Cuốn tiểu thuyết The Sense of an Ending đoạt giải Man Booker năm 2011. Cái giải thưởng này là cớ tuyệt vời để đưa một tác phẩm của Julian Barnes đến Việt Nam; giả sử như không có nó, sẽ rất khó justify cho lựa chọn Julian Barnes, mặc dù với riêng tôi, Barnes thuộc vào chừng ba hay bốn nhà văn lớn nhất của nước Anh từ khoảng hai mươi năm nay. Nhất là khi rất hiếm giải Man Booker nào mỏng đến thế :p
Nhưng mỏng không phải dễ xơi :p
Tháng Ba có bản dịch hoàn chỉnh.
Trong tháng Bảy là cuộc tranh luận "tay bo" :p để đi đến một nhan đề tiếng Việt: Đoạn kết đã thấy. Với bản thân tôi, cái tên này là ổn.
Tháng Tám là thêm một cuộc "tay bo" nữa giữa biên tập và dịch giả. Cuộc tay bo này gay cấn, trên từng chi tiết, nhiều lô cốt đã bị hạ gục, nhiều hàng rào dây thép gai bị băng qua, một số hờn dỗi terriblement belle :p và cho đến cuối tháng Tám 2012, coi như phần nội dung đã tương đối được chốt xong ổn thỏa. The Sense of an Ending đã có hình hài tiếng Việt đầy đặn.
Từ đó cho đến hết năm rồi xuyên qua Tết, hình hài ấy qua thêm hai bàn tay nữa. Tháng Hai thì lại có bất ngờ: quyết định đổi tên.
Cùng lúc đó, cái bìa sách làm họa sĩ mất ăn mất ngủ rất lâu, thậm chí viết mail không thấy trả lời :p Nhưng cái gì cũng có giá của nó, Julian Barnes thì cần phải được đối xử đặc biệt (chẳng có cái gọi là "bình đẳng" trong văn chương :p) và chờ đợi cũng là một cái giá phải trả để đạt tới khoái cảm :p Cái bìa sách không hề trùng lặp ý tưởng với những bìa khác từng có trước đây. Và tèn ten, ở version cuối cùng nó như thế này:
Có được nó rồi, mọi thứ liền tăng tốc. Ngay tiếp theo là một "bài tập viết ngắn". Một cái text bìa sao cho tương xứng với tác giả và tương ứng với nội dung là cả một bài tập cũng có thể gây mất ăn mất ngủ. Tôi rất ghét những bìa bốn sách nghèo nàn, chỉ biết trích ra vài câu từ trong sách. Cái gì cũng có giá của nó hết.
Tony đã già, Tony cảm nhận rõ đoạn kết cuộc đời mình. Một cuộc
đời dường như ổn thỏa, tuy có thất vọng, có ly dị và nhiều mất mát - như mọi cuộc
đời. Thế nhưng Tony sẽ rất bất ổn ở chính cái đoạn kết này.
Julian Barnes, nhà văn danh tiếng của nước Anh, đã vô cùng lạnh
lùng và tỉ mỉ - nhưng chỉ cần sử dụng rất ít trang giấy - miêu tả cái nhà tù mà
con người bị giam hãm bên trong, như một điều không thể khác; nhà tù ấy ác nghiệt
vì là tổng thể của hiện tại, tương lai và quá khứ. Những mảnh vụn li ti của quá
vãng, cộng dồn thêm bao nhiêu thời gian và sự nham hiểm của số phận, khi đuổi kịp
Tony đã mang sức nặng khủng khiếp, sức nặng của kết cục.
Lời cảm tạ chân thành: dịch giả Nghiêm Quỳnh Trang và họa sĩ Tạ Quốc Kỳ Nam. Tất nhiên, ngoài họ, để quyển sách đi đến được nhà in còn cần sự tham gia tích cực của chừng mười người nữa.
Julian Barnes thì ví dụ như thế này:
Còn đây là một "ca" khác, câu chuyện dài hơn nhiều, nhưng cũng đã đến được "kết cục của một cảm thức" :p
Text bìa quyển này:
Một kẻ ích kỷ, ưa châm chọc tàn nhẫn và chất chứa những suy nghĩ không mấy tốt đẹp, lại cũng có thể là một con người đầy rung động và đặc biệt mong manh dễ vỡ. Rất sợ đối diện với cuộc sống nhưng lại lao vào cuộc sống bằng toàn bộ sức lực, rồi sau đó loay hoay trốn tránh những câu hỏi lớn của cuộc đời; ngần ấy mâu thuẫn làm nên con người Frédéric Beigbeder thể hiện trong Kẻ ích kỷ lãng mạn.
“Tôi chỉ thích đọc, viết và làm tình. Vì thế với tôi một căn hộ nhỏ là đủ để sống, với điều kiện nó có một giá sách, một máy vi tính và một cái giường.”
Và cuốn nhật ký rối bời này lóe sáng những suy tư độc đáo, sâu sắc của một trong những nhà văn thú vị nhất nước Pháp hiện nay, tiếp nối một truyền thống văn chương tâm lý huy hoàng mà đất nước này từng biết cách sản sinh không ngừng.
“Điều khó khăn nhất không phải là biết được tại sao ta lại sống, mà là thoát được khỏi câu hỏi này.”
Bài liên quan:
- Về The Sense of an Ending
- Ghi chép biên tập (I)
- Ghi chép biên tập (II)
- Beigbeder người đọc sách
- Trò chuyện với Beigbeder
Beigbeder, ngay tiếp sau Kẻ ích kỷ lãng mạn sẽ là Cứu với, xin tha thứ, cuốn tiểu thuyết-tự thú lấy bối cảnh nước Nga.
Chà, The Sense of an Ending chuyển thành cái tựa Thế thì, ví dụ nếu Tony... Thật là barn :p . Những kiểu chuyển ngữ như thế này làm mình lứng túng khi chon mua sách. Hình như Đêm Lisbon của Remarque cũng được chuyển ngữ thành một cái tựa gì đấy.Những kiểu chuyển ngữ như thế này có bị xem là xâm hại bản quyền không NL? GMS.
ReplyDeletehôm nay chịu dùng acc chính chủ rồi đấy hả bác :p
Deletequyển này sang tiếng Pháp thành "Une fille, qui danse"; une fille = a girl, qui danse = who is dancing hehe
không biết có giống trường hợp Bản xô nát Kreutzer
Hehe. Nhưng nếu chính chủ không chịu lối chuyển ngữ đó thì sao? Ví dụ Remarque viết Đêm Lisbon thì chuyển sang Anh ngữ là Lisbon by night hay cái gì đại loại thế, chứ nếu chuyển ngữ khác đi e sai ý tác giả thì sao?
ReplyDeleteCái tên (nhan đề) không phải lúc nào cũng có thể đối xử giống như nội dung. Giờ ví dụ nhỏ là Rousseau trong nhiều bản dịch tiếng Việt viết là Rút-xô, thì bác có nghĩ là sai ý tác giả và thậm chí bố mẹ tác giả không? :p
DeleteHehe. Phiên âm và chuyển ngữ khác nhau chứ.Trước đây theo Tàu còn chơi thành Lư Thoa mới khốn :p
ReplyDeleteThì đó, những con đường của thất thoát, gọi chung tên cũng chỉ là: kiểu gì thì cũng có thất thoát :p
DeleteQuyển sách này, bản thân tác giả cũng lưỡng lự lắm, lẽ ra nó đã được đặt tên là "Trouble". Sau cùng, "The Sense of an Ending" đã được chọn, nhưng nó lại trùng tên với một tác phẩm trước đó, của Frank Kermode hehe.
Và em có được biết các bạn Tàu đã dịch tên này nôm na thành "Ký ức tro tàn" :p
À, cuốn Những người Ý đến Việt Nam (hay là cái gì đại loại thế) của Nhã Nam và NXB Thế Giới xuất bản bao giờ ra thị trường vậy NL. Mình tìm trên các nhà mạng không thấy. Mà sách của NXB Thế Giới tìm cực khó, thảng hoặc mới vớ được thôi.
ReplyDeleteBác có muốn (lại) được tặng hem? :p
DeletePhiền quá, phiền quá. Nhận quà hoài mà chưa có gì tặng lại, lòng áy náy vô cùng. :D
ReplyDeleteBìa của Thế thì, ví dụ, nếu Tony... quá tuyệt.
ReplyDeleteEm không thấy ấn tượng với bìa này. Lỗi to tướng kia kìa, Man Booker chứ không phải Manbooker :p Chưa kể ai lại để chữ tiếng Anh to tổ bố thế kia lên bìa. "Giải thưởng Man Booker 2011" là được rồi, mà nhỏ nhắn thanh mảnh thôi chứ :p
DeleteBìa Beigbeder sẽ dễ bán hơn nhiều. Màu nền dễ làm mình liên tưởng đến món cà phê trứng ở quán bà Bích :)
Há há, vẫn chưa nắm xong quy trình in ấn xuất bản hả, bìa chốt chưa phải là chỉnh hết mọi chi tiết.
DeleteMình rất là tự hào vì chi tiết trứng ăn sáng do mình đề nghị (dĩ nhiên không tự visualize được vì nếu làm được thế thì đã thành họa sĩ :p) đã ra được thành hai màu đúng tông nhất cho câu chuyện.
Kẻ ích kỷ lãng mạn dễ hơn đến vài trăm lần, so làm gì :p
Tự hào khí hơi sớm. Hãy đội nón bảo hiểm :p
Deleteghen tức vì "nó" được đầu tư nhiều hơn "Đấu trường xx" ha :p
Deleteừ trong số option 3 A,B,C, tớ đề nghị cái B dòng tiếng Anh nhỏ nhẹ khiêm tốn và không tòe loe uỵch vào mặt thế mà không được đấy.
Deletemột "ca" đi vào lịch sử xuất bản đấy, đừng có đùa ;))
Deletera sớm quá, giờ vinh quang với lợi lộc người khác hưởng hết há há há :x :x
DeleteĐoạn kết của một cảm thức là anh khoe khéo bìa 4, hiểu rồi.
ReplyDeleteNhân tiện, cái bìa khiến mình nhớ đến một cảnh trong phim Sex Is Zero (2002) của Hàn Quốc :(
còn thịt bò nữa há há
DeleteCó một bổ sung nho nhỏ: quyển The Sense of an Ending, không hiểu sao bên Trung Quốc có tận hai bản dịch: một tên là "Hồi ức tro tàn", một dịch rất sát: "Chung kết đích cảm giác" hehe.
ReplyDeleteSợ quá í.
Deletea đây rồi, surprise party, confetti đâu zồi :p
DeleteSáng ra giật mình tỉnh cả người. Bây giờ mới run run lọ mọ. Sang nhà mà xem biểu ngữ cảm ơn cảm huệ thòng cả link luôn :))
DeleteTrong quyển này, Sex còn âm chứ chưa đến zero đó bạn A :p
ReplyDeleteChắc bạn chưa xem rồi. Cảnh đó là ở trong ký túc xá. Một thằng cho tinh trùng vào chảo rán rồi có thằng kẹp vào bánh mì ăn.
DeleteBạn Nhị xem rồi nên mới nói thế đấy :))
Delete"Lần đầu tiên hé lộ đôi chút nhiều về công việc bếp núc của xuất bản sách tại Việt Nam"
ReplyDeleteGiật cả cái mình.
Song may quá, chưa thấy hé, nói chi lộ, cái gì cả.
Kín kín cái cho nghiệp đoàn đầu nậu nó nhờ
heheheheheheh.....
Biết có người giật mình mà hehehe. Tuần này hôm nào ăn phở rất dễ thấy ngon cái nhỉ :p
DeleteRất nên. Cho mời thêm Alex nhé.
DeleteƠ tưởng đó là vụ rịu mà, chiện jì ra chiện nấy chứ hehe.
Deletehaha, lừa cái, lộ ngay ra biết rùi. Ok, cả phở và cả rịu, ba ta cũng có mặt (Alex) nhé.
DeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDelete