Tại một lớp học trường Sorbonne, vào mùa xuân năm 2005, giáo sư văn chương sau khi nghe một nữ sinh viên trình bày exposé (presentation), bảo: Quá nhiều thứ của ngôn ngữ phóng viên thể thao. Về viết lại.
(a, nhưng trước hết, cần quay trở lại với những từ của thời chúng ta - cũng xem cả phần phụ chú ởkia - ngay lúc này, đâu là từ có vị trí mặt tiền hơn cả của trí thức Việt Nam? chắc hẳn đó là từ liêm chính; cùng câu hỏi, nhưng đối tượng là phụ nữ nạ dòng - xét cho cùng, cũng đâu khác - đâu là từ được họ mân mê rất nhiều, sau cái thời lời lẽ của họ thấm đẫm những gì thuộc về vị giác và protein, như là nhạt hay quá nhiều đạm? đó là từ thông tuệ)
Nếu nhìn vào phóng viên bóng đá ở Việt Nam, những ai phản đối lý thuyết của Charles Darwin (phải viết rõ để khỏi bị lẫn lộn với người tổ tiên Erasmus Darwin) sẽ hiểu ra họ đã nhầm lẫn thê thảm đến mức nào: bởi vì quả thật, hiển nhiên là có tiến hóa.
Một người bạn tôi đi thi tuyển phóng viên khi tờ Bóng đá mới thành lập (như vậy là có mốc thời gian rất rõ ràng rồi, phải không?). Ấy là thời điểm chính thức khởi đầu của một dạng nhân vật mới trong xã hội Việt Nam. Trước đó, chắc chỉ có thể nói đến dạng tin nhanh vào các mùa World Cup bóng đá, nhen nhúm từ thập niên 80 của thế kỷ trước.
Kể từ bấy, phóng viên bóng đá (đây là tên gọi chung, vì cần phải kể luôn vào đó cả những người bình luận các trận đấu trên truyền hình) trông như thể trở thành cả một thế lực. Tổng lượng phát ngôn của họ có lẽ vượt xa mọi ngành nghề khác.
Chắc chắn, sự tiến hóa của phóng viên bóng đá diễn ra song song (như đôi bạn cùng tiến) với một dạng nhân vật khác nữa, cũng vô cùng đặc sắc: nhiếp ảnh gia. Rất dễ nghĩ, nhiếp ảnh gia thì nói gì - ấy thế nhưng mà không, nhiếp ảnh gia ở Việt Nam nói nhiều không thể tả.
Nhiếp ảnh gia, vì luôn luôn ở gần những gì (được coi) là nhiều ý nghĩa, như một cảnh đẹp, một người quan trọng, một chiến sự etc. rất dễ tự đồng hóa mình vào với đối tượng của mình. Dường như nhiếp ảnh gia ở Việt Nam không ai thoát khỏi điều này. Chắc hẳn hành động bấm nút đặc thù cũng gợi ý cho họ về tầm quan trọng bản thân (cứ như là cái nút bấm kích hoạt quả bom nguyên tử lừng lẫy, một trong những huyền thoại lớn nhất của thời chúng ta). Nói ngắn gọn, các nhiếp ảnh gia chính là những người nhận tác động trực tiếp nhất và mạnh nhất của trạng thái tan rã của hình ảnh hiện nay (về điều này - tức là hình ảnh - xem ởkia). Rất tương tự, mấy bình luận viên bóng đá, vì khi họ nói có nhiều (ở trường hợp của chúng ta, rất nhiều) người nghe, cho nên họ cũng dễ tự đồng hóa vào với một hình ảnh hư ảo.
Nói tóm lại, đó là cả một tiến hóa. Không chỉ còn là chuyện, xã hội ngày nay có một nhân vật là phóng viên bóng đá (và nhiếp ảnh gia), mà đã đến chỗ, xã hội mang đầy màu sắc phóng viên bóng đá. Trước hết, màu sắc ấy thể hiện ở một điều: sự bốc phét.
Song song với quá trình (nghe như tham luận hội thảo xã hội học) các trí thức trở nên những KOL khoa học và ngày ngày rình đợi các chủ đề hot (uyển ngữ: "được dư luận quan tâm") để nhảy vào cho ý kiến (nói những cái khác thì chẳng ai thèm quan tâm: không khác mấy so với quần chúng trông mong drama) - đã đến điểm có thể khẳng định trong xã hội ngu xuẩn nhất chính là những ai có bằng tiến sĩ (ở đây, tất nhiên, ngu vì quá khôn): một đảo ngược ngoạn mục - là cái sự (nhưng điều này hết sức logic) mấy phóng viên, bình luận viên bóng đá (và nhiếp ảnh gia) bỗng trở thành các nhà bình luận chính trị-kinh tế-xã hội, cũng không tha luôn văn hóa nghệ thuật.
Ấy là bởi tất cả đều nói những gì người khác muốn nghe (dẫu hậu quả của điều này là: chẳng ai nghe nữa). Điều hay nằm ở chỗ, các nhân vật mà chúng ta quan tâm có tồn tại xã hội hết sức đặc trưng của cái sự người anh người chị người em xã hội. Một phóng viên bóng đá điển hình có nhiều người anh xã hội, rất nhiều người em xã hội, và rất rất nhiều người chị xã hội. Vì họ có một đặc điểm: rất lẻo mép.
lẻo mép, bốc phét và bắt chước: những điều tạo nên một thứ hoàn toàn có thể gọi là sự vị xã hội toàn thể, của thời chúng ta
Nhưng, hiện tượng người anh người chị người em xã hội chỉ là sự lặp lại theo một cách khác của một thứ trước đây rất rầm rộ giờ đây đã xẹp đi nhiều: hoạt động đoàn thể. Từ hoạt động đoàn thể mà chui ra những gì thì ai cũng biết rồi (không biết bao nhiêu vụ việc, tòa án, luật sư, cáo trạng); cờ đèn kèn trống có thể dẫn tới hệ quả như thế nào, chẳng ai còn xa lạ (những người hay bắt nhịp cho đám đông hát trong các hoạt động tụ tập cũng hay tự nghĩ mình rất quan trọng). Nhưng mọi thứ đâu có khác: cứ gặp nhau lần đầu, sau năm phút là người ta nói anh em mình, rồi thì các phóng viên của chúng ta không ngừng khoe trên facebook cá nhân của họ, "chiều qua mới ngồi cùng anh X" etc., tất tật cái đó dẫn đến một điều: sự bảo kê.
Có rất nhiều bảo kê, hoạt động ấy không chỉ được áp dụng trên từng mét vỉa hè phố xá. Một tiến sĩ, kinh tế gia như Nguyễn Đức Thành thì bảo kê cho mấy ông em kiểu Nguyễn Trung Kiên (chắc nhiều người còn nhớ, nhân vật mà chính ông anh ruột - chứ không phải anh xã hội - từng bảo, nó cứ đường thẳng không đi, chỉ chăm chăm rúc bụi rậm).
Kinh tế gia, trong xã hội của chúng ta, là một trong ba nhân vật dự đoán liên miên và toàn dự đoán sai, nhưng không phải chịu trách nhiệm gì (hai nhân vật còn lại - ai cũng biết - là thầy bói và chuyên mục dự báo thời tiết, khí tượng thủy văn). Cú bùng nổ của mốt học các trường kinh tế, thương mại, tài chính cách đây dăm chục năm đã cho kết quả hiện tại thật đáng mừng: quét sạch những tiến sĩ từ Đông Âu về, ông nào cũng vô tuyến điện, vật lý nguyên tử, bét thì cũng phải chế tạo máy, nhưng tổng lượng bốc phét thì dường như không hề suy suyển. Những người có đầu óc trung bình rất thích chơi trò ngụy biện (tức là tố cáo người khác ngụy biện: ai cũng ngụy biện hết, chỉ mình là không) và rất nhiều ý kiến; ví dụ của thời trước là Nguyễn Quang A - vị trí của Nguyễn Quang A thì Nguyễn Đức Thành đã giành lấy. Mỗi thế hệ lại có ngôi sao riêng của nó. Nhưng - lại tiếp tục - mọi sự không đổi.
Nhưng Nguyễn Đức Thành là nhân vật đặc trưng hơn cả của sự giành giật lợi ích và vục mặt vào các loại đặc quyền. Và không là gì khác ngoài cánh tay nối dài của các thiết chế. Sự giống giữa Nguyễn Đức Thành và Nguyễn Quang A (cần chỉ ra điều này, vì ai cũng thấy Nguyễn Đức Thành tỏ ra rất chống Nguyễn Quang A) nằm ở chỗ: cả hai đều chạy theo mốt; vào thời của mình, Nguyễn Quang A theo mốt computer, còn Nguyễn Đức Thành: mốt tu tập, cộng thêm sưu tầm tranh. A, nhưng đến đây có thể thấy rất rõ, bản tính bốc phét lại gây ra hiện tượng rất tức cười, một nhân vật như thể đề cao sự duy lý như Nguyễn Đức Thành thì thật ra lại hết sức mê tín, rúc vào mọi thứ gì trông có vẻ esoteric. Phật phật pháp pháp, thiền với thiếc: những người cứ mở miệng là nói đạo lý thì etc.
Kinh tế gia và phóng viên bóng đá thì có gì chung? Nhưng đó là một.
(đang nghĩ một tí)
Một nhà báo thì tự hào vì cái gì? Ta dễ nghĩ là họ tự hào vì viết những bài hay, nhìn nhận vấn đề sâu sắc (hơn những phóng viên khác) etc. Nhưng nghĩ vậy thì quá nhầm: một nhà báo sẽ tự hào vì quen anh này chị kia, hoặc giả sẽ khoe um cái chuyện, viết vài chục vài trăm chữ để quảng cáo và được một tài phiệt nào đó trả cho tận mấy chục triệu (đương nhiên, song song với hoạt động phá giá ấy, cùng nhân vật kia lại tự tuyên xưng mình là chiến sĩ trên mặt trận bảo vệ cần lao: tức là bảo vệ chính những người là nạn nhân cho sự phất lên của tài phiệt chịu chi những mấy chục triệu).
Phóng viên văn hóa thì đã có thể thấy rõ, nhưng phóng viên bóng đá không hề kém. Họ có thể đỡ đầu cho một cô em (xã hội) mở nhà xuất bản, họ cũng không ngại ngần cho ý kiến (rất quý giá) về một cuốn tiểu thuyết. Luôn luôn bằng cái giọng bông lơn - và như thế ít vì họ hài hước (họ tưởng họ hài hước lắm, đương nhiên) hơn nhiều so với điều sau đây: nói như là đùa cợt thì dễ xoay, bởi trong đời họ đâu làm gì khác ngoài xoay và xoay. Cùng với đó là những nhiếp ảnh gia đau đáu thời cuộc, ưu thời mẫn thế từng phút giây, lại còn làm thơ thế sự etc. Nhìn chung: thêm một lần nữa, cái sự tài lẻ.
Bóng đá, tại Việt Nam, nơi người ta không ưa thích bóng đá mà cuồng bóng đá và cả rồ bóng đá (điều này - rất hài hước - rõ hơn cả ở những ai chẳng bao giờ đá bóng), đã chính thức trở thành thuốc phiện của nhân dân, cùng mọi thứ gì có thể đi kèm.
Như vậy cho nên, phóng viên bóng đá như miêu tả trên đây là một tất yếu lịch sử. Cũng tương tự, Nguyễn Đức Thành (and Co.) là tất yếu lịch sử. Những người không có gì để dạy ai thì lại thường xuyên đi dạy, những người như Nguyễn Đức Thành thì đã lên đến pha "liêm chính học thuật". Bốc phét thì đi nói về liêm chính - nhưng trước tiên, còn cần phải nhìn vào một điều còn cơ bản hơn nhiều: Nguyễn Đức Thành học thuật cái gì đấy?
Nhưng tại sao lại thế? Tức là, tại sao lại có tất tật những điều vừa miêu tả? (à quên, thêm một điều trông thì vô lý nhưng lại tất yếu: chính mấy phóng viên bóng đá lại rất hay là những người phụ trách mấy mục về ý kiến, có thể mang tên gì đó như là quan điểm, góc nhìn, etc. - điều duy nhất có thể nói, từ đây, là ý kiến đã thực sự trở nên rẻ rúng hết mức)
Một trong những lý do nằm ở tâm lý (và cả tâm thần): đó là ham muốn đệ. Muốn có đệ tử, muốn có học trò (đã có không ít nouveau riche bỏ tiền đầu tư cho đâu đó mở một khóa học, thậm chí cả một khoa, miễn sao họ có chân giảng dạy - từ đó cũng có thể thấy tại sao lại như nấm sau mưa, các thể loại dạy dỗ về kỹ năng, bán hàng, đào tạo nhân sự). Đây chính là cái cân bằng lại với extreme bên kia: sự khúm núm. Tức là, những người hay khoe chiều vừa ngồi với anh X (đây là phía của bợ đỡ) thì đồng thời cũng thích nói thằng Y là đệ của anh ấy mà. Như vậy là đến thẳng với một muôn thuở của Vở kịch người: cái muốn, ham muốn, gọi chung là volition cho đơn giản. Từ volition đến passion (dục vọng) chỉ là một bước rất ngắn.
(còn nữa)
[đã tiếp tục "đi lại" - đây cũng chính là một phương diện không tầm thường của thời chúng ta]
thời chúng ta (4) Một nền tài lẻ
thời chúng ta (3) Đường đến tầm thường
thời chúng ta (2) Những từ và những từ
[tiện bút] Đọc Balzac ở Hà Nội
Thông báo một tin buồn là anh đã quên hẳn bài Thời chúng ta(5) Giả
ReplyDeletevẫn có tin còn buồn hơn nữa: rất có thể thời chúng ta đã xong phim
ReplyDeleteTruyện Kiều còn, tiếng ta còn
ReplyDeleteTiếng ta còn, nước ta còn.
(Phạm Quỳnh)
Đúng chuẩn, ông A.N, bán sách, hay pr, mấy cuốn thể thao, cho vợ chồng Lim book
ReplyDelete