(đã gần đầy đủ "Mưa xiên" rồi đấy)
Để mà đọc được một nhân vật như Wordsworth, thì phải như thế này: tôi muốn nói là một quyển sách đúng là một quyển sách, nhìn là biết đúng là quyển sách, sờ vào thì lại càng biết đó đúng là một quyển sách (không những thế bìa lại còn màu xanh).
Chứ còn, trước đây, tôi từng kiếm được một Wordsworth khổng lồ, một Wordsworth toàn tập như ai cũng có thể dễ dàng đoán ra (bìa thì green chứ không blue, à hay lam, chàm gì đó nhỉ?), không những thế lại còn của chính nhà xuất bản Wordsworth: không thể đọc nổi, nó to như ba cái rương Pessoa cộng lại và lại còn in hai cột. Dẫu muốn đọc The Prelude đến đâu, tôi cũng đành chịu.
Prélude, prelude, praeludium (chứ không phải ouverture/overture): nghe như đang bước vào một bản suite.
Quyển sách trong ảnh còn có thêm một đặc điểm: nó lấy lại edition cũ; tức là Wordsworth đã cho in The Prelude rồi nhiều chục năm về sau lại cho xuất bản một revised edition, nhưng ở đây dùng lại bản trước. Cả một bài học lớn, từ đây: có những khi, tốt nhất là lờ luôn các sửa chữa của chính tác giả.
Wordsworth & Coleridge, ấn bản của nhà Wordsworth:
Tức là, có những cái như vậy. Nếu học tiếng Pháp chẳng hạn, người ta hay rơi trúng các đoạn văn (mẫu, hay tương tự) trích từ Marcel Aymé, từ Alphonse Daudet, và nhất là từ Albert Camus. Không bao giờ tôi coi văn chương Camus là serious được nữa. Điều này rất có thể chỉ là một vấn đề về tâm lý, nhưng cùng lúc, nó cũng nói lên rằng, nhiều văn chương không resist được, không kháng cự lại được sự nhìn vào nó. Và ngay việc những văn chương ấy để cho chúng bị một thiết chế như sự dạy dỗ chiêu hồi, đã cho thấy gần như mọi thứ.
Vậy thì, "Daffodils" của Wordsworth: tôi nhớ đến một bài thơ của Victor Hugo, "Oceano nox". Năm tôi học lớp 10 hay lớp 11, tôi cũng dịch bài thơ ấy. Điều may mắn là cô giáo đã cầm, không trả lại nó cho tôi, thế là tôi không còn nó nữa: một vụ phi tang thành công. Thế là từ một thuở, chỉ còn lại duy nhất (vì không kịp xóa dấu vết).
Nếu muốn có một ví dụ (rất lớn, hiển nhiên, thuộc dạng đập ngay vào mắt) về những điều vừa nói ở trên, thì có ngay: chính là Dorian Gray của Oscar Wilde. Một khía cạnh không nhỏ trong tồn tại hậu thế của Wilde, đặc biệt Dorian Gray, nằm ở chỗ bất kỳ ai chỉ cần học tiếng Anh tí chút đều tưởng mình biết về văn chương Wilde, bằng Dorian Gray. Đây là cả một sự nhảm nhí, tất nhiên, và nó nói lên bị sự dạy dỗ chụp lấy thì nghĩa là thế nào. Một kỹ sư, một nhà khoa học Việt Nam muốn thể hiện mình cũng am hiểu văn chương, thế nào cũng khoe từng đọc Dorian Gray. Những lúc nhìn thấy Dorian Gray, tôi lại nghĩ (chỉ dám nghĩ thầm vì nói ra quá nguy hiểm), lại ESL à? Vậy thì quá tiện: một Dorian Gray đã khiến người ta có thể tự tin, không chỉ mình hiểu biết văn chương Oscar Wilde, mà còn hiểu biết văn chương nói chung, ở mức độ thâm hậu. I love it.
Trở lại với The Prelude của Wordsworth: một khi đã mang cái tên ấy, thì tất nhiên nó định là một thứ đi trước, mở ra, dạo đầu, cho một cái gì đó
(tiếp tục "Madame de" và "(một người) Doderer")
ReplyDeletecó vẻ như, cũng giống "một con chim duy nhất", các "Prelude" hình như ko "dạo đầu" thì phải :) cũng có vẻ nguy hiểm khi định bắt tay vào một cái gì đó dạo-đầu, mà thường là ở việc đọc bằng tai.
thế cho nên thế thì phải rê thứ
ReplyDelete