Câu chuyện của xuất bản Việt Nam (chưa bao giờ có lấy một khảo cứu, dẫu sơ sài) hoàn toàn có thể nhìn qua các lời tựa (và cả lời bạt, và cả những gì thuộc vào lĩnh vực cận văn bản). Chẳng hạn, xuất bản của thời hiện nay là nơi tung hoành của những lời tựa ngớ ngẩn, trong đó nổi bật điều sau đây: người viết tựa lại hoàn toàn không biết gì về chính cuốn sách mình viết tựa để "giới thiệu" (để thực hiện introduction); một ví dụ: xem ởkia. Các nhân vật viết tựa kiểu như vậy (chẳng hề biết về đối tượng mình viết về): Phạm Toàn, Phan Nhật Chiêu, Đặng Hoàng Giang, Trần Ngọc Hiếu, cùng một lô một lốc khác. Nhưng đỉnh cao phải là chủ nhân một trường phái triết học Sài Gòn tự nhận mình "danh môn chính phái" nhưng thật ra đó là một trại nuôi chó dại; và nhất là Nguyên Ngọc: cả đời Nguyên Ngọc nói lăng nhăng ("nói lăng nhăng" có một nội hàm rất cụ thể, đó là biết một mà nói mười, là không hiểu gì mà làm ra vẻ hiểu). Tôi sẽ còn quay trở lại.
Bùi Xuân Uyên viết lời tựa cho cuốn sách in năm 1956 tại Sài Gòn của Phan Phong Linh, như chúng ta đã biết.
Năm 1952 là một lời tựa khác, lần này là Kẽm Trống của Trúc Sĩ ("Kẽm Trống" ở đây rất liên quan đến một câu thơ của Hồ Xuân Hương). Trúc Sĩ chuyên viết truyện thuộc "dòng" Thế Lữ, Tchya và Lan Khai.
Bìa sau Kẽm Trống quảng cáo bản dịch Trên cao gió lộng, nó đây:
Đây là bản dịch Wuthering Heights có lẽ đầu tiên trong tiếng Việt, tức là trước cả Nhất Linh lẫn Hoàng Hải Thủy.
Câu chuyện "Hà Nội từ 1947 đến 1954", như vậy, phong phú hơn bất kỳ ai có thể tưởng. Nếu không có nó, nhận thức của chúng ta sẽ hoàn toàn sai lệch, kể cả trong câu chuyện dịch thuật. Hà Nội của quãng này, chứ không phải Sài Gòn của quãng tiếp theo, mới là lúc lần đầu tiên xuất hiện một số văn chương nước ngoài. Dẫu mọi sự đáng kinh ngạc đến đâu, Jean-Paul Sartre được dịch rất sớm ở Hà Nội, chứ không phải về sau trong Sài Gòn. Sài Gòn sẽ tiếp tục nhiều thứ, nhưng điểm khởi phát của không ít thứ là Hà Nội. (Không chỉ câu chuyện xuất bản, câu chuyện dịch thuật Việt Nam cũng gần như không được biết đến, thế nhưng cả xã hội có thể gào lên về chuyện dịch thuật: thêm một lần nữa, nói lăng nhăng, một môn thể thao ưa thích của xã hội nouveau riche). Tôi sẽ còn quay trở lại với bản dịch Hoàng Chu Ngạc, cũng như trường hợp (la situation) Sartre.
(từ đây trở lên: courtesy of PTV)
Một lời tựa khác của Bùi Xuân Uyên, cho một cuốn sách cũng in năm 1952, và ta thấy Triều Đẩu xuất hiện trở lại:
(courtesy of NTB)
Tại sao Bùi Xuân Uyên viết nhiều lời tựa như vậy? Đó là bởi đây là một thủ lĩnh. Bùi Xuân Uyên là thủ lĩnh của một nhóm văn chương, nhóm Thế Kỷ.
Năm 1956 (khi Bùi Xuân Uyên viết tựa cho cuốn sách của Phan Phong Linh) và năm 1952 (lúc Bùi Xuân Uyên viết tựa cho cuốn sách của Trúc Sĩ và cuốn sách của Triều Đẩu) chỉ cách nhau bốn năm, nhưng bốn năm này đã làm nên mọi thứ.
bonus, một bài thơ của Trúc Sĩ đăng báo tại Sài Gòn cuối thập niên 50, đầu thập niên 60:
(courtesy of VHT)
Hai truyện của Ngọc Giao
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (4) Hà Nội 1950
Lại Chùa Đàn
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Thế còn năm 1949?
Năm 1948 Nhượng Tống ở đâu?
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Đầu tiên và cuối cùng
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Dân Việt Nam
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Ông Thủ hiến nói
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (3) Sách trong thành phố
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (2) Thế hệ
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (1)
Đoạn cuối của Khái Hưng
Ngày 19 tháng Chạp năm 1946
Bùi Giáng (SW) Trần Vàng Sao Phan Phong Linh Triều Đẩu Nguyễn Văn Vĩnh Đặng Thai Mai Đỗ Long Vân Văn Cao Hoàng Ngọc Hiến Viên Linh Trịnh Hữu Ngọc Thành Thế Vỹ Thái Phỉ Lê Doãn Vỹ Lê Trí Viễn Nguyễn Đình Thi Nguyễn Thế Anh Tản Đà Trương Vĩnh Ký Phan Ngọc Nguyễn Hữu Trí Hoàng Đạo Thúy Nguyễn Thạch Kiên Hoàng Đạo Trương Chính Tạ Tỵ Nguyễn Khải Hồ Văn Mịch Trần Thanh Mại Lê Thành Khôi Tạ Chí Đại Trường Trần Huyền Trân Phan Văn Hùm Trọng Lang Lệ Thần Trần Trọng Kim Nguyễn Vỹ Vũ Ngọc Phan Lương Thúc Kỳ Tchya Đào Trinh Nhất Nguyễn Du Nghiêm Xuân Hồng Thạch Lam Hoàng Ngọc Phách Nguyễn Bính Thiếu Mai Trần Lê Văn Thế Lữ Hoàng Xuân Hãn Nguyễn Tuân Ngô Thúc Địch Huy Cận Trương Tửu Nam Cao Mai Thảo Hoàng Cầm Phạm Xuân Ẩn Phạm Quỳnh Dương Tường Bửu Kế Nguyễn Mạnh Côn Hoài Thanh Nguyễn Mạnh Tường Quang Dũng Hoàng Anh Tuấn Ngô Đình Nhu Phạm Duy Phạm Duy Khiêm Vũ Trọng Phụng Thanh Lãng Lê Văn Trương Hồ Hữu Tường Phạm Cao Củng Nguyễn Bắc Sơn Chế Lan Viên Bình Nguyên Lộc Trần Văn Toàn Vương Hồng Sển Nguyễn Khánh Long Vũ Đình Long Kiều Thanh Quế Thụy An Tô Hoài Ngọc Giao Hữu Loan Phan Khôi Nguyễn Công Trứ
đói thì viết lời tựa thôi thủ lĩnh gì trời
ReplyDeletekinh nhỉ nghe như có biết Bùi Xuân Uyên là ai í nhờ
ReplyDeleteThì ai chả phải ăn vì đói, chúng ta rõ ràng vẫn phải ăn thức ăn được mua bằng tiền, mà nếu có gì đó là thủ lĩnh thì có cơ may được mua thức ăn rẻ đi một chút hoặc
ReplyDeleteĂn là chính đạo :v (nhảy được từ fb bạn :v)
ReplyDeleteVVD
Hey there just wanted to give you a quick heads up.
ReplyDeleteThe words in your post seem to be running off the screen in Internet explorer.
I'm not sure if this is a format issue or something to do with web browser compatibility but I thought I'd post to let
you know. The design look great though! Hope you get the problem resolved soon. Thanks