"Khắc nhập", "khắc xuất": nghe thì như vậy thôi, cứ tưởng đâu chẳng có gì đáng sợ, nhưng câu chuyện của Khái Hưng vẫn khủng khiếp vô cùng.
Nhập và tách, nghe thì như không có gì, nhưng ngày nay đó đã trở thành lợi khí chính yếu của một thứ cần được gọi đúng tên là nền chuyên chính hành chính.
Nhân vật nào đã đi rất sâu vào phân tích nền hành chính và vận hành của nó? Ai cũng sẽ nói được ngay: Kafka. Hoặc Adalbert Stifter, trong bình luận của Kundera. Hoặc Gogol, hoặc Georges Courteline. Nhưng vậy vẫn là nhầm: người đầu tiên hiểu sâu sắc hành chính tức là gì lại là người quen của chúng ta: Balzac. Đó là cuốn tiểu thuyết siêu hạng Les Employés, mà ở đây chắc chắn không có lấy một độc giả. Balzac hiểu rành rẽ về tiền, và Balzac cũng lại hiểu về hành chính, có lẽ là người đầu tiên. Tôi sẽ còn quay trở lại.
Một cái gì đó muốn tỏ ra mình không đáng sợ thì sẽ tạo lập vẻ bên ngoài mềm mại, trong đó cơ chế chính yếu nằm ở việc tạo ra những idiom tưởng chừng vô hại.
Tách cái này ra, nhập (những) cái kia lại. Tách tỉnh, nhập tỉnh, chẳng hạn thế. Trông thì chẳng có gì, nhưng đây là hình thức tác động vào cấu trúc - và do vậy, gây đảo lộn (và cả đổ vỡ) to lớn.
Nhưng trước hết: tại các cơ sở nghiên cứu ở Việt Nam, bộ phận hành chính làm gì? Tôi đã có một thử nghiệm. Cách đây ba, bốn năm gì đó, bỗng người ta muốn hỏi tôi có đề nghị gì không (một đề nghị rất bất ngờ, vì suốt nhiều năm gần như tôi chẳng bao giờ thấy có điều gì tương tự). Kiểu như là một cuộc họp riêng ở từng tiểu bộ phận - cũng có thể vì họp như vậy thật ra chẳng có chuyện gì để nói, nên để lấp chỗ trống, người ta đề nghị nếu có đề nghị gì thì cứ nói.
Tôi chẳng bao giờ thấy cần đề nghị điều gì, có thể nói tôi chưa bao giờ đề nghị điều gì, vả lại tôi cũng không thực sự rành công việc của hành chính. Tôi cho bộ phận hành chính hẳn cũng để làm gì đó - nếu không thì nó đã không tồn tại (chẳng phải là không bao giờ tôi đọc Hegel, tuy nhiên con cú mèo của nữ thần Minerve thì tôi rành hơn) - nhưng nếu có thế thật thì tôi cũng không thực sự biết. Thế là, năm ấy, tôi bèn thử nghiệm luôn (tội gì): tôi nói rằng nếu mà được thì làm sao để các đồng nghiệp mà tôi cũng chẳng rõ là ai đừng có cười hô hố suốt từ giữa trưa cho đến xế chiều, ngày nào cũng như ngày nào, từ một phòng nào đó cùng hành lang với phòng tôi, ở đầu kia. Tức là, hành lang rất dài, thế mà ở đầu bên này tôi vẫn nghe thấy tiếng người hô hố đầy yêu đời từ tít đầu bên kia. Trong số đó, chủ yếu tôi nhận ra giọng một nữ đồng nghiệp, ái nữ của một nhân vật nổi tiếng. Rất nhiều người thân của các nhân vật lừng danh là đồng nghiệp của tôi, đại khái là cái mà người ta hay gọi là "con ông cháu cha" (Alain đã nói rất chuẩn xác về điều này, xem ở kia, bài số 10). Đại diện bộ phận hành chính cười cười vẻ hơi ngạc nhiên, nhưng cũng hứa sẽ thực hiện đề nghị của tôi.
Tất nhiên, chẳng có gì thay đổi sau đó cả. Vả lại, tôi cũng biết từ trước, người ta có thể ngăn cản điều gì chứ đâu ngăn cản được lòng yêu đời phơi phới.
Chuyện rất vớ vẩn, đúng, tôi chỉ muốn nói rằng: tại một cơ sở chuyên về nghiên cứu, những người thuộc bên nghiên cứu không bao giờ hiểu nổi những người ở bên hành chính.
Nhưng điều ngược lại mới đúng: những người hành chính không hiểu những người nghiên cứu.
Vấn đề rộng hơn rất nhiều: ở đây ta sẽ đi thẳng vào một điểm then chốt của nền chuyên chế hành chính. Vì có sự đặt cạnh nhau (rất cố tình), rất nhiều người nhầm bên: họ là người của hành chính nhưng lại bị xem (và tưởng nhầm) là người của nghiên cứu. Về nguyên tắc, những người nghiên cứu chấp nhận những người hành chính, nhưng vì lỡ bị phú cho một năng lực nhất định về nhìn nhận, họ dễ dàng nhận ra những ai mang tâm hồn của người hành chính. Có những người vì dạy học trên ti vi nên tưởng mình là nhà nghiên cứu.
Điều hài hước của giới nghiên cứu Việt Nam là, càng học hàm học vị, càng chức tước cao thì lại càng đẫm vị của hành chính (Bắc Vũ Khiêu, Nam Đình Đầu). Tại một cuộc hội thảo, thế nào tham luận chất lượng tệ hại nhất cũng sẽ có tác giả là các "đầu ngành" (khái niệm rất then chốt, tôi sẽ quay trở lại). Nếu cuộc hội thảo mà có Đoàn Lê Giang tham gia, chắc chắn bài của Đoàn Lê Giang sẽ tệ nhất. Chính vì thế, Đoàn Lê Giang sẽ ra sức làm như mình là một trí thức lớn, một "public intellectual" có ý kiến về mọi điều, và rất trăn trở (điều này không nằm ngoài cơ chế biện minh). Đoàn Lê Giang đã vươn lên thứ hạng rất cao trong công cuộc sản sinh các loại ý kiến phửng nhất, và một hội thảo (quốc tế, tất nhiên) sẽ trở nên sáng ngời nếu có tham luận của Đoàn Lê Giang, về chủ nghĩa hậu hiện đại Hồ Xuân Hương, chẳng hạn.
Rất tương tự: đương kim trưởng khoa văn trường Tổng hợp Hà Nội (tôi quen gọi như vậy). Đây là nhân vật có hiểu biết đặc biệt đồ sộ về laptop và điện thoại di động.
Tại hội thảo về Kiều gần đây, bài có chất lượng tệ hại nhất là của đương kim viện trưởng Viện Hán Nôm. Mới chỉ một thời gian ngắn không gặp, cố nhân đã như vậy rồi nhỉ. Sao? nghiên cứu tức là đi rắc name-card, tách một thứ ra nhiều phần lẻ (và bài nào cũng phọt phẹt như bài nào) để tham gia thật nhiều hội thảo, ấy hả? Hội thảo quốc tế, công bố nước ngoài, Harvard Yenching: ba cái bả hiện nay của giới nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam.
Tinh thần nouveau riche nhảy vào trộn lẫn với tâm hồn hành chính: các chức sắc thưởng nóng cho cán bộ của mình có bài đăng tạp chí quốc tế, giống hệt người ta thưởng nóng đội tuyển bóng đá. Thật dễ tỏ ra hào phóng khi đó không phải là tiền của mình, rất giống một ai đó từng nói, thật dễ chịu đựng nỗi đau của người khác.
-----------
Tâm hồn hành chính, cốt lõi của những người được coi (và tự coi) là nhà nghiên cứu có một biểu hiện không nhỏ: các nghiên cứu của họ, họ sẽ làm gì với chúng? nghịch lý nằm ở chỗ, họ tìm mọi cách để được làm, nhưng khi xong xuôi, họ sẽ tìm mọi cách để giấu chúng đi. Xong xuôi ở đây là xong xuôi ở phương diện hành chính.
(còn nữa)
bài này đăng trên Phong Hóa nhỉ :)
ReplyDelete"Thật dễ tỏ ra hào phóng khi đó không phải là tiền của mình" - dung roi.
ReplyDeleteTác giả có thấy sự hài hước, sa đọa nếu như không nói là nguy hại đang diễn ra là những người có các vị trí về mặt hành chính (từ phó trưởng phòng trở lên) cứ tự cho (và được cho) là có vị trí về mặt nghiên cứu. Vì thế mà nghiên cứu nghiêm túc luôn luôn bị bóp chết.
ReplyDeletemột câu hỏi rất hành chính
ReplyDeleteHaha...
Delete