cuối cùng thì cũng đã quay trở lại được với nó; kể ra cũng hơi lâu - và nữa
(đây - một phần không nhỏ là để thực hiện một lời hứa: đã hứa rồi thì làm thôi; lẽ ra tôi đã đặt text này làm lời bạt cho bản dịch Hệ thống Mỹ thuật, nhưng cuối cùng tôi thấy tốt hơn hết là cứ để cho mọi thứ có một thuộc tính: thông thoáng)
và như vậy, chúng ta nhanh chóng quay trở lại với Kant
Kant chế ngự toàn bộ Hệ thống Mỹ thuật, và xuất hiện ngay từ đầu: cái tên đầu tiên (trong "Tựa"): người ta hiểu ngay (vả lại, điều này cũng được nói rõ), đó là Kritik thứ ba (vì câu chuyện ở đây là cảm năng); nhưng rốt cuộc lại không chỉ như vậy, vì Kant của Kritik thứ nhất (lý trí thuần) cũng hiện diện không ít mạnh mẽ. Nhưng Kr1 và Kr3 có những phản chiếu rất khác nhau, vào cuốn sách của Alain; và ở đây, câu chuyện Alain-Kant sẽ được nhìn nhận, trước hết, trên phương diện của các mức. Mệnh đề đầu tiên của chúng ta là: sự đương nhiên của khác biệt về mức lớn đến một độ nào đó (cứ cho là, rất lớn) thì sẽ trở thành khác biệt về bản tính xét cho cùng cũng không đương nhiên lắm, vì nếu nới rộng được một số thứ (nhất là cái nhìn - tức là chân trời của sự nhìn), thì rốt cuộc, vẫn cứ là các mức.
(một nhận xét nhỏ: trong câu chuyện đọc Kant, ai cũng tỏ ra mình đọc Kant, vì biết được bầu trời sao trên đầu và etc., nhưng nếu vậy thì - lại câu chuyện kinh điển - là chọn dễ: đấy là đọc Kant bằng Kr2, và có một hình dung về Kant thơ mộng; đây là một bóp méo, nhưng thuộc vào số các bóp méo dễ hiểu, hướng đến một Kant lãng mạn; tất nhiên, it's ridiculous)
Điều rất dễ nhận thấy: tương quan Alain-Kant chứa nhiều một thể động: sự điều chỉnh. Điều đập vào mắt ta ngay nằm ở chỗ, Kant coi thơ là đỉnh cao (cf. Kr3), là cái gì cao nhất trong địa hạt của cảm năng, trong khi đối với Alain, vị trí ấy phải do văn xuôi nắm (nếu cần một trung gian: Schopenhauer và âm nhạc). Ta cần xem xét, trước hết, khác biệt này - dịch chuyển này. Điều gì đã xảy ra? (và vậy thì có mâu thuẫn không? khi mà Alain, ngay từ đầu, cho thấy mình tán thành Kant ở mọi điểm?)
Hiểu biết triết học (dixit Kant) khác với hiểu biết toán học như sau:
(sự phân biệt triết học-toán học quá phong phú, tốt nhất là cắt ra, thành riêng một phần; ở đây chỉ cần nói ngắn gọn: những người toán học gần như chắc chắn không bao giờ hiểu được triết học, chính vì thế những người toán học vô cùng thích - hẳn là thích nhất, nếu họ không thích nhất trò làm ra vẻ - tỏ ra mình hiểu triết học; rất có thể họ tưởng thế thật)
Hoàn toàn cũng có thể đọc Kant như đọc Alain: xem Kant nhắc đến (những) ai: Alain nhắc đến Kant (ngay từ đầu), còn Kant nhắc đến ai? Rất may, cả Alain lẫn Kant đều nhắc đến rất ít người; cho nên cách đọc này vô cùng hiệu quả.
(thêm nữa, điều đã nói ở trên - thơ và văn xuôi, lần lượt ở Kant và Alain - cũng đã xảy ra đối với Kant: rất nhiều người biết Kant đã chỉnh lý Aristote như thế nào, nhất là nhấc ra một thứ bị đặt vào rất vớ vẩn: motus)
Chẳng hạn, trong Kr3, nếu không phải đầu tiên (của đầu tiên) thì nhân vật được Kant nhắc đến rất sớm (tôi ngại giở sách ra kiểm tra: nhưng điều này có cả một đoàn lũ làm được ngay, trong vòng hai nốt nhạc) là Baumgarten; nhắc đến Baumgarten, đồng thời Kant cũng khẳng định, esthétique cần phải được coi là đóng góp độc đáo của Đức.
(từng có lần tôi nhắc đến Baumgarten - ở đâu ấy nhỉ?)
hay lắm :) nếu thích lãng mạn thật, thì phải thấy ngay hai chữ "cảm năng" là tóm được cả hệ đầu cuối của "lãng mạn" chứ nhỉ. và lúc lẩn mẩn đếm cái content của "cảm năng" thì lại làm được một việc rất (gần -?) "triết học": giải-lãng mạn. Thầy Alain cho bài kiểm tra ngay trong "Tựa", chắc do thói quen nghề nghiệp hay sao, là, như trong chính văn ở trên đã nói, hoàn toàn tán thành với Kant (, mà đặc biệt lưu ý độc giả, rằng KR3, hết sức sắc bén ở các chi tiết,) nhưng (- cho nên ? -) cần nhìn vào thứ Kant đã nhìn theo một cách hoàn toàn khác. Có phải là một oái oăm thường gặp không, khi có vẻ như người ta hay nhìn vào cái Kant nói (đến) chứ ít vào cái Kant đã nhìn vào.
ReplyDeleteÍt nhất từng nhắc đến ở đây
ReplyDeletehttp://nhilinhblog.blogspot.com/2021/01/lessing-laocoon.html