Apr 3, 2022

ngoài hiệu sách (3) cứng

Tôi biết, tôi biết, vấn đề tác giả là vô cùng quan trọng (và tất nhiên sẽ còn cần nhìn vào không ít), nhưng vì đã nhìn ra từ chuẩn để chỉ tính chất (cũng như tính cách) sách của thời chúng ta, nên cần phải nhằm ngay vào đó (nếu không rất có khả năng) nó lại chạy trốn mất. (tất nhiên, cũng cần nhìn nhận trong tương quan với yếu tố ấy)

(tiếp tục "Tchouang""no reply")


Tính chất vừa nói là: cứng. Nó thể hiện, trước hết (vô cùng dễ thấy), ở chỗ sách ở Việt Nam bỗng đột nhiên bìa cứng.

Điều này (hiện tượng này) là phản chiếu sự cứng trong chính phần nền tảng của nền xuất bản. Một cách ngắn gọn: đã cứng lại. Tức là, ngoài nhiều điều khác, không còn chuyển động được nữa. Giống như là bị cứng cơ, các cơ bị rút lại, làm cho cử động trở nên không thể nào.


trong quyển sách dưới đây:


(Los Enamoramientos; tác giả thì - như ai cũng biết - từng xuất hiện ở Việt Nam)

ở trang 185 (của bản dịch tiếng Pháp, trong ảnh), bỗng có một câu rất hợp tình hợp cảnh:

"quả đúng là làm việc tại một nhà xuất bản ngăn cản, theo lối rất nghịch lý, (người ta) biết gần như mọi thứ gì quan trọng mà văn chương từng tạo ra"

(nhân vật chính là một cô gái, làm việc ở một nhà xuất bản có trụ sở tại Madrid, và không phải là nhà xuất bản ất ơ, vì trong số các tác giả của nó có những người có tiềm năng được giải Nobel Văn chương; câu trên đây xuất hiện trong suy nghĩ của nhân vật khi đang ở trên giường với người tình và người tình nhắc đến một cuốn sách vừa đọc, và cuốn sách đó là, justement, một tiểu thuyết của Balzac: Le Colonel Chabert; you know, câu chuyện về người sống sót từ trận Eylau, etc.)


Trở lại với cứng. Điều đáng kinh ngạc là sự cứng đó lại là kết quả của những mềm, nói đúng hơi, các mềm oặt.

Wittgenstein từng nói, phương pháp của mình "không phải là phân biệt sự cứng với sự mềm, mà là nhìn thấy sự cứng của sự mềm". Lắm lúc, chúng ta được chứng kiến cảnh những người bị cứng cổ nhưng các động tác lại cứ làm ra vẻ hoạt bát, thậm chí mềm dẻo và cả uyển chuyển.


Nhưng vậy thì tức là, chuyện lặp lại: ở điểm đáy của xuất bản thời trước đây, quãng của từ đầu đến giữa mấy năm đầu 200x, đặc trưng lớn của sách Việt Nam chính là bìa cứng (và giấy couché): Văn Lang chẳng hạn - ai mà quên được những quyển sách không thể đọc nổi và nặng trịch của hồi đó, không đọc nổi từ sự trình bày cho đến (nhất là) nội dung. Thêm một lần nữa: giống, rất giống.

Và vậy thì cũng tức là - đến đây thì sự comique bắt đầu hiện ra; cũng như trong mọi câu chuyện, lúc nào cũng có thời điểm cho cái đó, và thường là những khi rất bất ngờ - đã không hề có sự nhận ra nào, cho dù mọi thứ hết sức hiển nhiên: chính vì đã như thế (tức là đã có sự cứng lại, sự hóa thạch dẫu trông như là vẫn đang sống, thậm chí sống khỏe, thậm chí là rất nét, rất dồi dào, cứng cáp, gân guốc, etc.) nên mới có thể có một khởi đầu mới. Chỉ một thời gian không dài sau đó, những gì khởi đầu được lại rơi chính xác trở lại vào đó, về với sự cứng.

Nếu muốn có một ví dụ để so sánh: những quyển sách - đồng loạt bìa cứng - của France Loisirs. Phải cầm trên tay, tôi mới hiểu ra, La Pesanteur et la Grâce của Weil gần như không thể đọc được trong một ấn bản bìa cứng của France Loisirs.






ngoài hiệu sách (2)

ngoài hiệu sách (1)

Trong hiệu sách (12) đọc

Trong hiệu sách (11) nhà biên tập

đây (sắp trong hiệu sách)

Trong hiệu sách (10) cặn

Trong hiệu sách (9) lật lại

đọc & rọc (Gutenberg & Co.)
Trong hiệu sách (8) cũ
Trong hiệu sách (7) giống
Trong hiệu sách (6) trông như là
Trong hiệu sách (5) best-seller và PR
Một thực tại-hiệu sách
Trong hiệu sách (4)
Trong hiệu sách (3) "Cô ít ra khỏi nhà từ khi bà gần như mù"


3 comments:

  1. ừ nhỉ ! vôi hóa à. "Đoạn trường là số thế nào. Bài thơ thế ấy vận vào thế kia. ... " :)

    ReplyDelete
  2. Heh heh, cũng có một bìa cứng của quãng đó, thỉnh từ thư viện trường về, Thép đã tôi thế đấy, trường bây giờ đã khác mà sách thì :v không phải thép nữa, mà phải là amandatium :v

    ReplyDelete