May 19, 2022

mê cung và Mê Cung


(tiếp tục một trong bốn và cũng tiếp tục một chữ ấy)

Cuối cùng thì tôi cũng tìm (lại) được nó: Mê cung và lại mê Cung.



Cách đây rất, rất nhiều năm, tôi từng đọc Défis aux labyrinthes (ở thư viện) - với mục đích cụ thể. Những năm sau, rất nhiều lần tôi muốn tìm hai tập sách ấy: chính khi không còn mục đích nào nữa thì mới lại thấy ý nghĩa, nhưng chúng rất khó tìm - thêm một thứ rơi vào địa hạt của introuvable.

Trong cuốn sách của mình, người bạn thân của Italo Calvino kể về hồi họ ở Paris và tìm cách ra một tờ tạp chí (thêm một dự đồ bị tomber à l'eau).


Tome II chủ yếu gồm hai thứ mà ai cũng có thể dễ dàng đoán ra: cuốn sách (tập hợp các bài) vể cổ điển (một text ở trong đó) và cuốn sách tập hợp các bài giảng Mỹ (Charles Eliot Norton Lectures). Nhưng cũng có những lẻ khác.

Nhưng cũng lại có các text lẻ: nhất là những gì Calvino viết về các câu chuyện, dạng câu chuyện gọi là conte (ba cái truyện của Flaubert là conte). Một chẳng hạn:


đối tượng cho text:



en (vrai) amateur des tables (de matière), tôi chụp lại mục lục của tome I:





8 comments:

  1. không rõ sao Nhị Linh ưa dùng bản dịch Pháp dù đọc được nguyên ngữ. tiếng Pháp ưu trội hơn chăng? Lukacs cũng dịch từ bản dịch Pháp thì phải

    ReplyDelete
    Replies
    1. cuốn Tâm hồn và hình thức được dịch từ bản tiếng Anh, đối chiếu với bản tiếng Pháp. Cuốn Lịch sử (ngắn) dịch từ bản tiếng Pháp. Ít nhất theo như tôi tìm hiểu thì cuốn đó không có bản tiếng Đức.

      Delete
    2. bạn xem ở đây:
      https://www.amazon.fr/HISTOIRE-LITTERATURE-ALLEMANDE-COLLECTION-PENSEES/dp/B007PN1B1W
      trên bìa có đề rất rõ "traduit par l'Allemand". bản gốc hình như là "Kurze Skizze einer Geschichte der neueren deutschen Literatur". còn Tâm hồn & hình thức Lukacs viết bằng tiếng Hung, tựa là "A lélek és a formák", cũng có bản dịch Đức là "Die Seele und die Formen"

      Delete
  2. đâu, đúng là tôi có học một số thứ tiếng, trong đó có tiếng Ý, tiếng Đức, nhưng từ đó (kể cả như tiếng Đức tôi học nhiều năm) đến chỗ đọc văn chương thì cần nhiều practice vô tận, mà cũng không thể đọc chật vật từng câu được, đọc như vậy thì thà không đọc còn hơn

    ReplyDelete
    Replies
    1. cảm ơn Nhị Linh đã trả lời. tôi vốn vô cùng quý Nhị Linh vì sự chuyên nghiệp nay nghe bạn trả lời lại càng quý hơn. phải dễ dàng kiểm soát trọn vẹn văn bản thì mới dám dùng, còn 'chật vật' thì vẫn chưa được. nhưng đối với phần lớn người học tiếng, muốn đạt được mức "chật vật" của Nhị Linh cũng là cực kì khó

      Delete
  3. "Lịch sử (ngắn) văn chương Đức" được dịch từ tiếng Đức ra tiếng Pháp (người dịch: Lucien Goldmann và Michel Butor), nhưng có vẻ không tồn tại (ít nhất dưới dạng sách) quyển tương ứng, trong tiếng Đức - dường như đã in thì chỉ có vài phần ở trong đó

    điều này có thể hiểu được: Goldmann rất thân cận với Lukács, đồ đệ ở Pháp của Lukács, cho nên ở thời điểm đó (đấy là một thời điểm đặc biệt: chiến tranh đang kết thúc), thấy một người như Lukács cần lên tiếng, nên đã có văn bản (mà Lukács viết bằng tiếng Đức)

    ở riêng trường hợp "Lịch sử (ngắn) văn chương Đức", bản tiếng Pháp (quyển sách) là lựa chọn tốt nhất, vì nếu đọc nó thì có thể thấy mục đích ở đây là độc giả Pháp (vì lúc ấy, thái độ đối với văn chương Đức đang bại trận là một điều quan trọng); Lukács cũng viết riêng lời tựa cho ấn bản Pháp (có trong bản dịch tiếng Việt): điều này càng cho thấy rõ hơn những gì vừa nói ở trên

    ReplyDelete
    Replies
    1. hai ông Pháp dịch sót "Skizze" và "neueren". đúng ra phải là "Brève esquisse d'une histoire de la littérature allemande nouvelle". mình nghĩ "neueren" cần thiết vì giúp xác định khoảng thời gian, Lukacs đâu có bàn về văn chương Trung cổ. còn "Skizze" có bỏ được không thì chưa rõ. việc dùng bản Pháp thì có lẽ tốt nhất, Nhị Linh đã chọn thì không sai rồi, nhưng chắc vẫn cần đối chiếu với bản gốc và chú thích Goldman-Butor đã dịch khác ra sao (nếu có), giống như đã làm với bản dịch Nguyễn Văn Vĩnh

      Delete
    2. chuyện bản dịch khác bản gốc là có, như Tuấn Cường Hán-Nôm từng dịch một bác Đài Loan, Cường không dùng bản trên thị trường mà kêu bác kia cải tiến rồi dịch từ bản cải tiến, nếu so bản dịch với bản thị trường thì khác nhau hoàn toàn. ng dịch chọn bản dịch Pháp để hiểu thái độ của người Pháp khi tiếp nhận văn chương nước Đức thua trận là có lý, và thái độ đó sẽ càng được làm rõ hơn khi chỉ ra những khác biệt với bản gốc (chẳng hạn người Pháp thắng cuộc có nhu cầu viết lại một số điểm, hoặc chính tác giả bị ảnh hưởng bởi kết quả cuộc chiến cũng muốn sửa)

      Delete