Jun 20, 2018

Mario Vargas Llosa (không hẳn) ở Việt Nam

Trước tiên, xem ởkia. (giữ rất vững nguyên tắc viết "ởkia")


Ảnh trên đây gồm những gì có thể gọi là "Vargas Llosa cơ bản".

Nhưng tại sao chúng ta đọc Vargas Llosa? Hết năm này qua năm khác, chưa bao giờ, chưa một lúc nào Vargas Llosa cạn nguồn. Vargas Llosa chính là nhân vật cho chúng ta thấy rằng khí chất Mỹ Latinh mà người ta hay gán vào cho Julio Cortázar, Carlos Fuentes, hoặc nhất là García Márquez nhầm lẫn biết bao nhiêu. Như ởkia đã nói, Vargas Llosa chính là người duy nhất có khả năng vươn đến tầm của Juan Rulfo (chứ không phải Borges). Nhưng tại sao chúng ta đọc Vargas Llosa? Vì, trước hết, đó là văn chương, ở tất tật bình diện của nó, với một cuộc đời đặc biệt phong phú trải dài và mở rộng nó qua mọi giới hạn - Vargas Llosa là một Victor Hugo (Hugo cực kỳ cuốn hút Vargas Llosa, xem ởkia; trong một cuốn hồi ký, Vargas Llosa kể mình chưa bao giờ đọc lại Dumas, nhưng khi đọc lại Les Misérables thì thấy cuốn tiểu thuyết của Hugo vẫn là tiểu thuyết mà người lớn ngửi được, chứ không chỉ đám trẻ con).

Và vì Vargas Llosa chân thực. Chân thực theo cả nghĩa thành thực và đích thực. Vô cùng hiếm nhà văn làm được như vậy. Sự chân thực của Vargas Llosa thể hiện cả ở những chỗ Vargas Llosa dở như hạch: sự chân thực khiến một con người như Vargas Llosa không giấu biến đi những gì không hề mang lại vinh quang.

Vargas Llosa ngoài mức cơ bản (một chút):


Và, Vargas Llosa ở Việt Nam thì như thế nào?

Günter Grass cho thấy rất nhiều về sự giả dối trong đọc tại Việt Nam (xem ởkia). Vargas Llosa tiếp tục điều đó: ở Việt Nam, Vargas Llosa cũng không có độc giả. Sự giả vờ đọc trong trường hợp Grass có thể coi là sự giả vờ của một thế hệ trước, còn sự giả vờ ở trường hợp Vargas Llosa: của thế hệ tiếp theo. Sự giả vờ đọc là một cái gì đó truyền thừa qua nhiều đời của giới trí thức Việt Nam. Những người đương thời xa và những người đương thời gần (tôi đang thử vài kết hợp từ mới, đừng để ý quá) giống hệt nhau: không hề đọc, không biết đọc và giả vờ đọc.

Sự vờ vịt trong tương quan với Vargas Llosa tập trung vào một nhóm xã hội: trẻ trung, Tây học, tuyên xưng các giá trị của liberalism (được gọi một cách thớ lợ và lừa mị là "chủ nghĩa tự do", mà cơ quan tuyên truyền chính yếu: nhà xuất bản Tri thức).

(thôi llát viết tiếp: nóng quá; "ll" ở đây là để mô phỏng Ll trong tiếng Tây Ban Nha)









bonus:

Dưới đây là thủ bút Mario Vargas Llosa, mượn từ chuyên gia lớn về thủ bút trong mọi thứ tiếng trên đời và mọi thời đại của lịch sử: Vũ Hà Tuệ. Người ta đồn rằng VHT có cả thủ bút của những tộc người chưa bao giờ có chữ viết. Thank you.









Simone Weil ở Việt Nam (cùng Bùi Giáng)
Valery Larbaud ở Việt Nam
Paul Valéry (tuyệt đối không) ở Việt Nam
Madame Bovary ở Việt Nam
Günter Grass (không có độc giả) ở Việt Nam
Joseph Roth (chẳng hề) ở Việt Nam
Marguerite Yourcenar ở Việt Nam
Bernard Malamud và Naguib Mahfouz ở Việt Nam
Isaac Bashevis Singer ở Việt Nam
Stefan Zweig ở Việt Nam
Stevenson ở Việt Nam
Maiakovski ở Việt Nam
César Birotteau ở Việt Nam
Simenon ở Việt Nam
Dostoievski ở Việt Nam
Les Trois Mousquetaires ở Việt Nam
Guy de Maupassant ở Việt Nam
Alexandre Dumas ở Việt Nam
Jules Verne ở Việt Nam
Flaubert ở Việt Nam
Balzac ở Việt Nam
"Oceano Nox" ở Việt Nam
Sử ký Tư Mã Thiên ở Việt Nam
Dante ở Việt Nam
Céline ở Việt Nam
Ngọc lê hồn ở Việt Nam
Marina Tsvetaeva ở Việt Nam
Simone Weil ở Việt Nam
La Dame aux camélias ở Việt Nam
Alphonse Daudet ở Việt Nam
Shakespeare ở Việt Nam
Stevenson ở Việt Nam (một khoảnh khắc: Châu đảo)
Kim Bình Mai ở Việt Nam
Liêu trai chí dị ở Việt Nam
Boccaccio ở Việt Nam
Pierre Teilhard de Chardin ở Việt Nam
Borges ở Việt Nam
Georges Perec ở Việt Nam
Bonjour tristesse ở Việt Nam (+ Bản dịch Bonjour tristesse tiếng Việt thứ năm)
Nathaniel Hawthorne ở Việt Nam
Patrick Modiano ở Việt Nam
Malaparte ở Việt Nam
The Great Gatsby ở Việt Nam
Anna Karenina ở Việt Nam
Animal Farm ở Việt Nam
Émile Zola ở Việt Nam


8 comments:

  1. Ông này cuón nào đọc được bác

    ReplyDelete
  2. nhìn chung là không cuón nào đọc được

    ReplyDelete
  3. Bác VHT là chủ trang Gác Nobel trên FB phải không nhỉ ? Thấy toàn là sách xịn có thủ bút.

    ReplyDelete
    Replies
    1. gần đúng, sai số 1200km :D

      Delete
    2. Chắc đó là Hoan (Joan) Kim chứ không phải VHT.

      Delete
  4. nếu Hungking có biết viết thì chắc chắn VHT đã sưu tầm được thủ bút

    từ đó suy ra

    ReplyDelete
  5. à tức là me xừ Kim có một cái "Gác Nobel" à?

    ReplyDelete
  6. Suốt đời không có một công trình gì

    ReplyDelete