Sep 29, 2019

Nguyễn Văn Vĩnh và Nguyễn Hải

tiếp tục câu chuyện Nguyễn Văn Vĩnh

(nhân tiện, đã tiếp tục bài "(Cái) tương lai của Bắc Kỳ" về tờ L'Avenir du Tonkin: lịch sử không được biết đến của một tờ báo khủng long, cũng như mối tương quan tờ báo-cuốn sách có thể đa dạng và sâu sắc đến mức nào; đồng thời cũng kết thúc luôn Mai-nương Lệ-cốt: như vậy, đây là lần đầu tiên một trong những bản dịch lớn của Nguyễn Văn Vĩnh đã trở lại trong sự toàn vẹn của nó)

Trong số những người con của Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Hải (con cả) chắc chắn không được biết đến nhiều bằng Nguyễn Giang - ít nhất là trên phương diện dịch thuật văn chương. Tôi cũng ngờ rằng, hoàn toàn giống đối với Nguyễn Văn Vĩnh, con cháu nhà ấy cũng không thực sự biết về trước tác của Nguyễn Hải; dường như, cho đến thời điểm này, người ta chỉ biết, ngoài một cuốn sách (y học) có tên cả Trần Hữu Nghiệp, bản dịch La Dame aux camélias (Trà Hoa Nữ).

Nhưng Nguyễn Hải còn có tên trong câu chuyện Mousquetaires. Và đến đây, cái nhìn vào Nguyễn Văn Vĩnh của chúng ta đã có thể mở rộng hẳn ra, trong nhiều liên hệ.


-----------

Đã chuyển qua loạt "Nguyễn Văn Vĩnh và A, B hoặc C", ta quay trở lại với cái text nho nhỏ (viết tay) ởkia - chắc hẳn nó lẫn vào giữa rất nhiều thứ khác; vả lại chữ viết tay của tôi đúng là quá khó đọc, nhiều khi tôi đọc lại cũng chẳng hiểu gì - tức là "Nguyễn Văn Vĩnh và Balzac":


Một chân dung Nguyễn Văn Vĩnh

Giống Balzac, Nguyễn Văn Vĩnh béo, ít nhất thì đó không phải một người gầy gò. Nhưng cả Balzac lẫn Nguyễn Văn Vĩnh đều béo giả vờ, đó là một sự béo do tồn tại thì nhiều hơn là vì hình thức. Nguyễn Văn Vĩnh cần phải khác so với nhà nho Việt Nam thời ấy: những con người chỉ có da bọc xương, các đường nét khuôn mặt nhọn hoắt, ánh mắt sáng rực của người ốm đói (hoặc cũng có thể là vì nghiện thuốc phiện). Họ rất ít khi tắm (có lẽ chỉ tắm khi, vài tháng một lần, bốc quẻ dịch thấy sao "Mộc dục" đang đắc địa) và để móng tay dài hàng chục xăng ti mét. Tóc họ dài và răng họ vẩu. Tuy không khác các nhà nho ở chỗ cũng có nhiều vợ nhưng Nguyễn Văn Vĩnh rất khác: "một type khác", như Balzac hẳn sẽ nói. Balzac, đến lượt mình, cũng cần phải khác: cao gầy thon thả thì quá giống phần đông đàn ông quý tộc thời ấy, điều đó không tạo nên lợi thế giúp có thể lên giường với số lượng phụ nữ kỷ lục. Chuyển động đầu tiên của cả Balzac lẫn Nguyễn Văn Vĩnh đều rất mạnh, nhưng không mấy có ý nghĩa: họ vụng về, thậm chí hễ làm gì, họ phá hoại luôn, từ trước khi kịp làm gì. Họ vụng về, vì họ to lớn, kềnh càng thì đúng hơn. Họ tạo cảm giác không tạo ra được cái gì, mà chỉ phá hủy. Nhưng đúng là thế: họ toàn phá. Đấy là vì, họ tạo ra bằng cách phá đi. Câu văn của Balzac và Nguyễn Văn Vĩnh: cũng kềnh càng (và cả gớm ghiếc) như chính họ. Thậm chí không sao mà chịu nổi. Không hiểu nổi. Nhưng cũng giống những gì to lớn, trước hết họ tạo ảo tưởng - vả lại, những gì to lớn thì tạo bóng; rất có thể mọi thứ nằm trong bóng chứ không hoàn toàn lộ thiên - chính vì vậy, rất khó thấy. Nghịch lý của cả hai là họ có tốc độ không thể tưởng tượng; đấy là vì sự bất động của to lớn, bản thân nó đã là tốc độ. Nhanh đến mức: không ai kịp hiểu gì. Nói tóm lại: một thời độ khác.


(béo nhưng không béotien)

-----------


Trở lại với Nguyễn Hải. Trước tiên là Nguyễn Hải và Trà Hoa Nữ:


Đây là lần hiếm hoi (duy nhất?) xuất hiện trên cùng một trang giấy tên của cả ba người: Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Hải và Nguyễn Giang. Đây là "Âu Tây tư tưởng" (La Pensée de l'Occident) của đoạn sau: sau cả cái chết của Nguyễn Văn Vĩnh. Đặc điểm của collection ấy là càng ngày càng to ra (format). Khổ sách Âu Tây tư tưởng ở đoạn Nguyễn Giang có lẽ phải to gấp bốn lần lúc khởi đầu (tức là thời điểm 1925-1926). Ngoài Âu Tây tư tưởng, còn có, tương tự, Đông Dương tạp chí tục bản.

Nhìn như thế này, ta thấy rất hợp lý: Nguyễn Văn Vĩnh père và NVV fils (tức Nguyễn Hải) dịch Alexandre Dumas père và AD fils.

Nhưng vậy thì chưa đủ, vì Nguyễn Hải cũng dịch cả Dumas père.




(còn nữa)




Tờ báo, quyển tạp chí, cuốn sách
Đám tang Nguyễn Văn Vĩnh ở Hà Nội
Nguyễn Văn Vĩnh và hai tờ báo (Notre Journal và Notre Revue)
Báo năm 1919
Mai-nương Lệ-cốt (phần 3, cũng là phần cuối)
Mai-nương Lệ-cốt (phần 2)
Mai-nương Lệ-cốt (phần 1)
Nguyễn Văn Vĩnh kính cáo
Nguyễn Văn Tố về Nguyễn Văn Vĩnh
Nguyễn Văn Vĩnh-Mặc Đỗ-Bùi Giáng
Tiểu luận về Nguyễn Văn Vĩnh
Nguyễn Văn Vĩnh dịch Miếng da lừa
Ba chương Ba người ngự-lâm pháo-thủ
Trung Bắc
Nguyễn Văn Vĩnh trả lời phỏng vấn
Nguyễn Văn Vĩnh là ai
Sử ký Thanh Hoa


8 comments:

  1. Em đọc hết mấy text viết tay đó nhá

    ReplyDelete
  2. “béo nhưng không béotien” hihi
    you’re so so so... i just wanna love you if i can

    ReplyDelete
  3. béotien et gàydette :)

    ReplyDelete
  4. chậc (béotien là một từ thật đấy, không bịa tí nào đâu)

    ReplyDelete
  5. Celle que vous croyez et béotien

    ReplyDelete
  6. Hình như bản dịch "Trà hoa nữ" của Nguyễn Hải này có từ 1920?

    ReplyDelete