Dec 29, 2015

Beckett về Proust

"... cái tên Beckett, tôi đã nhìn thấy lần đầu tiên, cách đây chừng ba chục năm tại Thư viện Mỹ, cái ngày tôi rơi trúng phải cuốn sách nhỏ của ông viết về Proust" (trích từ đây)

ai cũng nên làm giống như Cioran, phát hiện Beckett kể từ cuốn sách nhỏ độc đáo ấy, cuốn sách mà Beckett viết năm mới 24 tuổi

Cuốn sách ấy đây:



Beckett đến Paris năm 1928, ở tuổi 22, với tư cách "lecteur d'anglais" tại trường Normale Supérieure de la rue d'Ulm (trường Ulm và trường Trinity ở Dublin của Beckett có một "convention" cho phép những trao đổi kiểu như thế này). Bạn học cùng khóa của Beckett có vài người không nổi bật cho lắm, ví dụ Jean-Paul Sartre và Raymond Aron. Beckett ở đây cho tới năm 1930, cũng là năm chuẩn bị cho cuốn sách về Proust in năm 1931, một trong những gì sớm nhất được in ra trong sự nghiệp văn chương của Beckett. Trong quãng thời gian ở Paris, Beckett gặp (cũng ở Ulm) Thomas MacGreevy, một nhân vật rất quan trọng cho giai đoạn sau này của Beckett, và thông qua nhân vật ấy, gặp James Joyce. Trở về từ đây, Beckett sẽ có một cú "fiasco học thuật" lừng danh tại Dublin (tôi sẽ nói đến vụ ấy sau).

Cũng không rõ chính xác từ lúc nào, một phòng học ở ENS mang tên "Samuel Beckett" (nếu tôi nhớ không nhầm thì ngay cạnh phòng mang tên "Simone Weil").

Proust có địa vị đặc biệt trong tổng số tác phẩm của Beckett. Không giống như đối với MurphyWatt, Beckett đã không tự dịch Proust sang tiếng Pháp. Thật ra, đây là một tác phẩm phê bình về Proust thực sự sớm, rất sớm, khi mà Proust mới qua đời còn chưa lâu và về cơ bản còn chưa ai cảm nhận rõ tầm vóc vĩ đại của văn chương Marcel Proust. Phải là một người nước ngoài, một người nước ngoài cỡ như Samuel Beckett, mới có thể nhìn ra từ sớm đến vậy. Cuốn sách của Beckett chính là cử chỉ thấu hiểu đầu tiên đối với cõi văn chương ấy.

Beckett, đã có Molloy rồi, thì đương nhiên phải đến "Malone":


Ở giai đoạn sớm, Marcel Proust được Samuel Beckett và một nhân vật kiệt xuất nữa chạm tới: đó là Walter Benjamin. Văn chương Pháp và Marcel Proust được hưởng sự chú ý của những người nước ngoài đặc biệt nhất. Nhưng bởi vì điều đó hoàn toàn xứng đáng. Đây, một dạng tồn tại của cuốn sách về Proust của Benjamin:


Nhảy qua luôn hơn nửa thế kỷ, đến cuốn sách có thể coi là mới nhất về Proust tính tới thời điểm này:


Trong tác phẩm nhiều tác giả này, Antoine Compagnon chỉ đóng góp một phần, không giống ở mấy cuốn "Một mùa hè với...." cùng xê ri trước đó, về Montaigne và về Baudelaire.

Và bởi vì, khi thực sự muốn lên đường, tất yếu ta phải nghĩ ngay đến vị thánh của phiêu lưu, của thấu thị:


Oh là là! Que d'amours splendides j'ai rêvées
...
... Mon auberge était à la Grande-Ourse
Mes étoiles au ciel avaient un doux frou-frou


Mở lại công trình về Marcel Proust:

Hầu tước thần thánh và nữ hầu tước thần thánh
Đi từ hiện thực đến văn chương
Đi tìm thời gian đã mất không phải là đi tìm thời gian đã mất
Quên tình yêu
Paul Valéry hạ sát Marcel Proust

12 comments:

  1. Proust và James Joyce khác nhau thế nào? Có phải cả hai đều bậc thầy trường phái dòng ý thức không? Em thắc mắc mãi không biết hỏi ai.

    ReplyDelete
  2. nếu mà thực sự vứt được ra khỏi đầu nỗi ám ảnh của những thứ ngớ ngẩn như cụm từ "dòng ý thức" và các nhãn hiệu tương tự, thì có thể bắt đầu đọc được rồi đấy

    Proust và Joyce thì có thể rất ngắn gọn: Proust thì ngày càng lớn, Joyce thì chính xác ngược lại, chỉ còn là một thứ quái vật dị hợm; Proust và Joyce từng một lần gặp nhau thoáng qua, ghét nhau ngay lập tức

    ReplyDelete
  3. Đúng là phải bắt đầu đọc thôi. Họ gặp nhau rồi ghét nhau chắc vì cạnh tranh. Em không biết rõ gì hai người đó nhưng nghe nói họ lớn ngang tầm nhau mà.

    ReplyDelete
  4. suy nghĩ cẩn thận thế là tốt đấy, giờ chỉ còn một việc để làm là đọc đi thôi hehe

    ReplyDelete
  5. Chính ra nhắc đến proust thì mình chỉ yêu đc anh bernard de fallois. Đọc cuốn proust chê Sainte-beuve mới thấy anh này yêu ghét thực buồn cười, proust chả yêu đc balzac nhưng viết về balzac cực hay.

    ReplyDelete
  6. de Fallois là vỡ lòng, trước mình dịch hết cả Contre Sainte-Beuve zồi, cách đây chục năm, đang đợi có nhà xuất bản nào liên hệ không kiếm ít tiền tiêu Tết ^^

    ReplyDelete
  7. Haha khốn. Gửi bản thảo cho mình đi, rồi mình thử tìm xem có nxb nào bắt chiếc đc de fallois hông?

    ReplyDelete
  8. ak ak :v

    nhưng mà thật đấy nhá, có bản thảo zồi

    ReplyDelete
  9. Haha uh. Mình biết có nxb ko thích nerval mí balzac nhưng thích baudelaire mí lị mallarmé

    ReplyDelete
  10. thế thì mình lại không thích, Nerval phải là số một ^^

    giờ đang ngồi dịch anh í pasticher Saint-Simon và Goncourt rồi hí hí

    ReplyDelete
  11. Ơ mà sau này Beckett lớn tuổi nhìn lại mình viết cũng chê dữ lắm, flash

    ReplyDelete
  12. thế thì sao? ai chẳng buồn cười nghĩ hồi bé mình từng đái dầm

    Roland Barthes ngắn gọn nhất, trả lời phỏng vấn, câu hỏi về một điều tương tự, đáp: "j'évolue"

    ReplyDelete