Jean-Christophe Bailly làm cho tôi (rất) ngập ngừng. Đọc hay không đọc. Đọc một tí rồi thôi, rồi lại đọc một tí, rồi lại thôi. (xem thêm ởkia)
Trong ảnh, ở giữa là quyển đầu tiên của Bailly mà tôi thực sự đọc. Tuy vậy, đã đọc nhưng vẫn chưa hết ngần ngừ: có những khi sự do dự kéo rất dài, cũng chẳng vì lý do cụ thể nào. Bên trái là quyển khiến tôi hết ngần ngừ, mà tôi mới đọc gần đây: đấy, quan trọng là có rơi trúng hay không. Trên đây là tất tật Jean-Christophe Bailly mà tôi có (vì ngần ngừ (rất) lâu nên chỉ có mỗi thế); thấy bảo trong đợt dịch bệnh vừa rồi Bailly in liền ba cuốn sách mới (hay là - à mà thôi): không phải với bất kỳ ai dịch bệnh cũng quá mức đau thương.
Cái cây, trong cuốn sách của Bailly, và lại là cây tự do - tất nhiên chúng ta nghĩ ngay đến thời Cách mạng 1789. Quả nhiên là có (những) cái cây của giai đoạn ấy.
(những cái cây hồi 1789 không chỉ có ý nghĩa ở riêng nước Pháp: bên Đức, từng có ba thanh niên, ba người bạn thân thiết, nhảy múa quanh một cây tự do, trong cơn say mơ về tự do và tương lai, ba người ấy lần lượt có tên là Hegel, Hölderlin và Schelling - về sau họ sẽ như thế nào với nhau, lịch sử đã ghi lại rất rõ; Lukács đã dùng chính câu chuyện ấy - ba người bạn nhảy múa quanh cái cây - để mở đầu cho cuốn sách đã nói ởkia)
Nhưng cuốn sách của Bailly lại có chủ đề chính là Mai 1968 - nó là một dạng sách kỷ niệm, để xuất bản đúng 50 năm sau khi il est interdit d'interdire. Nhưng nó lại mở đầu bằng cuộc chiến tranh Việt Nam.
(còn nữa)
(tiếp tục "una strada" và post về Ovide, Pétrarque etc.)
No comments:
Post a Comment