May 20, 2019

Nguyễn Văn Vĩnh-Mặc Đỗ-Bùi Giáng

ngày này (gần như thế) năm ngoái

Giờ, đã có thể đi thẳng vào một câu hỏi: đâu là những dịch giả lớn của Việt Nam? Điều đầu tiên cần phải nói là, đánh giá một dịch giả lớn rất khác so với đánh giá nhiều đối tượng khác: chẳng hạn, rất khác so với đánh giá một nhà văn lớn. Câu hỏi này - đối với tôi, ít nhất - trở nên quan trọng nhất là khi thời chúng ta đang rơi thẳng vào hố sâu của sự tầm thường.

Trong ba nhân vật lớn của câu chuyện dịch sách Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh, Mặc Đỗ (Đỗ Quang Bình) và Bùi Giáng, Bùi Giáng có một ý nghĩa phụ (nhưng rất có thể đó chính là ý nghĩa chính: đối với Bùi Giáng thì chẳng bao giờ có thể nói trước bất kỳ điều gì): những người nouveau riche Việt Nam hiện nay không thể chịu được Bùi Giáng. Như vậy, ngược lại, hoàn toàn có thể xác định nouveau riche bằng chính Bùi Giáng. Những người nouveau riche luôn luôn tỏ ra mình nổi loạn, tự do, free as the bird etc. đồng thời không thể chịu nổi Bùi Giáng, nhất là Bùi Giáng dịch giả. Đây là thêm một điều lớn lao nữa mà Bùi Giáng - con người của hào phóng - tặng cho chúng ta. Một cách tổng quát hơn, sự không chịu đựng nổi có ý nghĩa (rất lớn) của nó.

Tôi đã chần chừ rất lâu trước câu chuyện này (câu chuyện về các dịch giả lớn của Việt Nam), vì tôi rất muốn nhìn nhận xem Nguyễn Trung Đức có phải là một dịch giả lớn hay không (có thêm một người nữa hay không). Không ít người biết tôi đã (tự) đặt đi đặt lại câu hỏi ấy, và đã thực hiện một cuộc tìm kiếm không nhỏ.

Một trong những điều tôi thấy được trong câu chuyện Nguyễn Trung Đức - rất bất ngờ, ít nhất là bất ngờ với bản thân tôi - nằm ở chỗ: nếu đó là một dịch giả lớn, thì đồng thời đó cũng phải là một nhà nghiên cứu lớn - bởi vì nếu không, ta lại rơi vào câu chuyện nhàm chán của lấy cái này biện minh cho cái kia. Và câu hỏi hướng vào một điểm: Nguyễn Trung Đức có phải là một nhà nghiên cứu (văn học) lớn hay không? Đối với tôi, câu hỏi này hơi quá dễ.

Dưới đây là Nguyễn Trung Đức (vẫn còn thiếu một ít nhét vào đâu chưa lục ra):




Thủ bút và chữ ký:


Rất may mắn là có cuốn tiểu thuyết của Juan Rulfo, rất nhiều khả năng chính là cuốn sách ít được chú ý nhất.

Dịch có với đọc một tương quan riêng: ở trên, chỗ nói đến Bùi Giáng, đã xuất hiện một yếu tố quan yếu, tự do. Chính vì yếu tố ấy, cần phải nhìn nhận sự dịch xem nó có tự do được không - tự do không chỉ nằm ở chỗ thoát được ra khỏi cơ chế của com-măng (những người dịch chủ yếu vì com măng hiển nhiên nằm trong vòng câu thúc chật hẹp) mà còn nằm ở chỗ thoát khỏi sự cám dỗ của mốt, hay gu thời đại, và những gì tương tự: một câu rất cũ lại đúng, không phải cái gì lấp lánh cũng là vàng. Chính nhờ vậy, có thể dễ dàng thấy rằng không thuộc vào câu chuyện lớn của dịch văn chương Việt Nam cùng một lúc hai thiết chế (trông thì như tương phản nhưng lại là một): Hội Nhà văn Việt Nam cũng như tất tật trang web văn chương, hải ngoại cũng như trong nước. Các trang web văn chương đâu có làm gì khác ngoài chạy theo mấy thứ kiểu như The New Yorker hay The New York Times (đấy là trong các trường hợp khá nhất): nhưng những cái đó chính là biểu hiện của tính chất lớn trong thời chúng ta: brilliantly mediocre. Nói một cách khác, thêm một cái tên nữa cho sự tầm thường.

Nhưng dịch thuật hoàn toàn cũng có khả năng bùng nổ và công phá dữ dội. Người đặt quả bom lớn phá tung đi rất nhiều thứ, ngay ở khởi đầu, chính là Nguyễn Văn Vĩnh. Đến là phải nghĩ rằng, khởi đầu thì rực rỡ như thế, vậy mà tiếp theo phần lớn là những õng ẹo giả đò và nhợt nhạt.

Nhưng (lại nhưng) - người ta sẽ hỏi, đầy hữu lý - nói đến tự do thì có ý nghĩa nào không trong địa hạt của dịch? tự do ở đâu tại cái nơi vốn dĩ thường xuyên được miêu tả là phải tuân thủ chặt chẽ quá nhiều quy tắc, lại còn (như thể) có sẵn khuôn, nơi ít nhất dường như từ sáng tạo luôn luôn ngược nghĩa, giống một trò đùa (mô ve gu)? - Thì chính đó: thêm một lần nữa, lại cần nghĩ đến một câu tưởng chừng hết sức nhàm chán: chỉ thực sự có tự do ở nơi nào sự bó buộc là lớn nhất. Và vậy thì, thậm chí còn phải suy nghĩ lại vị trí của bản thân tự do: tự do không phải điều trái nghĩa của tất yếu, mà ngược lại, không có tự do nếu không có tất yếu.

Cũng như mọi điều gì có ý nghĩa lớn thì nhất thiết phải chịu rất nhiều nghi ngờ, dịch (quá trình trở ngược của công việc xây tháp Babel) đã hứng chịu trong tồn tại của nó vô vàn nhầm lẫn; hơn thế nữa, mọi sự (hay gần như thế) đã đảo ngược: thời của Nguyễn Văn Vĩnh, nó gần như là không-đối tượng bởi vì không thực sự có độc giả (và bị coi là thứ yếu, là ở bên ngoài của sáng tạo), thì giờ đây, nó vẫn là không-đối tượng nhưng do một điều hoàn toàn ngược lại: bất kỳ ai hễ biết đọc là tưởng mình có thể có ý kiến. Từ cực này đi sang cực kia, kết quả vẫn như cũ, và cũng như mọi khi, những gì vĩ đại bị che khuất, bởi vì sự tầm thường không nhìn thấy gì ngoài chính nó: xét cho cùng, vấn đề chỉ nằm ở chỗ: không có khả năng ngưỡng mộ. Rất có thể, ngưỡng mộ là năng lực đòi hỏi rất nhiều lòng can đảm.

Mặc Đỗ gây khó chịu khủng khiếp, vì đó là con người luôn luôn có lựa chọn chuẩn xác. Không phải sự lệch lạc gây khó chịu (như vậy, Phạm Công Thiện không hề phản kháng, đó chỉ là một hiểu nhầm sơ đẳng - đó thậm chí còn là một nhân vật của sự ve vuốt, chiều chuộng dễ dãi), mà chỉ sự chuẩn xác mới làm được điều đó. Sự tầm thường trong câu chuyện Việt Nam chiêu hồi Mặc Đỗ bằng cách in lại các bản dịch trông không nguy hiểm (từng có thời người ta in lại một số thứ mà bản thân Mặc Đỗ mãi về sau mới biết), nhằm khiến cho sự lớn lao ấy trông không còn khác lạ lắm nữa. Con người ra sức kéo cái chăn về phía mình, để đắp cho ấm, và vừa khít với kích thước riêng.

Trường hợp Nguyễn Văn Vĩnh thì quá rõ: người ta không thể chịu nổi Nguyễn Văn Vĩnh, bởi vì một mình Nguyễn Văn Vĩnh là mọi thứ.

Dường như đã đến thời điểm thích hợp - trong câu chuyện lớn của dịch thuật Việt Nam (nó là lớn vì nó là chính; đồng thời, nó lớn vì giúp soi chiếu rất nhiều điều khác) - để đề cập một nhân vật hết sức trọng yếu: Cao Xuân Hạo.




(còn nữa - đã tiếp tục bài "Bette và Pons"bài tiểu luận về Nguyễn Văn Vĩnh)




Lukács-Fink-Heidegger
Vauvenargues-Rivarol-Joubert
Tynianov-Annenkov-Hrabal
Thibaudet-Gourmont-Du Bos
Paul Valéry-Valery Larbaud-Léon-Paul Fargue
Hölderlin-Novalis-Rilke
Krasznahorkai-Jean Améry-Danilo K
Rilke-Benjamin-Gide
Baudelaire-Proust-Kafka



về Nguyễn Văn Vĩnh:

Tiểu luận về Nguyễn Văn Vĩnh
Nguyễn Văn Vĩnh dịch Miếng da lừa
Ba chương Ba người ngự-lâm pháo-thủ
Trung Bắc
Nguyễn Văn Vĩnh trả lời phỏng vấn
Nguyễn Văn Vĩnh là ai
Sử ký Thanh Hoa



về Mặc Đỗ:

Mặc Đỗ: nhiều
Bình luận (César Birotteau)
Năm 1913 (Le Grand Meaulnes)
Lần lần từng khu vực một (Tâm cảnh)
Mặc Đỗ: một César (César Birotteau)

Văn chương miền Nam: tờ Tin sách
Dịch thuật miền Nam
Nghiêm Xuân Hồng
Mặc Đỗ
Dịch thuật Việt Nam

Gatsby ở Việt Nam



về Bùi Giáng:

Bùi Giáng trên tờ Giáo dục phổ thông
"Níu trời xanh tay vói kiễng chân cao" (bài thơ "Phụng hiến")
Bùi Giáng và Simone Weil
Buổi thuyết trình thứ ba (và cuối cùng)
Nguyễn Huy Thiệp: một lần nữa
Văn chương miền Nam: dịch thuật
Bùi Giáng mùa xuân
Bùi Giáng điên, tỉnh
Bùi Giáng cháy sách
Bùi Giáng dịch Baudelaire


3 comments:

  1. cụ Giáng lỏng đến mức không thể chịu nổi

    ReplyDelete
  2. Great post. I was checking constantly this weblog and I
    am inspired! Very useful information particularly the
    closing part :) I take care of such info much. I was looking for this particular information for a long time.
    Thank you and good luck.

    ReplyDelete