Dec 2, 2021

Madame de


đã có "một Madame" giờ lại thêm một Madame nữa




a, nhìn vào đây tôi chợt nhớ ra, tuy đã có De la littérature nhưng tôi lại chưa có De l'Allemagne của cùng tác giả: cơ hội rất lớn (và cũng rất hiếm) để tặng sách cho tôi kìa


Tôi cũng muốn đọc cuốn sách về nước Đức ấy, vì bỗng muốn xem tại sao Heinrich Heine đặc biệt thích chế giễu Madame.

Madame de Staël là con gái của Necker, nhân vật có vai trò rất quan trọng trong Révolution 1789 (nhưng chỉ là ở đoạn ngay đầu, tức là khi mọi chuyện còn chưa thực sự xảy ra). Chính Madame có vị trí không nhỏ trong tạo ra mối liên quan giữa nước Pháp và những người lãng mạn Đức, các nhân vật mà chúng ta vừa có vài tháng nhìn vào.


Đến phải nghĩ, rằng Madame de Staël thuộc vào số các phụ nữ tồn tại là để trở thành đối tượng cho sự chế nhạo của đàn ông (ở đây, tất nhiên khó mà không nghĩ đến vở kịch Les Femmes savantes của Molière - nhưng ai là Trissotin?): Heinrich Heine mở màn, rồi thêm vô số nữa, cho đến tận Cioran khi đọc texte của Madame về tự sát (chủ yếu là liên quan đến vụ tự sát của Heinrich von Kleist: ta nhớ rằng đây là một vụ tự sát đôi, tức là Kleist tự sát cùng người tình) lại tiếp tục dè bỉu. Đấy là còn chưa kể đến Napoléon Bonaparte (đúng, chính nhân vật ấy).

Nhưng tất nhiên, phía ngược lại cũng không kém trọng lượng: người phụ nữ được coi là trí tuệ nhất một thời đại được người tình (cũ) Benjamin Constant chiêu tuyết - ở thời điểm Madame qua đời - trong một texte rất đẹp (nhưng trong Adolphe, người tình nhiều tuổi hơn được nhắc đến ở đoạn đầu không mang bóng hình của Madame de Staël - để khỏi lộ bí mật cho Constant, tôi sẽ chỉ nói đó là Madame de Genlis); một vinh danh cho Madame mang đúng nghĩa văn chương, rất không ngờ, lại có nguồn gốc là Balzac: trong Louis Lambert, ta nhớ là cậu bé thần đồng Louis nhờ tình cờ gặp được Madame de Staël mà có thể được đi học, và trong bức chân dung mà Balzac dựng về Madame ở (đoạn đầu) Louis Lambert có thể thấy rất rõ, không có nhiều mỉa mai, thậm chí còn hết sức nghiêm túc.

Yếu tố khiến tôi thực sự đọc Corinne (tuy đã có nó từ hơn hai mươi năm nhưng chưa bao giờ tôi đọc được nó quá 20 trang đầu, trước đây) lại là Leopardi: trong Zibaldone, một trong những điều khiến tôi thấy kinh ngạc hơn cả (tận mức của một dạng ahurissement) là Leopardi không ngừng nhắc đến Madame de Staël (cũng Corinne, précisément), và cũng không kèm châm biếm hay mỉa mai nào.

Corinne là một câu chuyện tình, như ta có thể dễ dàng đoán.


(tự sát đôi: ngoài Kleist, còn có một cặp tình nhân tự sát cùng nhau, trong một vụ việc hay được gọi là "bi kịch Mayerling", tất nhiên lừng lẫy hơn nhiều, vì còn liên quan đến vương triều, cũng như mệnh hệ của cả một ngai vàng)


Là một câu chuyện tình, nhưng Corinne cũng có thể được đọc từ nhiều ý nghĩa khác, trong đó (tôi nghĩ là không hề nhỏ), đó còn thật ra chính là một sách hướng dẫn du lịch: một tour guide về nước Ý, và không chỉ Rome mà còn cả Naples, Florence, Venise. Một cuốn sách có thể có rất nhiều giá trị sử dụng.


Kể từ hôm đó tới giờ, đã có:


à nhưng đây là bản rút gọn, thế cho nên vẫn còn cơ hội (tức là cơ hội tặng sách cho tôi)


Madame viết một cuốn sách về nước Đức, và lại một cuốn sách (lần này thì là tiểu thuyết) về nước Ý: ngoài vô vàn điều khác, ta có thể thấy nuối tiếc (biết bao nhiêu) cái thời có thể viết những cuốn sách như thế. Giờ đây có còn ai dám nói nước Đức thì thế này, nước Ý thì thế kia nữa đâu. Ấy là khởi đầu (khởi đầu nào mà chẳng phơi phới) của cái quá trình đã được Grillparzer miêu tả rất ngắn gọn: con người đi từ nhân tính đến thú tính qua ngả quốc tính.









2 comments:

  1. Trời ơi, Madame de :p trời ơi, nữa :p

    ReplyDelete
  2. Thế Heine hay Mme ra cuốn Nước Đức trước nhỉ?

    ReplyDelete