May 30, 2022

Perfect

Lou Reed: "Perfect Day" ("đang minor hay thì bỗng chuyển sang major")


(tiếp tục tt, bbrr)


Chính nhân vật kia làm lộ ra một manh mối (một piste), về một sự hoàn hảo: perfect crime. Nhưng tại sao lại thế, tại sao  cứ ở đó, cái perfect crime ấy, thậm chí (nếu không sợ quá lời), như thể là một lý tưởng? Và nữa, đã đến lúc không thể chối cãi, tiểu thuyết trinh thám, polar, thriller, đấy mới đích thực là sự thượng phong đúng nghĩa (cũng như một thời, tiểu thuyết gothic, ect.).

Một trong những một người từng viết một cuốn sách tên đúng là Perfect Crime.

Nhưng, ta sẽ quan tâm hơn đến một cuốn sách khác, cùng tên (nhưng trên một registre khác hẳn, tất nhiên), của Baudrillard: Le Crime parfait. Rõ ràng là cái đó ám ảnh không ít người - và như vậy, đó là phản chiếu cho sự ám ảnh ở một phạm vi còn rộng lớn hơn nhiều.

(Jean Baudrillard)


Thêm một: tốt hơn cả là (những) câu chuyện về crime, ở dạng fiction, và sẽ còn là tốt hơn nữa nếu trong nhan đề có luôn "crime" (để khỏi phải nhầm lẫn về dự định: khai luôn ngay từ đầu) và gần đây (vậy thì sẽ loại bỏ mất cuốn tiểu thuyết của Dostoievski, cũng hơi tiếc), để không dính nữa đến Doyle, Simenon hay Manchette, thậm chí là Zangwill. Có ngay (như trên đã nói, thriller phong phú bạt ngàn, không gì bằng, và đã ở mức gần như ta không thể có hiểu biết đầy đủ được nữa: đã vượt quá ngưỡng con người, hay một cái gì đó tương tự - cũng chính ở tình trạng ấy, tự nó thông báo là nó đã không còn thực sự tồn tại nữa; ít nhất thì cũng có thể đặt ra giả thuyết đó, dẫu sao thì chắc hẳn rất nhiều người cũng đã quá ngán thriller): Crimes của Ferdinand von Schirach (sch, thêm lần nữa), trong đó có các câu chuyện nếu không tự bước ra thì cũng liên quan rất nhiều đến công việc của Schirach, luật sư hay nói đúng hơn, thầy cãi, ở Munich.

Và vẫn cần thêm một yếu tố: cuốn sách về tiểu thuyết trinh thám và các câu chuyện gián điệp của Luc Boltanski.

Với ngần ấy yếu tố, ta bắt đầu xem xét: chuyện gì xảy ra? hay nói đúng hơn: đã có vụ án nào?


1 comment:

  1. chẳng phải người ta luôn luôn ở bên ngưỡng của sự hoàn hảo hay sao, đồng thời luôn luôn đấm ngực tự thú ồn ào ít hay nhiều rằng chỉ nhận ra cơ hội khi chúng đã qua đi. nhưng cái thứ vẫn luôn luôn ở đó thì, không đâu!

    ReplyDelete