhưng ngày mai có thể là phản động,...
ReplyDeletetại sao "nguyên trạng" lại in chữ nghiêng nhể? bản chính họ in nghiêng vì "status quo" là chữ la-tanh mờ.
ReplyDeletevâng, có lẽ để nguyên status quo in nghiêng rồi chú thích thì hay hơn
ReplyDelete