Jan 4, 2012

Và Lolita

Và sau nhiều năm trời vật lộn, Lolita đã bắt đầu tượng hình thành cô bé mười ba tuổi quá mấy tháng (khi bắt đầu cái road movie đậm màu huyễn tưởng dọc ngang nước Mỹ ấy, bên cạnh Humbert Humbert). Độc giả Việt Nam đã có thể thực sự bắt đầu chờ đợi Nabokov ở kiệt tác này, chờ đợi nhận lấy những màn ảo thuật ngôn từ vô tiền khoáng hậu, vô số bẫy và cực kỳ nhiều khoái lạc.

Dịch giả Dương Tường đã có Lolita của mình. Không phải lúc nào tôi cũng thích bản dịch của Dương Tường, nhưng ở đây, tôi ngả mũ kính phục sự nhạy cảm, sự tinh tế, sự sáng tạo, sự chuẩn xác, sự phóng túng tuyệt vời ấy.

Một đoạn về Annabel, tức nhân vật "tiền-Lolita":


"Ngay lập tức, chúng tôi mê nhau điên cuồng, vụng về, đau đớn, không còn biết xấu hổ; tôi phải nói thêm là một cách vô vọng, bởi lẽ nỗi khát khao cuồng khấu muốn chiếm hữu nhau đó chỉ có thể vợi nhẹ đi bằng việc thực sự ngấm vào nhau, nhập làm một với nhau, đến từng phân tử của cả linh hồn lẫn thể xác; nhưng ấy đấy, chúng tôi thậm chí không thể giao phối với nhau như lũ trẻ ở những xóm ổ chuột lúc nào cũng dễ dàng kiếm được cơ hội để làm. Sau lần điên cuồng tìm cách gặp nhau ban đêm trong vườn nhà Annabel (tôi sẽ nói thêm về chuyện này ở phần dưới), phạm vi riêng tư duy nhất mà chúng tôi được phép là ở ngoài tầm tai nghe, nhưng vẫn trong tầm nhìn, của khu đông người trên plage* (bãi tắm). Ở đó, trên cát mềm, cách các bậc phụ huynh mấy bước, chúng tôi nằm ềnh suốt buổi sáng trong tột đỉnh thèm khát đến đờ đẫn và lợi dụng mọi ngẫu nhiên may mắn trong không gian và thời gian để sờ soạng nhau: bàn tay cô, lấp một nửa trong cát, trườn về phía tôi, những ngón nâu thon mảnh lừ lừ tiến như kiểu mộng du, mỗi lúc một sát lại gần; rồi cái đầu gối anh ánh màu trắng sữa bắt đầu một hành trình dài, thận trọng; đôi khi, một cái ụ tình cờ do mấy đứa nhỏ đắp tạo cho chúng tôi một thứ bình phong đủ kín để có thể chà hai cặp môi mặn vào nhau; những tiếp xúc nửa vời ấy đã đẩy hai cơ thể thanh xuân, khỏe mạnh và thiếu kinh nghiệm của chúng tôi lên tới một bức xúc cao độ đến nỗi cả làn nước xanh mát lạnh trong đó chúng tôi tiếp tục bám riết lấy nhau cũng không thể làm nguôi dịu."

đây, một trang web được thiết kế riêng cho dịp này. Một quyển sách lớn cần được tiếp đón trọng thể.

Còn đây, dẫn đường tăng view cho trang blog (mới mở) của Phạm Thị Hoài. Hallo, tata :p, "un pour tous, tous contre un" hehe.

Có liên quan: ấn vào đây và kéo xuống cuối để xem "Lietzsche".

19 comments:

  1. "chúng tôi thậm chí không thể giao phối với nhau như lũ trẻ"
    -- why don't just simply use the Vietnamese word "lam` tinh`"?

    chúng tôi nằm ềnh suốt buổi sáng ...để sờ soạng nhau: bàn tay cô lấp một nửa trong cát, trườn về phía tôi..."
    -- "Con be'" or "cô be'" instead of "cô", will be better, youthful and playful.

    Anyway If "Gone With the Wind" translation after 1975 was by Duong Tuong, it's really disappointed to me. Sorry ;-)

    ReplyDelete
  2. why? vì là cái không khí ấy nó như thế, và với Humbert Humbert, Annabel là một cái gì đó xa xăm, đã mất, không bao giờ trở lại, một "cội nguồn" cho sự thích các "nymphet" ở Humbert và cũng là yếu tố quyết định (tạo hình từ trước) cho Lolita, không hẳn là cần "youthful" hay "playful"

    ReplyDelete
  3. Anh bạn Anon chắc chưa đọc nguyên tác: "but there we were, unable to mate as slum children would have so easily found an opportunity to do." "Giao phối" đúng nghĩa và đúng tone quá rồi. HH trong cơn khát khao tuổi thành niên chắc không suy thấu kiểu "làm tình", nhỉ? Annabel chắc chắn không phải là "con bé" trong ký ức HH, mà là một thiên thần bị cướp đi, không có gì youthful và playful khi HH nghĩ đên Annabel, mà là bắt đầu của cơn dày vò, rạn nứt (I leaf again and again through these miserable memories, and keep asking myself, was it then, in the glitter of that remote summer, that the rift in my life began).

    Excerpt cho tôi rất nhiều hy vọng là đây sẽ là một bản dịch xứng đáng với Nabokov.

    Anon2 :)

    ReplyDelete
  4. hì, cám ơn, với tôi thì đây là một bản dịch cự phách, dĩ nhiên đó là ý kiến chủ quan của tôi, sau khi đã so sánh với bản gốc và hai bản tiếng Pháp (Kahane và Couturier) cùng nhiều tra cứu, còn thì tùy tiếp nhận của mỗi người thôi, tôi cũng không thể chắc là mình đã "ngửi" được mọi cái bẫy của Nabokov (trùng điệp trùng điệp :p)

    ReplyDelete
  5. Hì hì, các bài viết bên lolitavn táo bạo nhỉ! Giời ạ, các cây viết đã đọc bản Lolita nào mà trong các đoạn tóm tắt đều có một đống chi tiết bịa ra và những trích dẫn bừa bãi. HH và Annabel học cùng trường. Họ có những buổi chiều vui đùa trong chuồng ngựa, nơi đống rơm vàng lẩn khuất mái tóc của Annabel.

    "khi gặp lại Lolita trong khuôn mặt già dặn và phì nộn của người trưởng thành thì Humbert không còn cảm thấy yêu Lolita nữa ... Lúc này cái mà Humbert dành cho Lolita chỉ là trách nhiệm của một người cha dượng, của một người tình cũ."

    "dưới ngòi bút của Nabokov, hai người không mắc tội gì cả. Tình yêu thật sự không bao giờ là tội lỗi. Bản năng tình dục không bao giờ là tội lỗi. Và kẻ lấy đạo đức ra để phán xét tình dục và tình yêu phải chết, đó là số phận của Charlotte."

    What?? Tôi phải cào đầu tự hỏi họ đọc cái gì vậy, tôi và họ có đọc cùng một quyển sách hay không. Nabokov có viết trong "On a book entitled Lolita" rằng ông viết sách để tháo bỏ gánh nặng của mầm sách, Lolita không có khía cạnh đạo đức gì hết, và sung sướng duy nhất của ông là mỹ thuật thuần túy. Ông còn biếm nhạo nhẹ nhàng các giảng viên ưu tú thường xuyên đặt vấn đề ' "What is the author's purpose?" or still worse "What is the guy trying to say?" '

    Hãy đọc Lolita, đừng đọc lời dẫn, lời bình, lời luận ... Nabokov không cần thêm chữ, Lolita không cần tô điểm.

    Anon2 :)

    ReplyDelete
  6. Cái trang đấy được dựng lên từ lâu chạy thử nghiệm "không tải" :P giờ mới có chút manh mối về khả năng hiện thực hóa nên tất nhiên sẽ phải làm lại toàn bộ. Cám ơn bác :p

    ReplyDelete
  7. I know a person, a writer, can translate "Lolita" and make it the best and beautiful Vietnamese translation of Lolita. I believe in him...

    ReplyDelete
  8. GC: who, tell me plz :p

    Ano2 (hay bác nào) có rành "Lolita" và thoải mái cho tôi hỏi một vài điều mà tôi muốn có thêm ý kiến, được không? Cám ơn trước.

    ReplyDelete
  9. Trang lolitavn tôi chỉ biết là tồn tại được ít lâu, chứ cũng chưa đọc, để xem tôi có thể can thiệp về nội dung ở đó không.

    Bác Ano2 nói đến phần hậu từ "On a Book Entitled Lolita": cho đến khi sau này rồi, Nabokov vẫn còn đùa: "suave John Ray" há há há, cứ làm như Ray là ai vậy :p, và vẫn tiếp tục các trò chơi chữ: "suave John Ray", đúng là chết vẫn không chừa :p

    Cái kinh nhất trong "Lolita" là chi tiết: "one should notice and fondle details" (Nabokov). Hồi đi giảng ở Cornell (trong số sinh viên có Thomas Pynchon và Don Delillo), Nabokov yêu cầu sinh viên biết mắt Emma Bovary màu gì (Bovary và các nhân vật trong quyển ấy cũng xuất hiện nhiều lần trong "Lolita", với rất nhiều ngụ ý). Đùa chứ, chắc tôi chẳng muốn học ông ấy :d

    ReplyDelete
  10. Au contraire! Tôi rất tiếc mình đã sinh ra quá muộn để ngồi nghe ông ấy giảng! Nếu anh có dịp đọc qua Lectures on Literature và on Russian Literature chắc anh sẽ nghe qua giọng văn một người thầy vui tính và thú vị, demanding, but good-humored. Tình cờ tôi lục ra bài giảng về Madame Bovary, trong đó Nabokov skewered Marx một cách hóm hỉnh nhưng rất điêu nhé. Sách có kèm các trang annotation của chính tay Nabokov, có vẽ cả cái mũ của Charles. Bài giảng của thầy Nabokov rất dễ đọc, không có một chút nào các verbal pyrotechnics của tác giả Nabokov. Anyway, tìm mãi không thấy Nabokov viết gì về đoạn văn bất hũ của Flaubert, "La parole humaine est comme un chaudron fêlé ..." Đối thủ về cái precise language như Nabokov viết, chắc chỉ là Flaubert.

    Về các cái "bẫy" gài trong Lolita thì tôi khuyên người đọc mua bản The Annotated Lolita rồi đọc hai lần, lần thứ nhất đọc một mạch, lần thứ hai dò lại lời chú. Không có quyển này e rằng chỉ tiêu hóa được chừng 25% của các sự chơi chữ, ẩn dụ, annagrams, allusions của Nabokov mà thôi. Tôi chưa biết đánh giá sao vụ này, vì, thiết nghĩ, một tác phẩm mà không thể đứng một mình, cần cặp theo một cái "nạng""để chú giải một phần lớn đã lướt qua đầu người đọc, có thể gọi tác phẩm đó là một unmitigated success hay không? Rành Lolita thì tôi không dám, nghiện chút thôi. :)

    Anon2

    ReplyDelete
  11. Dịch giả Dương Tường có dùng "Annotated Lolita". Thì đối thủ lớn của Nabokov, James Joyce (bị Nabokov mỉa lên mỉa xuống trong "Lolita"), cũng cần đọc bản "Annotated" nếu muốn thực sự hiểu hết các ý (mà cũng chưa chắc) hehe. Thế mới gọi là đồng cân đồng hạng :p Nhưng mặt khác, cả Nabokov lẫn Joyce (rồi Perec) nữa, theo tôi không nhất thiết cần "Annotation", có thì tốt, không có sẽ có một kiểu "plaisir" khác, chứ không nhất nhất phải có Bernard Magné (ông chuyên gia về Georges Perec ấy tên chính xác là gì nhỉ?) thì mới nên đọc Perec. Chẳng hạn thế.

    Tập bài giảng của Nabokov tôi cũng có đọc. Có lần ở đây tôi cũng đã viết về chuyện nhà văn viết nghiên cứu, phê bình. Tôi thích những ai "generous", Nabokov thì tôi thấy là quá khắt khe, mà đời tôi chịu khổ vì các ông thầy văn chương quá khó tính rồi :p (bác có tin một số ông thầy của tôi suốt mấy nămm không bao giờ cười không hic).

    Flaubert chắc là nhà văn duy nhất mà Nabokov thực sự ngưỡng mộ. Trong "Lolita", ông chú ở Mỹ của Humbert Humbert là Gustave, và Humbert Humbert có lúc còn nhịu Gaston sang Gustave (đoạn oánh cờ), lại còn quả "nous connûmes" lặp đi lặp lại nữa chứ :d

    ReplyDelete
  12. Táo bạo đi, táo bạo đi ! Tôi rất ưa những gì táo bạo, nó vần với "sáng tạo"!

    Có ý kiến cho rằng một tác phẩm văn học không bao giờ là hoàn chỉnh, vì nó còn thiếu cái phần mà mỗi người đọc nó mang tới bổ sung vào!

    Tác phẩm mà chỉ có một cách hiểu thôi, huh, thì không được gọi là tác phẩm !

    ReplyDelete
  13. Mr Tin Văn nói về "Lolita":

    "Trong một bài viết ở phía sau tác phẩm, Nabokov kể lại, phút hạnh ngộ giữa ông và cô bé kiều diễm, thời gian ông bị những cơn đau đầu thường trực hành hạ."

    Không phải bị đau đầu, mà là đau dây thần kinh vùng xương sườn (intercostal neuralgia: liên quan đến một thứ hay được gọi là "ribs" :d), hồi đó là cuối 1939, đầu 1940, khi Nabokov còn ở Paris.

    "Hình như có lần ông tính ném bản thảo vô bếp lửa?"

    Không phải Nabokov định ném bản thảo "Lolita" vào lửa, mà định (thậm chí còn tuyên bố là đã) hủy (trong "hậu từ" của "Lolita") bản thảo một truyện vừa có đề tài gần tương đương viết trước đó, nhân vật nam là người Trung Âu, "tiểu nữ thần" (nymphet/nymphette) không có tên, người Pháp, và bối cảnh truyện ở Paris và Provence. Cuối cùng, nhân vật nam nhảy vào đầu xe tải tự tử sau một toan tính "rape" bất thành. Cuối cùng, bản thảo này lại không bị hủy, sau này đã được Dmitri Nabokov dịch và in bên Mỹ, nhan đề "The Enchanter".

    ReplyDelete
  14. Hì, tính Nabokov lập dị, khi viết bản thảo Lolita ông cũng đốt ít nhất một lần, và người đoạt lại manuscript đó là Madame Nabokov. Qua di chúc, ông đòi người con trai hủy đi The Original of Laura ông đang viết dang dở. Không biết văn hào đốt bao nhiêu bản nháp. :) Xém chút đã không có Lolita, tại vì sau khi bị ba bốn năm nhà xuất bản từ chối mua, manuscript trôi dạt tới Olympia Press, một nhà xuất bản các loại "smut". Nabokov muốn in dưới một pseudonym tại vì ông ngại Lolita và "smut" có thể giảm uy tín một giáo sư Cornell. Nhà xuất bản sợ bị kiện vì phát hành một sản phẩm không lành mạnh (lạ, đã in "smut" nhưng sợ bị kiện), khi ra tòa không đối kháng được, vì nếu lành mạnh thì không phải giấu tên. Xém chút thì Nabokov đã không ký hợp đồng và đem manuscript đi tìm một nhà xuất bản nào khác nữa. Chưa hết, bản in đầu tiên ra lò và nằm đó không ai đá động gì hết mấy tháng, cho đến lúc Graham Greene giới thiệu. Không có Graham Greene có thể Lolita đã phai mờ không dấu vết trong thời gian, mà, Graham Greene trong đời tư là một người đàn ông có rất nhiều mối tình :) hì hì, và cái proclivity thích đi thăm các cô gái điếm, nhất là các cô rất trẻ, trẻ như Lolita.

    Anon2 :)

    ReplyDelete
  15. phải nói rõ thêm là Olympia Press nằm ở Paris: trong "hậu từ", Nabokov có nói đến các nhà xuất bản W, X, Y, Z ở Mỹ, đều từ chối, trong đó có một nhà đề nghị Nabokov biến Lolita thành một thằng bé con 12 tuổi bị nhân vật đàn ông lớn tuổi (là nông dân) quyến rũ trong một vựa lúa; chắc mấy chuyện này ông ấy bịa ra để đùa thôi :p

    ReplyDelete
  16. sợ các bác :)) cứ là thuộc làu làu, Lolita quả đã làm các bác hào hứng và bọn mù tịt như tôi được nhờ;p thank các bác nhiều :))

    ReplyDelete
  17. "Chúng tôi đứng ở cuối vườn. Bấy giờ gió thổi mạnh, cành lá xào xạc ở phía trên đầu. Đám phi lao ngập ngừng chuyển mình, nửa muốn phụ họa gió, nửa muốn kéo dài giấc ngủ im lìm buổi trưa. H. cùng đứa em đánh đu ở phía trước. Hàng cây che khuất tầm nhìn của tôi. Mỗi lần chiếc đu trở lui về phía sau, thân hình người con gái lại hiện ra giữa hai thân cây phi lao, rồi lại mất đi một cách đều đặn. Tiếng cười giòn, nhẹ và ấm vọng tới chỗ chúng tôi. Rồi gió thổi mạnh làm át đi tất cả; trong gió có những con vật bé li ti, những chiếc lá cây, và những hạt cát. Tôi dựa lưng vào thân cây phi lao, và bỗng nhận ra đời sống vô vị, buồn nản của mình, một đời sống không có gì để nhớ, hoặc để chờ: tôi chờ những lần chiếc đu trở lui về phía sau và cố nén cơn ho thường lệ buổi chiều. Tôi nghĩ tới những lần tự nhiên thức giấc trong đêm khuya, mọi người đều yên ngủ, tôi lặng lẽ nghe tôi nặng nề thở và mệt nhọc sống."
    http://www.tanvien.net/sangtac/st_da_trang.html

    Over half century later, we still feel "đời sống vô vị, buồn nản của mình, một đời sống không có gì để nhớ, hoặc để chờ..."?
    We can't find in Nabokov's Lolita this bitter note. He needs some Vodka while Mr.TinVan got it ;-)

    ReplyDelete
  18. "Wine of Homeland", "Salt of the Earth"... for someone who lives and dreams his/her time with heart, not wording only.

    Some draft beers can "blossom" foam too but remain tasteless.
    Summer needs it, it disappears.
    Winter welcomes it, it's sour.

    ReplyDelete