May 29, 2018

Kiệt tác của Grass

Trong câu chuyện của đọc có (rất nhiều - ít nhất là không ít) sự không đọc, sự không biết đọc và sự giả vờ đọc.

Điều này nhìn từ phía người đọc không bao giờ nhiều ý nghĩa bằng so với nhìn từ nhà xuất bản, hay nói tóm lại từ phía "những người chuyên nghiệp" (ngày nay trong số ấy còn phải tính những người ngày ngày lên facebook nói chuyện về sách và về đọc - chủ yếu sẽ nói về cái bìa sách, và cứ bìa xấu thì khen là đẹp).

Trước đây, khi một tủ sách (đã chết, không kèn không trống, hoàn toàn trái ngược với rùm beng của nó khi mới xuất hiện, cùng không biết bao nhiêu cuộc ra mắt sách, kể cả và nhất là cho những sách vớ vẩn - muốn nhìn vào sự không biết đọc và giả vờ đọc, không gì tiện bằng nhìn vào các buổi "ra mắt sách", một biểu hiện của cái hiện tượng hỗn hợp khi mà tinh thần nouveau riche hợp lưu với những giả vờ trong thế giới của đọc; muốn tìm thấy những thằng ngu điển hình thời chúng ta thì cứ xem giới sưu tầm tranh hiện nay ấy, cũng như đám chụp ảnh, thế nào cũng Leica) in ra một cuốn Samuel Butler, tôi thầm nghĩ: kinh đây. Thế nhưng đợi mãi mà không thấy, thì tôi hiểu, té ra họ không hề biết: kiệt tác của Butler là Erewhon cơ mà, có phải cái quyển đã in đâu. Đám tay ngang thích loe hoe sách vở trong kết hợp với một nhà xuất bản không biết đọc: một rực rỡ phi thường của thời chúng ta.


(bản dịch tiếng Pháp của Ein weites Feld, 1995)

Trước tiên, xem ở kia.

-----------

Những cuộc ra mắt sách: về cơ bản đó là nơi hội tụ của mấy dục vọng. Dục vọng từ tác giả (nếu có tác giả): đó là khát vọng đi tìm sự cảm thông? không, chủ yếu đó là dục vọng chứng tỏ, vô số tác giả Việt Nam, trên mọi phân khu, tổ chức các cuộc ra mắt sách theo đường lối nhà quân sự, với chiến lược và bài binh bố trận rất cụ thể và rành mạch, anh A sẽ nói gì, chị B sẽ làm như hơi phản bác, cậu C tốt nhất là làm "quân xanh" vờ hỏi một câu hơi ngu. Bất hạnh sẽ rơi xuống đầu những ai đã bị họ nhằm đến nhưng không chịu tham gia. Không xuất hiện tại một cuộc ra mắt sách khi đương sự đã mời? Chắc chắn là chuốc lấy sự căm ghét. Điều này tôi trải qua nhiều, rất nhiều, tôi nhớ nhất hai lần: 1) Nguyễn Hữu Hồng Minh, 2) Nguyễn Thị Từ Huy; với nhân vật số 2, kể cả khi tôi có alibi là bị ốm, mà ốm thực sự, thì kể cả trong cơn sốt hồi đó, tôi vẫn mơ hồ biết thôi thế là xong rồi. Năm ấy, không trụ nổi nữa, cuối cùng tôi vẫn phải vào bệnh viện, nằm ở đó một buổi chiều để truyền (truyền cái gì thật ra tôi cũng không nhớ rõ): đấy là một đợt dịch sốt xuất huyết tồi tệ của lịch sử Hà Nội, bệnh viện Saint-Paul còn nhớ trong thập niên 70 cũng có đợt nặng nề đến nỗi cửa sổ bị gỡ hết làm giường cho bệnh nhân nằm. Sốt xuất huyết ấy, nó liên quan đến chỉ số tiểu cầu, nếu chỉ số này xuống đến một mức nhất định, coi như tiêu. Ở bệnh viện, người quen của tôi làm ở đó, biết là tôi đã lấy máu xét nghiệm nên chạy đi lấy kết quả hộ; cầm tờ giấy quay lại, mặt xanh mét, người đó bảo tôi sao lại thấp thế này, tôi cố hỏi thấp là bao nhiêu, vì tôi cần biết con số cụ thể, khi nhận được câu trả lời (đúng là chỉ số thấp thật) thì tôi mừng quá, vì tuy thấp nhưng đã lên so với kết quả lần ngay trước đó (lần đầu tiên  lên, còn suốt mấy hôm trước chỉ xuống), tôi bèn về nhà luôn, thoát khỏi bệnh viện - chưa bao giờ tôi chịu nổi bệnh viện. Kể từ đó, tôi đã tìm hiểu thêm rất nhiều về sốt xuất huyết; giống như đối với kẻ thù, cần phải hiểu hết sức cặn kẽ. Dục vọng chứng tỏ, và cả dục vọng bán sách: đây là một ảo tưởng, vì cuộc ra mắt sách không bao giờ liên quan đến doanh số bán sách sau đó. Rất nhiều ảo tưởng, bởi vì cuộc ra mắt sách nào cũng thành công rực rỡ, giống như mọi hội nghị.

Dục vọng của người đến nghe. Tôi từng có những buổi ra mắt sách mà khán phòng rất lớn chật ních, thậm chí nhiều người đứng, cộng thêm lố nhố vô số ngoài hành lang. Nếu ở cỡ đó thì đúng là có thể có một sự chắc chắn nào đó về doanh số bán sách. Nhưng tôi cũng sớm hiểu ra, tuyệt đại đa số người đến không nhằm để nghe về cuốn sách, mà để xem mặt tôi (tôi ngờ là ai cũng thất vọng hết). Tôi cũng từng có ảo tưởng, tôi cũng có chứ, nhưng tôi hiểu ra rất nhanh, hàng trăm hàng nghìn người ở trước mặt kia, đó chính là một hình ảnh của địa ngục. Quá một con số nhất định, người ở trên bục phát biểu, trên sân khấu, nhất thiết trở thành một dạng Adolf H.

Nhiều dục vọng kiểu khác nữa, tôi hoàn toàn có thể liệt kê rất đầy đủ, bởi vì (rất funny) tôi chính là một chuyên gia về các cuộc ra mắt sách (và tôi biết, một cuộc ra mắt sách càng ít người đến nghe càng tốt, nhất là khi tổ chức vào một cái giờ rất oái oăm: ai đến nghe thì người đó chắc chắn là độc giả, ít bị xúi giục bởi dục vọng, ảo tưởng và vanity). Nhưng quay lại Günter Grass. Ở trường hợp Grass, điều hài hước nằm ở chỗ hóa ra hai mươi năm vừa rồi (tính vậy cho tròn, tôi ngại đi kiểm tra để có con số chính xác) của sự hiện diện của Grass trong tiếng Việt, chúng ta không có lấy một độc giả văn chương Grass.

Bởi vì, hai mươi năm không làm người ta hiểu được rằng, kiệt tác của Grass không phải cuốn tiểu thuyết về cái trống (không hề thiếc) và thằng bé Oskar Matzerath.

-----------

Trong một xã hội nouveau riche như xã hội Việt Nam hiện nay, nếu muốn tìm sự không đọc (và giả vờ đọc), người ta có thể thấy rõ nhất - rất nghịch lý - ở chính những chỗ nào trông như là xiển dương cho sự đọc sách. Nhất là tại các buổi ra mắt sách. Và điều đó là từ cả hai phía, phía người nghe và phía người nói.

Những người đến rất nhiều buổi ra mắt sách (để nghe) là những người trốn chạy sự đọc. Rất muốn (hoặc tưởng mình muốn) đọc nhưng đồng thời nghĩ nếu đi nghe người khác nói về cuốn sách nào đó thì tức là đã đọc nó rồi. Đây là một ảo tưởng chớm lấn sang mặc cảm.

Nhưng mặc cảm thực sự lớn ở chính những người nói (phát biểu - tức là ở trên bục) tại các buổi ra mắt sách. Có không ít người chuyên nghiệp trong lĩnh vực ra mắt sách. Những người ấy đều không hề đọc.

Những người liên tục xuất hiện tại những buổi ra mắt sách để nói chính là dạng người chạy trốn mặc cảm: họ chạy trốn sự không đọc (không thể đọc: bonne foi biến thành mauvaise conscience trong một cơ chế rất đặc thù) bằng cách đi nói về sự đọc. Nhưng mặc cảm vẫn cứ ở đó. Những người nói về văn chương Grass ở chỗ đông người không hề là độc giả của Grass.

Điều này rất tương tự một hiện tượng còn phổ biến hơn nhiều trong xã hội Việt Nam ngày nay: những người hèn nhát sẽ ngày ngày tuyên xưng về lòng can đảm. Một nhà báo mà cổ xúy "đừng im lặng" hay "hãy lên tiếng" ư? Đó chính là một nhà báo sợ phải nói một mình. Đó là hèn nhát, và được hiểu là can đảm, trong một cơ chế mà Roland Barthes đã chỉ ra rất tường minh: xã hội bourgeois là xã hội nơi người ta đeo mặt nạ và đi đâu cũng chỉ tay vào cái mặt nạ mình đang mang. Thêm một điều nữa: xã hội bourgeois là xã hội làm như thể các huyền thoại thì tự nhiên (cf. Mythologies).

Nếu có thêm yếu tố hình ảnh, điều nói trên đây trở nên rất rõ. Chúng ta có một ví dụ gần đây: phong trào "Đọc sách thật phong cách", mà chắc chắn rất nhiều người biết.

Tôi sẽ còn quay trở lại với nó: đó chính là đeo mặt nạ đồng thời chỉ tay vào cái mặt nạ. Một phong trào xiển dương sự đọc, nhưng nó lại chính là - trong biểu nghĩa về phương diện ký hiệu của hình ảnh - một cuộc trưng bày của không đọc (và giả vờ đọc), với các đại diện rất đặc trưng cho xã hội nouveau riche. Vả lại, đó là một "phong trào", và nó, dẫu vẻ bên ngoài có là như thế nào, không hề khác phong trào do thành đoàn phát động, chẳng hạn - đó chính là đi diễu hành ngày Quốc tế Lao động, cái hình ảnh trở đi trở lại trong tiểu thuyết của nhiều nhà văn, chẳng hạn Milan Kundera.




(còn nữa)

18 comments:

  1. Nhưng tủ đó bán ế lắm bác à, việc họ dừng tôi thấy hợp lý

    ReplyDelete
  2. tôi thấy Nhị Linh cũng hợp tác tủ đó mà

    ReplyDelete
  3. nâng đoạn phù phiếm, rực rỡ phi thường :P

    ReplyDelete
  4. tội gì mà không, lúc tự dưng được mời, nhân tiện biết vài điều trước đó mới chỉ lờ mờ

    hoá ra còn tệ hại hơn mức có thể tưởng

    ReplyDelete
  5. chú làm cháu thấy an ủi vì cứ nằm nhà chần chừ mãi k đến một buổi ra mắt sách, cuối cùng khi đến (đã trễ giờ) thì đã không vào vì ngại đi gửi xe (xe đạp he he)

    VVD

    ReplyDelete
  6. Đợt đấy vào viện mà đi luôn thì hay nhỉ

    ReplyDelete
  7. cách thể hiện tình cảm rất tuyệt vời, đây chính là điểm đặc trưng về phương diện tâm lý của một dây facebook kiểu Bùi Quốc Huy hay Le Quang Ho gì đó

    ReplyDelete
  8. Btw: NN có in Chìm xuống của Linda Le ko anh, do em thấy hình như TD in với tựa là Vượt sóng.

    ReplyDelete
    Replies
    1. hai cuốn đó là một mà, chỉ khác tên thôi, chắc NN không làm đâu

      Delete
  9. NL đã được Phanbook tặng sách chưa?

    ReplyDelete
  10. sao không hỏi luôn Như Books đi, trả lời một phát cho tiện

    ReplyDelete
  11. anh NL quơ đũa cả nắm rồi, có người đọc nhiều nhưng thích lên facebook để chia sẻ niềm vui, như anh Như Huy chẳng hạn.

    TL

    ReplyDelete
    Replies
    1. có ai vui không mà chia mới sẻ?

      Delete
  12. Thế kiệt này bao giờ xuất hiện ở VN ?

    ReplyDelete
  13. Cũng buồn là Grass không xuất hiện lại

    ReplyDelete
  14. TL á? tưởng phải GGG gì đó chứ nhỉ

    anw, cũng đúng là người béo thì dễ vui

    ReplyDelete
  15. Incredible article indeed. Superb write up.

    ReplyDelete
  16. [đọc lại]
    Lần đâu nghe "thiếc" mình cứ buồn cười và thắc mắc. Vì thấy "thiếc" nó lỏng toẹt ở nhà ông hàng xóm làm gò hàn, bôi vào chỗ gò thùng tôn. (Không tiện lắm nhưng thôi cứ nói. Giống y hệt hồi bé tí, đọc cái viên gạch ("hồng" nữa chứ) ở Paris, cứ thầm nghĩ mà không dám hỏi, đặt cái (chỉ 1) viên gạch dưới lưng, thì nằm thế nào?!)

    Bác PT Hoài ở Đức thì bảo nó phải là "sắt".

    ReplyDelete