Jun 5, 2018

Định mệnh

Định mệnh


"Định mệnh là thơ của vũ trụ."
(Jacques Chardonne - Claire)




Nếu lấy sự thật làm trục, sự thể sẽ như sau: cuộc đời con người thật ra là gì? Cuộc đời con người chỉ là một cuộc chạy trốn sự thật. Con người, trong cuộc đời anh ta, không làm gì khác ngoài chạy trốn sự thật. Nhưng cuộc đời chưa phải thứ duy nhất: con người còn  định mệnh. Và định mệnh của con người là gì? Định mệnh của con người là sẽ nhìn thấy sự thật. Không thể khác, kiểu gì con người cũng bắt buộc phải nhìn thấy sự thật. Vấn đề chỉ là: nhìn thấy sự thật khi nào. Nếu thời điểm đó không phải là khoảnh khắc cuối cùng (nói là ngay tiếp sau cuối cùng thì đúng hơn), thì đó là hiện tượng mà người ta vẫn hay gọi (không đúng lắm) là ngộ (ngộ thì chắc hẳn không mang lại sung sướng như người ta có thể tưởng, mà ngược lại, phải đau đớn: đó là một sự sinh ra, mà sự sinh ra nào cũng đau đớn - con người cũng luôn luôn chạy trốn sự đau đớn, mà không biết đó là con đường dẫn tới sự thật - cứu rỗi chính là đau đớn). Tổng cộng những điều trên đây gọi là thân phận con người (điều kiện con người thì đúng hơn). Đừng bao giờ cầu ngộ: chỉ bọn tu tập đê tiện mới như vậy, giống hệt đám bourgeois thích tiền (không, chúng thích sự sang trọng hơn). Tu tập kéo dài khoảng cách với sự thật - sự lệch về bên này (cuộc đời) hay sự lệch về bên kia (định mệnh) đều cho kết quả giống y nhau.




















đã viết tiếp về Günter Grass
và cũng đã viết tiếp về "yếu tính của hành chính"


25 comments:

  1. chú gọi là đau đớn, cháu dùng từ kinh hoàng

    VVD

    ReplyDelete
  2. nghĩ đi nghĩ lại thì đau đớn vẫn đúng hơn, cứ thế này chắc cả đời đi đính chính :v

    VVD

    ReplyDelete
  3. Tôi có ba câu hỏi muốn hỏi Nhị Linh:

    1) Trong năm vừa rồi thì quyển sách mà Nhị Linh hài lòng nhất khi thấy ở nhà sách là quyển nào? (không bàn hay dở)

    2) Giờ phê bình sách thì ít phê bình phim thì nhiều, tốt hay xấu?

    3) Nhị Linh có xem World Cup không?

    Ký tên: nhà quê

    ReplyDelete
  4. Hoài Thanh ngày xưa ký bút danh Nhà Quê đấy, Le Nhaque thì phải

    phê bình điện ảnh tại Việt Nam đã thấy rõ hai khuynh hướng, một là google hai là acrobatic, ngoài dòng chủ lưu là ăn tiền để viết về các bộ phim, với lãnh tụ lớn là Môi Thâm trong phân chia thị trường với Lê Hồng Lâm: chắc tôi sẽ còn trở lại

    ReplyDelete
    Replies
    1. anh chẳng tế nhị gì hết có thế nào đi nữa ai lại “đánh” phụ nữ bằng từ ngữ (môi thâm) kinh khủng thế :D
      anh chẳng biết cảm thông gì hết thời buổi nouveau riche, bourgeois sống trên fb nên có cơ hội ai chẳng muốn đem tài lẻ tài chẵn của mình “sống chậm”, kiếm chai rượu tây, hải sản, check in sang chảnh flamingo đại lải rì sọoc này nọ, du lịch mở mắt mở mũi châu này châu kia, chứ trí thức sách sách vở vở làm chó gì.

      Delete
    2. cần quay lại phê bình điện ảnh ở Vietnam

      Delete
    3. phải, phải, phải quay lại. tại các trường đã có thể lấy tiến sĩ điện ảnh học rồi (thiết chế hóa ?). các quán cafe từ Hà Nội vào Đà Lạt bắt đầu siêng chiếu arthouse (trước đây hằng tuần chỉ có acoustic). đặc biệt là sự nổi lên như cồn của 2 femmes savantes điện ảnh học, một Sài Gòn và một Hà Nội: Đào Lê Na và Hoàng Cẩm Giang

      Delete
  5. acrobatic này có thể hiểu theo nghĩa "khỉ chuyền cành" không bác?

    Mà tôi thấy giờ nhiều người phê bình phim là đúng thôi, dễ xem hơn, đỡ tốn thời gian hơn đọc, xong ra viết mấy câu là đăng báo rồi.

    ReplyDelete
  6. không, dù sao cũng phải hết sức chính xác: acrobatic trong giới phê bình phim Việt Nam thì phải là Vũ Ánh Dương tức cậu ấm thơ ngây, cùng nguyên băng viết về phim ảnh trên tờ Tia sáng

    ReplyDelete
  7. đố ai nói đúng được tên nhân vật điển hình nhất trong "nhánh google" của phê bình phim tại Việt Nam đấy?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi tưởng bác tự trả lời rồi, là Lê Hồng Lâm chứ còn đoán gì nữa?

      Delete
  8. rất vớ vẩn, không hề

    tôi ngờ thậm chí LHL còn chẳng biết dùng google đâu

    ReplyDelete
  9. Mảng nào tôi thấy cũng có hề rạp xiếc hết, từ sách nhà Z gì đó tới phim LHL rồi tới cả mĩ thuật, giờ chỉ còn thiếu phê bình ẩm thực nữa thôi, mà cũng sắp rồi, giờ nhà hàng mọc lên như nấm.

    ReplyDelete
  10. không ai nói đúng được nhỉ

    đây: Nham Hoa tức Hoàng Trang Hải

    ReplyDelete
    Replies
    1. bác hãy nhận bác nhầm đi, ngoài một số đứa trẻ ranh thì chả ai xem Nham hoa là nhà phê bình phim cả

      Delete
  11. vâng, sẵn sàng

    đấy, người ta cứ nói tôi đánh giá thấp người khác nhưng thật ra toàn ngược lại, luôn luôn quá cao

    nhưng yếu tố google thì hãy công nhận là tôi đúng đi (có đi có lại tí)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi thấy ai viết phim cũng google nên không chắc Nham Hoa có thoát không. Nhân vật này tôi nghĩ người ta biết nhiều như dịch giả chứ không phải pb phim, còn dịch thì tôi nghe khen nhiều.

      Delete
  12. đúng đúng, còn được giải thưởng do Nguyên Ngọc trao đấy

    ReplyDelete
  13. Những người Công giáo có thể là không như vậy. Họ tin Chúa Jesus "là đường, là sự thật và là sự sống" vậy họ sẽ xoay quanh, tìm đến cái trục sự thật đó chứ. Thế ra, khi nhìn thấy thiên đường (hay niết bàn), không phải là khoảnh khắc nhìn thấy sự thật ư. Vậy thì nếu có, nơi ấy sẽ nằm ở đâu, giữa, sau hay phía trước "khoảnh khắc cuối cùng" hay "ngay tiếp sau cuối cùng"

    ReplyDelete
  14. a, tu tập rất có thể rất khác với lòng tin

    sự thật không có địa điểm (ít nhất là nên hy vọng như vậy), và hiển nhiên nhìn thấy thiên đường hay niết bàn không đồng nghĩa với nhìn thấy sự thật

    ReplyDelete
  15. Sự thật ở kia dẫn đến Định mệnh ở đây.

    ReplyDelete
  16. sự thật không dẫn đến định mệnh (gần như không thể), mà ngược lại

    ReplyDelete