Jan 29, 2013

Phạm Duy Khiêm

Ông anh trai của nhạc sĩ Phạm Duy (mới qua đời) là một con người thật nổi bật. Phạm Duy mới qua đời được vài hôm nên nếu không rành lịch sử lắm, khó có thể tưởng tượng nổi là anh ruột của Phạm Duy từng viết sách cùng Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim, cuốn Việt Nam văn phạm, có thể coi là cuốn sách văn phạm (ngữ pháp) đầu tiên của Việt Nam theo lối mới (tuy rằng đóng góp cụ thể của mỗi người thì sau này hình như không ai rõ, thậm chí sau này cuốn sách thỉnh thoảng chỉ mang tên Trần Trọng Kim, không hiểu thật vì thế hay người sau này tưởng là Bùi Kỷ và Phạm Duy Khiêm không có vai trò gì). Phạm Duy Khiêm tự sát ở Pháp năm 1974, từng có thời ông làm Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Pháp.


Trong số những nhân vật thuộc địa sau này người ta nhắc quá nhiều đến Nguyễn Mạnh Tường, cái sự nhắc nhiều theo tôi là vô lối, là lợi dụng một cái tên nghe chừng có dính dáng đến đấu tranh dân chủ, với rất nhiều trí tuệ. Sự thật, khi lần lại các đầu mối, sách vở, hình như không phải thế. Thời ấy, vị trí người khổng lồ (ít nhất là không tí hon) bên cạnh Hoàng Xuân Hãn là vài người, không có Nguyễn Mạnh Tường, nhưng có Phạm Duy Khiêm.

Trong số các tác phẩm của Phạm Duy Khiêm, có quyển De La Courtine à Vichy tôi chưa thấy ai có hay từng nhìn thấy, có vẻ nó rất hiếm. Những quyển khác không dễ kiếm lắm nhưng nhìn chung là kiếm được cả, được nhiều người biết đến nhất là Légendes des terres sereines và La jeune femme de Nam Xuong.

Quyển tiểu thuyết-tự truyện Nam và Sylvie kể về thời Phạm Duy Khiêm đi học, sắp được in ở Việt Nam, do Nguyễn Duy Bình dịch, kèm với lời giới thiệu của Alain Guillemin.

Trong gia đình của Phạm Duy Khiêm và Phạm Duy, ông bố Phạm Duy Tốn cũng thật là một nhân vật lịch sử.

Hồi trước, anh Nguyễn Duy Bình có nói nhạc sĩ Phạm Duy đã hứa trao lại toàn bộ tài liệu của Phạm Duy Khiêm cho anh, nhưng có lẽ sức khỏe của nhạc sĩ Phạm Duy đã khiến việc này chưa thực hiện được. Thật là đáng tiếc.

Ảnh Việt Nam văn phạm bản in đầu, Lê Thăng 1940, mượn tạm của một bác :p (courtesy Bảo thư)


Lại mượn thêm được cái ảnh chụp bìa bản tiếng Pháp của Việt Nam văn phạm :p Lê Thăng 1943 (Courtesy vuhatue)


Thêm ảnh tác phẩm của Phạm Duy Khiêm :p (Courtesy red_army)


23 comments:

  1. Mình vẫn còn nhớ một câu của Phạm Duy Tốn trong Trích giảng văn học lớp 8 "Ù thông tôm, chi chi nảy ...điếu mày!" ;p

    ReplyDelete
  2. Kể ra khi viết tên ông anh trai Phạm Duy Khiêm và ông bố Phạm Duy Tốn thì viết luôn tên thật của nhạc sĩ là Phạm Duy Cẩn mới đồng bộ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. À, anh em con nhà Phạm Duy Tốn, như ta có thể hình dung cách đặt tên con của một nhà nho, còn có Phạm Duy Nhượng nữa, cũng là một nhạc sĩ.

      Delete
    2. Đúng là Phạm Duy Tốn là một nhân vật nổi bật, một trong "tứ trụ" của văn học VN thời đầu thế kỷ 20 (Vĩnh Quỳnh Tốn Tố), nhưng có lẽ cụ Tốn là người đi ra ngoài khuôn khổ bình thường của thời đại nhất. Qua đời con của cụ, chỉ có nhạc sĩ Phạm Duy (Cẩn) là "phá rào", trong khi hai ông anh Kiêm - Nhượng đều là "nhà giáo" (Nhạc Phạm Duy Nhượng tôi chỉ nhớ tên một bài, "Tà Áo Văn Quân").

      Delete
  3. Em cũng nhớ câu trên chị So viết, trong truyện ngắn "Sống chết mặc bay" :)

    ReplyDelete
  4. Hì, em không thích nhạc Phạm Duy (cái "Minh họa Kiều" em thấy thật là ớn), không thích văn Phạm Duy Khiêm cho lắm (điều này không liên quan đến chuyện ông ấy là một nhân vật rất lớn), nhưng Phạm Duy Tốn thì lại rất khoái.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chú nghe nhạc Tây nhiều nên khoản ngũ cung có vẻ không thích nhỉ??? Tuấn ANh Vũng Tàu

      Delete
  5. Mình có "De La Courtine à Vichy". Sẽ gửi NL. NDB.

    ReplyDelete
  6. Dòng họ đó có nhiều người tài quá :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. à, buồn cười nhất là ngày xưa mình còn lẫn bên nhà này với nhà Phạm Quỳnh, một thời đinh ninh Phạm Duy và Phạm Tuyên là hai anh em ruột :p

      Delete
    2. trời...really anh?:)...mà sao lại không thể thích dù chỉ là 1 bài trong NGÀN LỜI CA được nhỉ?:)

      Delete
  7. ak ak... nhà này sóng mạnh hơn nhiều, hiện tại con cháu cũng đông đúc kinh hoàng, gia phong nề nếp đâu ra đấy, lại còn can tội ăn phải bả tư bản nên làm việc gì cũng chiên nghiệp nữa :))

    ReplyDelete
  8. à các bác nhớ để ý mấy cái ảnh đẹp nhé, mất công lắm tôi mới mượn được mấy cao thủ Thư Hiên trang đó :)

    ReplyDelete
  9. Bác có mua bản quyền hình ảnh của "De Hanoi" và "De Nam Xuong" không ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. :p cám ơn bác, thế thì tôi chỉ cần mua quyển "De Hanoi" thôi, quyển "De Nam Xuong" tôi có rồi

      Delete
    2. http://s613.beta.photobucket.com/user/red_armyvn/media/IMG-20130206-00340_zpsa25bcee8.jpg.html?sort=3&o=0

      Delete
    3. Hehe cám ơn. Sẽ hậu tạ nhé. Anh tài tụ hội, không ngờ chú red_army lại có cái quyển hiểm này. Hay hôm nào hàng đổi hàng nhá :p

      Delete
    4. ảnh đã được up lên trên kia :p

      Delete
    5. Chắc phải nhờ bác dịch hộ mấy quyển tiếng Pháp.

      Delete
  10. @ Nhị Linh: Anh cho em hỏi cuốn Nam và Sylvie hiện đã được xuất bản chưa ạ? Em có tìm thông tin trên mạng nhưng đều thấy chỉ nói "sắp xuất bản " thôi ạ!

    ReplyDelete
  11. chưa đâu, mặc dù tôi đã làm xong mọi việc cho nó, thậm chí còn đã có bìa, từ mấy năm nay rồi

    ReplyDelete
  12. làm Nam et Sylvie rồi thì làm "De Hanoï à la Courtine" và "De la Courtine à Vichy" quay lại luôn đi chú NL. hình như 2 cuốn này là 2 phần của hồi ký Phạm Duy Khiêm ạ?

    ReplyDelete