+ đã tiếp tục Ich und Du của Martin Buber
+ đã tiếp tục Đêm lay của Henri Michaux
+ đã tiếp tục "Propos về quyền lực" của Alain
Trước tiên (nữa), xem ở kia.
"... các nữ thần báo thù đã lần ra dấu vết của..."
Cách đây một thời gian, tôi viết một bài, "Văn chương, lịch sử và giá trị"; bài ấy được tôi hình dung như là một phần, mà phần còn lại - thì mới đầy đủ - sẽ tên là "Biến mất, trở lại và ý nghĩa". Bài của tôi đã in vào một cuốn sách. Lẽ ra bài thứ hai sẽ in vào một cuốn sách khác, cùng loạt (cùng tủ sách thì đúng hơn), nhưng ở thời điểm được thông báo sách cần các bài để in, thì tôi quyết định nói với người phụ trách tủ sách là tôi rất tiếc, nhưng với chủ đề "Biến mất, trở lại và ý nghĩa", tôi đã có đủ nguyên vật liệu cho cả một cuốn sách riêng biệt. Vậy cho nên tôi đã từ chối tiếp tục tham gia một chương trình; như vậy là rất không hay, nhưng tôi đã không hình dung được, trước đó, rằng mọi sự lại mau chóng đến như vậy. Âu cũng là etc.
Dường như cho đến giờ cuốn sách lẽ ra tôi đã tham gia rồi rời bỏ vẫn chưa ra.
(À, liên quan đến cuốn sách có bài của tôi: theo cách trình bày, ghi tên etc. tôi nghĩ sẽ nhiều người tưởng nhầm, và quả thật dường như nhiều người đã tưởng, rằng "chủ biên" là Đỗ Lai Thúy; không, chủ biên cuốn sách ấy là Nguyễn Mạnh Tiến, Nguyễn Mạnh Tiến mới là người có ý tưởng và tổ chức; vả lại, nếu đó không phải Nguyễn Mạnh Tiến, chắc chắn tôi đã không tham gia.)
Những biến mất và những trở lại trở thành mối bận tâm không nhỏ của tôi từ lâu nay. Tại sao một cái gì đó lại có thể biến mất (và là "biến mất" ở mức độ nào?)? Và tại sao lại có các trở lại? Sự biến mất quy định sự trở lại, hay hoàn toàn ngược lại, chính sự trở lại mới quy định sự biến mất, dẫu mọi điều trông có thể phi lý đến mức nào? Cái gì làm nên biến mất? ý lực nào (nhan đề cuốn sách của Schopenhauer đây: Thế giới với tư cách ý lực và với tư cách biểu hiện) chi phối quá trình ấy? Và khi trở lại, một cái gì có bị mất đi một gì đó không? Và nếu có, thì đi đâu? Nghệ thuật của tìm kiếm chính là nghệ thuật đặt câu hỏi, ít nhất tôi nghĩ vậy.
Khi tôi thấy cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bính và cuốn tiểu thuyết của Thâm Tâm quay trở lại, tôi đã thực sự muốn phì cười. Tôi từng nhấn mạnh vào sự không biết đọc, sự đọc giả vờ của giới nghiên cứu (nhất là nghiên cứu văn học), cả giới sưu tầm sách, nhưng đến cả giới thứ ba liên quan trực tiếp với thế giới của sách, là giới editor, thật ra cũng thế nốt: nhưng Thâm Tâm, nhất là Nguyễn Bính, đâu có biết viết văn?
Ở kia tôi đã nói đến chuyện Vàng và máu cũng như Hà Nội cũ, nhưng tôi còn nhiều vụ đổi chác khác nữa. Trong đó có lần tôi mang đổi một quyển của Huỳnh Thúc Kháng để lấy cuốn tiểu thuyết Sau ánh sáng ấn bản 1940 của Trần Huyền Trân. Tiếc phết đấy, vì quyển Huỳnh Thúc Kháng của tôi từng là hàng quốc cấm một thời Pháp thuộc. Thời điểm ấy, tôi đã lần ra một, một gì nhỉ, một piste, một đầu mối, và đúng là đi theo đó tôi đã khám phá ra, và tôi tin là tôi đã hoàn toàn có thể chứng minh được một điều: Trần Huyền Trân mới là nhân vật văn chương lớn.
Trần Huyền Trân làm được một việc rất đặc biệt: đó là nhân vật của yếu tố technique trong văn chương. Đây là điều hi hữu trong văn chương Việt Nam. Thậm chí, tôi nghĩ tôi đã hiểu ra, chưa bao giờ Nguyễn Bính là thủ lĩnh của nhóm văn chương hồi ấy, mà Trần Huyền Trân mới là thủ lĩnh, bộ não, nhà tổ chức, lý thuyết gia, tất tần tật.
Nhưng rồi tôi quyết định không theo đuổi chuyện ấy nữa: xét cho cùng, đó đâu phải việc của tôi.
Câu chuyện Nguyễn Bính: thêm một nhầm lẫn khủng khiếp nữa. Nhưng Nguyễn Bính chưa bao giờ là một nhà thơ lớn. Thêm một lần nữa, như Vũ Trọng Phụng, như Tản Đà, như một loạt nữa (mà so với họ, Nguyễn Bính còn ở một khoảng xa vời vợi). Nguyễn Bính cũng có mặt trong cuộc trở lại của cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Dường như yếu nhân của câu chuyện ấy là Bùi Hạnh Cẩn. Dường như Bùi Hạnh Cẩn hiện nay vẫn còn sống.
Năm nay, người ta sẽ tổ chức rất nhiều thứ liên quan đến Nguyễn Bính. Tôi tự hỏi, sẽ có ai làm cú lật mặt bàn (tuyệt đối cần thiết) đối với riêng nhân vật này hay không: không, với toàn bộ hiểu biết của tôi về giới nghiên cứu văn học Việt Nam, tôi tin người ta vẫn tiếp tục nhai đi nhai lại rằng Nguyễn Bính là nạn nhân trong vụ Nhân văn-Giai phẩm, nhưng hoàn toàn ngược lại, Nguyễn Bính không phải nạn nhân.
Nếu muốn nhìn nhận sâu vào những cuộc trở lại, ta có thể lấy riêng Vũ Bằng làm một ví dụ, thậm chí một mẫu lớn.
(còn nữa)
có lẽ cứ gán cho nó môt cái tên, nó sẽ "biến mất", hoặc "trở lại".
ReplyDeletecase Trần Huyền Trân thật mong đợi!
à, nhưng vụ đó thì quyết định buông rồi, ít nhất là vào lúc này
ReplyDelete