(tiếp tục "Nguyễn Tuân: một lần nữa", "Sept", "Chân dung", "Hume & Home" và "Vivez heureux" (à nhầm, joyeux)
Đây là quyển "Quarto" tôi muốn đọc nhất (tức là, trong số những Quarto mà tôi còn chưa sờ vào, trước đây - hình như trong riêng lĩnh vực Quarto, vào thời điểm này tôi đã phá đảo hoàn toàn; tất nhiên khi - sắp tới - có thêm các titre khác thì chuyện sẽ khác).
Chúng ta sẽ đọc nó (nhất là Les Deux Corps du Roi) cùng một cuốn sách của Marc Bloch.
(Marc Bloch - và nữa, nhất là đoạn cuối; ở đó cũng có Quarto)
Bloch, trong Les Rois thaumaturges, nhìn vào các ông vua "thaumaturge": một ông vua "thaumaturge" là một ông vua sờ vào người bị bệnh thì làm người đó khỏi. Cuốn sách của Bloch và Hai Mình Vua của Kantorowicz đều in trong thập niên 20 của thế kỷ 20.
Nhưng, đã nói đến collection Quarto, quyển sách trong bức ảnh phía trên trông không hề giống "Quarto".
Nhưng lại vẫn là "Quarto" (xem mấy dòng cuối trang dưới đây):
Trong quyển sách (Pháp, và to) này, có hai tác phẩm của Kantorowicz (chứ không chỉ một): ngoài Hai Mình Vua còn có cuốn sách (không hề ngắn, thậm chí còn dài hơn Hai Mình Vua) về Hoàng đế Frédéric II. Bản dịch Frédéric II của Albert Kohn và bản dịch Hai Mình Vua của hai người cùng mang họ Genet.
Sự trình bày của Hai Mình Vua cho thấy rõ Kantorowicz thiên không ít sang iconography, và khi nhìn thấy trong số những người mà Kantorowicz cảm ơn có Erwin Panofsky thì ta đã biết ngay không ít điều.
Marc Bloch bắt đầu câu chuyện của mình ở thời điểm 1340 (cuộc chiến tranh Trăm Năm sắp bắt đầu): một nhân vật tôn giáo phò vua Anh King Edward III xuất hiện ở Venezia tìm kiếm đồng minh cho vua của mình; trong lập luận của ông cha nổi bật chuyện Edward III là người từ ái không muốn gây chuyện can qua, nhưng thằng cha Philippe de Valois bên Pháp quá đáng ghét, lại tự nhận mình là vua. Muốn tránh đổ máu đôi bên, tốt nhất Philippe de Valois nên tự chứng tỏ mình là vua: muốn người ta biết mình là vua thì không cách gì hơn so với hoặc 1) gặp sư tử, nếu sư tử không xé xác thì đó đúng là vua: sư tử không ăn thịt vua hoặc 2) lấy tay sờ vào người bệnh làm người ta khỏi bệnh, vì vua thì phải có phẩm chất chữa bệnh (theo cách ấy).
Frédéric II, trong câu chuyện của Kantorowicz, là hoàng đế La Mã, chứ không phải Frédéric II của Phổ, ông vua-triết gia về sau. Để dễ nhớ, Frédéric II (của Kantorowicz) gắn liền với một mốc không thể dễ nhớ hơn: 1212. Ta nhớ là mốc 1616 thì liên quan chặt chẽ đến Shakespeare và Cervantes, còn mốc 1515, nhân vật ấy và cả nhân vật đó. (tất nhiên, lúc nào tìm ra 1313 và 1414 gắn với cái gì - tất nhiên nữa, tôi biết rồi, nhưng cứ để từ từ - thì tôi sẽ nói; một bài tập mnémotechnique)
Bloch và Kantorowicz dường như chọn rất đúng moment: thời điểm của không có vua. Khi không có vua, thì mới nhìn thấy vua.
No comments:
Post a Comment