Valery Larbaud đã trở lại.
Bản trước đây:
(hai quyển chẳng có gì liên quan - gần như vậy - nhưng tôi không cưỡng nổi ham muốn đặt chúng nó cạnh nhau: Tình yêu & tuổi trẻ và Tình yêu & lý tưởng)
Như đã thấy gần đây (xem ởkia) trong số ba yếu nhân của tờ tạp chí huyền thoại Commerce, Paul Valéry thứ nhất, Valery Larbaud thứ ba, và thứ hai là Léon-Paul Fargue. Có tận hai "Vale(é)ry" trong biên tập bộ của Commerce, nhưng không có lấy một phụ nữ.
Larbaud viết Fermina Márquez khi còn rất trẻ, đây có thể coi là tác phẩm đầu tay của Larbaud. Larbaud có một cuộc đời không dễ dàng, vì quá giàu, lại còn đẹp trai.
Có lần, nói chuyện với một người bạn, nhắc tới Valery Larbaud, chẳng hiểu vì tôi biểu lộ như thế nào mà từ đó vể sau người bạn ấy cứ hễ Larbaud là sẽ nói "Larbaud của tôi" [tôi tức là tôi - NL - ấy]. Cũng có thể, cũng có thể, bởi vì đối với tôi Larbaud có một ý nghĩa lớn. Nhưng không phải (không hẳn) Femina Márquez, mà phải là Amants, heureux amants:
Amants, heureux amants, mà tôi đọc từ rất sớm, mới là dấu ấn văn chương Larbaud lên tôi. Đó cũng (lại) là một cuộc đến London khác nữa. Larbaud rất hay làm tôi nghĩ đến Scott Fitzgerald. Và tất nhiên, những gì liên quan đến "A. O. Barnabooth", mà trong ảnh mới chỉ là một mẩu nhỏ.
Valery Larbaud mang trong mình rất nhiều dấu hiệu triệu chứng của một thời: đó là dấu hiệu của những người Pháp rất châu Âu. Marcel Schwob (cả Stéphane Mallarmé, và nhiều người khác nữa) cũng vậy.
Nhưng rất có thể, cuốn sách dưới đây mới thực sự là tinh túy của Valery Larbaud, cuốn sách về "thánh Jérôme", về câu chuyện dịch thuật:
Ấn bản 1946 trên đây có thể coi là ấn bản đầu; tôi đặc biệt thích sách in tại Pháp quãng thời gian này. Đó là giai đoạn của một nước Pháp nghèo đói. Thật đáng tiếc vì dường như ngày nay người ta không còn đọc Sous l'invocation de Saint Jérôme nữa; nói chính xác hơn, Saint Jérôme không thuộc vào những gì Larbaud từng viết còn phổ biến ngày nay.
Thế kỷ 20 - điều này, chắc chắn rồi người ta sẽ sớm thấy - trong căn cốt của nó, chính là một thế kỷ của dịch thuật. Cơn đại dịch hậu thuộc địa đã đi qua cao trào, những Spivak hay Venuti etc. chẳng bao giờ có thể vươn nổi đến tầm cỡ của những Valery Larbaud một thời.
"Người dịch ít được biết; anh ta ngồi ở chỗ cuối; có thể nói rằng anh ta chỉ sống bằng của bố thí; anh ta chấp nhận thực hiện các chức phận nhỏ bé nhất, đóng những vai nhạt nhòa nhất; "Phụng sự" là khẩu hiệu của anh ta, và anh ta chẳng đòi hỏi gì cho bản thân mình, đặt toàn bộ vinh quang của mình vào việc sao cho thật trung thành với các bậc thầy mà anh ta đã chọn, trung thành cho đến tận chỗ hư vô hóa nhân cách trí tuệ của anh ta. Lờ anh ta đi, chối từ anh ta mọi coi trọng, phần lớn thời gian chỉ nêu tên anh ta để buộc tội, mà lại rất hay chẳng hề có bằng cứ, vì đã phản bội người mà anh ta muốn diễn giải, thậm chí còn khinh miệt anh ta những lúc nào cuốn sách của anh ta khiến chúng ta sung sướng, đấy cũng chính là bỉ bôi những phẩm tính quý giá nhất và các đức hạnh hiếm có nhất etc. etc."
(trích doạn đầu Saint Jérôme)
nhưng rất có thể, kiệt tác vô song của Larbaud phải là bài thơ dưới đây, viết năm 1934, một bài thơ nói lên tính chất châu Âu, một bài thơ nói lên mọi điều, và cũng là một bài thơ không thể hiểu
La Neige
Un
ano màs und iam eccoti mit uns again
Pauvre
et petit on the graves dos nossos amados édredon
E
pure pionsly tapàudolos in their sleep
Dal
pallio glorios das virgens und infants.
With
the mind's eye ti sequo sobre l'europa estasa,
On
the vas
Northern
pianure dormida, nitida nix,
Oder
on lone
Karpathian
slopes donde, zapada,
Nigorum
brazilor albo disposa vélo bist du.
Doch
in loco nullo more te colunt els meus pensaments
Quam
in
Esquilino
Monte,
ove délia nostra
Roma
Corona
de platàs ores,
Dum
alta iaces on the fields so duss kein
Wege
sève,
Yel aima, d'ici
détachée, su camin finds no cêo.
NB. tôi bỗng nhớ ra, đã rất lâu rồi, có một Valery Larbaud: xem ởkia
Cuốn này hay không bác, thấy chán quá.
ReplyDeleteCho em tò mò chút là anh gõ tiếng Việt bằng kiểu VNI phải không ạ?
ReplyDeleteGiờ có cả fan hỏi kiểu gõ à? Lolz, Nhị Linh chắc dùng Telex
Deletecũng chẳng rõ, tức là muốn nói bỏ dấu vào chữ nào trong nguyên âm kép?
ReplyDeleteÝ là em thấy 1 lỗi typo nhỏ "từ đó vể sau" thì em phán đoán là anh đánh VNI thôi ạ, cũng không có gì đâu
Deleterách việc quá, tôi chưa bao giờ có fan
ReplyDeletenếu mà thấy có mầm mống nảy nở thành cái gì tương tự thì tôi giật sập ngay rồi, chả có cửa ủ men mọc rễ đâu
bi kịch ở chỗ mặc cho việc đã được tích hợp AI, google translate cũng không hiểu nổi bài thơ :D
ReplyDeletethì chính xác, rất có thể VL làm bài thơ này để ngáng chân Science mà, công trình của cuộc đời VL đấy
ReplyDeleteI like the valuable information you provide in your articles.
ReplyDeleteI will bookmark your weblog and check again here regularly.
I'm quite certain I will learn many new stuff right
here! Best of luck for the next!
You really make it seem so easy together with your presentation but I find this matter to be really
ReplyDeleteone thing which I believe I'd never understand.
It sort of feels too complex and very huge for me.
I am having a look forward to your next post, I will try to get the hang
of it!
Its such as you read my mind! You appear to grasp a lot about this, like you wrote the ebook in it or something.
ReplyDeleteI think that you simply could do with some p.c. to force the message house a little bit,
however other than that, this is wonderful blog. An excellent read.
I will definitely be back.
“một dịch giả lớn là người tạo ra, chứ không đi theo” và đoạn đầu Saint Jerome viết rất quả-thật-Ta-bảo-các-ngươi... (về tiêu chuẩn, vị trí của một dịch giả)
ReplyDelete