(cũng là để nối vào với "vài kinh nghiệm")
Biểu hiện cho một trong những lòng tin đinh ninh của sự đọc - thời chúng ta - , tức là cái sự đọc tự muốn - chính nó - là biểu hiện của một cái gì đó tột cùng, một yếu tố nếu không một mình nó tạo ra thì ít nhất cũng đóng góp không nhỏ vào cho một bầu không khí tuyệt diệu vời vợi những ý định tốt đẹp, có nhiều ích lợi cho người này người kia, cho tất cả, không những thế lại còn là cái vượt lên trước dẫn đường như một người lính trinh sát nhanh nhẹn tháo vát và lại còn sẵn sàng hy sinh như một người tuẫn đạo cao quý, ngọn đuốc cây đèn cái đèn pin etc., bởi vì luôn luôn cần phải chứng tỏ rằng, không thể khác, con người văn minh thì trân trọng chính bản thân mình đồng thời tôn trọng những người xung quanh (tôi được tự do trong chừng mực không làm mất tự do của ai etc.) ôi tuyệt đẹp, biểu hiện ấy đây: viết một bài đọc sách, kèm với cảnh báo (như cảnh báo nhà có chó dữ) - lại còn ngay từ đầu, dấu hiệu cho cả một sự ân cần niềm nở - trong bài sẽ có spoiler.
Spoiler cứ như là một dụng cụ cho exorcism: chỉ cần nêu nó lên (Harry Potter đọc thần chú) là tức khắc mọi chuyện được giải quyết, sẽ không còn vấn đề nào nữa. Tôi dám cá, rằng những người ghi cảnh báo như vậy, họ cảm thấy đặc biệt lành lặn, thậm chí cao quý và cả vô cùng văn minh nữa. Ngay từ đầu, ngay từ đầu đã.
Nhưng sự phân biệt bắt đầu hoạt động chính ở đây. Một cái gì đó cần được cảnh báo về spoiler không bao giờ là một cái gì nên đọc (hay xem). Ý nghĩa của những cái đó, xét cho cùng, đã nằm, tất tật, ở spoiler, cứ như một sự hút mọi điều vào một điểm duy nhất; điểm đó lại còn chẳng có gì khác ngoài trivial. Sự văn minh dạng này nằm ở chỗ: coi trivial và essential. Và được biện minh bằng quá trình cảnh báo.
Một cuốn tiểu thuyết không thoát được cái bẫy của spoiler thì không phải là một cuốn tiểu thuyết. Nó buộc lòng phải vượt qua được đó. Tức là, nội dung, cốt truyện của nó có bị biết hết từ trước, thì nó cũng chẳng hề hấn gì. Một cuốn tiểu thuyết cần phải thoát được khỏi cả cốt truyện của nó. Bởi vì cốt truyện là một ảo tưởng của tiểu thuyết.
Tất nhiên, gần như chẳng bao giờ cần phải đọc những cuốn sách nào trở thành đối tượng cho một bài viết có warning như đã nói.
Nhưng điều này không đồng nghĩa với, một bài về một cuốn sách nào đó, một cuốn tiểu thuyết, kể lại câu chuyện ở trong đó (không kèm spoiler), thì có bất kỳ ý nghĩa gì. Nếu thế thì đọc cuốn sách luôn chứ đọc bài kia làm gì. Và vẫn còn có thể tốt hơn nữa: không đọc gì là tốt nhất.
(đã tiếp tục Dostoievski và Harry Laus)
Sự văn minh dạng này nằm ở chỗ: coi trivial là essential
ReplyDeletephải chính điểm này tạo cơ sở cho cái gọi là ưu tiên với một quyển sách (của các bên) ?