Sep 16, 2019

Anna Seghers ở Việt Nam


tiếp tục câu chuyện "ở Việt Nam" (nguyên tắc chung của câu chuyện này là hết sức đơn giản: ở Việt Nam có rất lắm thứ)

"Thư của tác giả" đặt ở đầu sách (thời điểm này, Anna Seghers là Chủ tịch Hội nhà văn nước Cộng hòa Dân chủ Đức; đại khái có thể coi là không khác mấy so với Thiết Ngưng về sau, ở Trung Quốc - Việt Nam thì chưa bao giờ có Chủ tịch Hội là phụ nữ, trừ đương kim chủ tịch Hội Hà Nội):


Bộ tiểu thuyết được ba người dịch ra tiếng Việt:


Pha in (hỏng) trên đây rất dễ có cơ khiến nhiều người tưởng nhân vật thứ ba tên là "Tao Trang"; ai rành các nhân vật thời ấy biết rằng đây là Tảo Trang. Như vậy, Cây thập tự thứ bảy (niên đại của nó: 1959) do Hướng Minh, Hữu Ngọc và Tảo Trang dịch.

"Lời giới thiệu", đặc sản của sách Việt Nam một thời, nhất là sách dịch:









Tác giả lời tựa trên đây được ghi chung chung "Nhóm dịch"; nhưng ai thực sự là người viết? Hướng Minh chăng?

Một bảng tra tên riêng đặt cuối sách:



Anna Seghers rời châu Âu trên con tàu (tàu thủy chứ không phải tàu hỏa) nổi tiếng, trong cuộc trốn chạy nazi. Trong số hành khách cùng đi có Victor Serge, André Breton và Claude Lévi-Strauss. Trong Tristes Tropiques, ngay đoạn đầu, Lévi-Strauss kể về chuyến đi và con tàu ấy, nhưng chỉ nhắc đến Breton và Serge. Thời điểm đó, Anna Seghers đã viết Cây thập tự thứ bảy; mặc dù cuốn tiểu thuyết có một bộ phim chuyển thể, dường như ngày nay người ta (còn) đọc văn chương Anna Seghers thì lại chủ yếu là đọc Transit (đúng, tên cuốn tiểu thuyết trùng với tên một loại xe nổi tiếng của hãng Ford).

Nếu tôi không nhầm, ở Việt Nam, ngoài Cây thập tự thứ bảy, còn có ít nhất một tác phẩm nữa của Seghers từng được dịch. Khi nào tìm thấy, tôi sẽ quay trở lại.

Là một phụ nữ Do Thái viết văn tại châu Âu từ quãng thập niên 20 của thế kỷ 20, Anna Seghers đã trải qua những kinh nghiệm không tầm thường.




(còn nữa)



(tiếp tục Kyra Kyralina của Istrati và cũng thêm phần bonus cho post Lê Huy Oanh)




Ernesto Sabato ở Việt Nam
Vercors ở Việt Nam
Julien Gracq (he hé) ở Việt Nam
Henri Bergson ở Việt Nam
Le Comte de Monte Christo ở Việt Nam (xem thêm một phần khác)
Halldór Laxness ở Việt Nam (cùng Trần Dần)
Italo Calvino ở Việt Nam
August Strindberg (tí teo) ở Việt Nam
Bohumil Hrabal (liu diu) ở Việt Nam
Claude Lévi-Strauss ở Việt Nam
Gorki ở Việt Nam
André Gide ở Việt Nam
Naipaul ở Việt Nam (như thế nào)
Istrati (gần như) ở Việt Nam
Le Vicomte de Bragelonne (Alexandre Duma) (dang dần dần) ở Việt Nam
Mario Vargas Llosa (không hẳn) ở Việt Nam
Simone Weil ở Việt Nam (cùng Bùi Giáng)
Valery Larbaud ở Việt Nam
Paul Valéry (tuyệt đối không) ở Việt Nam
Roland Barthes ở Việt Nam
Madame Bovary ở Việt Nam
Günter Grass (không có độc giả) ở Việt Nam
Joseph Roth (chẳng hề) ở Việt Nam
Marguerite Yourcenar ở Việt Nam
Albert Thibaudet ở Việt Nam
Bernard Malamud và Naguib Mahfouz ở Việt Nam
Isaac Bashevis Singer ở Việt Nam
Stefan Zweig ở Việt Nam
Stevenson ở Việt Nam
Maiakovski ở Việt Nam
César Birotteau ở Việt Nam
Simenon ở Việt Nam
Dostoievski ở Việt Nam
Les Trois Mousquetaires ở Việt Nam
Guy de Maupassant ở Việt Nam
Alexandre Dumas ở Việt Nam
Jules Verne ở Việt Nam
Flaubert ở Việt Nam
Balzac ở Việt Nam
"Oceano Nox" ở Việt Nam
Sử ký Tư Mã Thiên ở Việt Nam
Dante ở Việt Nam
Céline ở Việt Nam
Ngọc lê hồn ở Việt Nam
Marina Tsvetaeva ở Việt Nam
Simone Weil ở Việt Nam
Miguel de Unamuno ở Việt Nam
La Dame aux camélias ở Việt Nam
Alphonse Daudet ở Việt Nam
Shakespeare ở Việt Nam
Stevenson ở Việt Nam (một khoảnh khắc: Châu đảo)
Kim Bình Mai ở Việt Nam
Liêu trai chí dị ở Việt Nam
Boccaccio ở Việt Nam
Pierre Teilhard de Chardin ở Việt Nam
Borges ở Việt Nam
Georges Perec ở Việt Nam
Bonjour tristesse ở Việt Nam (+ Bản dịch Bonjour tristesse tiếng Việt thứ năm)
Nathaniel Hawthorne ở Việt Nam
Patrick Modiano ở Việt Nam
Malaparte ở Việt Nam
The Great Gatsby ở Việt Nam
Anna Karenina ở Việt Nam
Animal Farm ở Việt Nam
Émile Zola ở Việt Nam


8 comments:

  1. ah ngày xưa đây là dạng "sách tham khảo" gây ra những điểm xấu cho môn văn.

    ReplyDelete
  2. mãi mới tìm được, lại còn hai tập nên lại càng khó

    ReplyDelete
  3. Tác giả mà biết họ của mình được phiên âm thế này thì ngất ngay được ấy nhỉ

    ReplyDelete
  4. Sách có dày không mà cần phối kết hợp những ba dịch giả gạo cội như vậy nhỉ? Tôi cũng muốn hỏi là sách dịch từ ngôn ngữ nào ạ? Bởi vì trong ba cụ dường như chỉ có cụ Hữu Ngọc biết tiếng Đức (cụ Hướng Minh thành thạo tiếng Nga và Pháp, và cụ Tảo Trang (Vũ Tuân Sán) lại chuyên về Hán Nôm).

    ReplyDelete
  5. đọc đoạn cuối lời giới thiệu í, nói rất rõ đấy

    ReplyDelete
  6. Đúng là có thêm một tiểu thuyết của Anna Seghers từng được dịch: Những người chết còn trẻ mãi, Bùi Hiển, Nguyễn Văn Sỹ, Quang Dũng dịch in năm 63. Trong quyển Họa mi xanh (tập truyện CHDC Đức) in năm 79 cũng có hai truyện ngắn của Anna Seghers: Agathe Schweigert và Thời kỳ đồ đá; bio tác giả ở cuối sách ghi chính xác hai quyển tiểu thuyết từng được dịch này

    ReplyDelete
  7. Xin lỗi anh, em đã đọc kĩ hơn và nhận ra Stefan Zweig ở đâu rồi ạ.

    ReplyDelete