Nhện - đúng là nó, không nhầm đâu, con nhện giăng tơ, ấy:
Trước hết, tôi muốn hỏi, có ai có quyển sách về ruồi và muỗi của một nhân vật rất tương đương và lại còn cùng thời với Fabre là Eugène Séguy không? Tôi có nhiều sách của Séguy nhưng lại thiếu quyển ấy, đúng cái mà tôi muốn đọc nhất.
NB. một tiếng sau khi post, đã có người gửi quyển Séguy cho tôi, nên không ai cần để ý nữa
Tất nhiên là tôi biết, sách của Fabre đã có tiếng Việt, đây:
Sau con araignée thì đến con guêpe:
Còn con ong xuất hiện (bay vù vù) trong Tìm thời gian mất không phải ong guêpe mà là ong bourdon.
Côn trùng nói chung:
Ngó (ngoảnh) sang một phía khác, kiến:
Ve và Trang Chu thì ta đã biết, còn ve trong mắt một nhà côn trùng học thì thế nào? Fabre đảo ngược cái nhìn của chúng ta, vốn dĩ bị chi phối bởi tương quan ve-kiến trong ngụ ngôn, vì đích xác là ngược lại, thậm chí kiến mới sống nhờ ve.
(bộ sách tiếng Việt dịch từ Souvenirs entomologiques của Fabre, gồm tổng cộng 10 tập; đây là thứ của Fabre dễ tìm thấy hơn cả, hiện nay)
Rất đơn giản (và cũng là điều ai cũng sẽ nghĩ đến), Fabre đi ngược lại về nguồn câu chuyện (bài thơ) ngụ ngôn của Jean de La Fontaine: ai cũng biết nó xuất phát từ thế giới Hy Lạp, tức là chuyện về một thứ phù phiếm nghệ sĩ như ve đến mùa đông thì gõ cửa nhà kiến chăm chỉ xin cứu trợ, bị kiến dội cho gáo nước lạnh, bảo lúc trước hát rồi, giờ thì múa đi - nhưng ai cũng biết, mùa đông thì làm gì có ve. Ở chỗ này, Fabre đẩy tiếp sự tìm kiếm: Hy Lạp chỉ là một trạm trung chuyển cho câu chuyện, nhiều khả năng nguồn xa hơn là Ấn Độ, và rất có thể trong câu chuyện gốc nhân vật không phải ve mà là một con gì đó khác, nhưng ở Hy Lạp thì ve thế chỗ, rồi La Fontaine tiếp tục kéo dài truyền thống, etc. (tôi vừa lược lại mấy điều chính yếu, bỏ đi không ít ironie của một nhà tự nhiên học coi thường sự thiếu chuẩn xác của đám nhà thơ - Fabre còn trích lục một bài thơ của một người bạn, nói rất chính xác, tức là chính xác theo quan điểm côn trùng, về tương quan ve-kiến).
Đến đây rồi, ta không chỉ thấy rằng, các câu chuyện mà đã đúng, thì chúng vẫn cứ đúng bất chấp việc nhân vật chính không còn đúng nữa: câu chuyện còn chẳng cần đến cả nhân vật; không chỉ vậy, mà vấn đề còn nằm chính xác ở con ve. Tại sao lại là ve? (một nhà côn trùng học sẽ miêu tả cho chúng ta về cách thức ve kêu: phần lớn những gì mà người ta tưởng là nguồn cơn cho sự kêu của ve lại chỉ là các thùng âm, mấy thứ ăm li đơn giản; muốn con ve im mồm thì cần phải chọc một thanh gì nhọn và mảnh, như một cái kim, vào một cái lỗ, chặn dao động của một cỗ máy hết sức giản dị nhưng hiệu quả lại - lúc đó ve mới chịu im) vì đã Trang Chu, ta cứ ở lại trong địa hạt đó: con ve dường như là trình hiện không hề tệ của sự "tự tri bất tự kiến, tự ái bất tự quý".
Nhện em chưa đọc quyển của Fabre, chỉ biết mỗi bạn này:))
ReplyDelete“Sur le plancher, une araignée
Se tricotait des bottes.
Dans un flacon, un limaçon
Engilait sa culotte.
J’apercois au ciel:
Une mouche a miel
Pincant sa guitare.
Les rats tout confus
Sonnaient l’angelus
Au son d’la fanfare.”