đây là
lần 2; kia là
lần 1
Có ngay một bức tranh autoportrait, Gauguin, hay gọi là Golgotha:
(kèm lời bình luận: đây là ánh mắt của một người đã thấy quá nhiều, và không muốn nhìn - thấy - gì nữa: à quoi bon?)
Biết tôi đọc Agamben, Linda Lê đã nói với tôi về quyển sách này, khi nó mới in (và bảo mình đang
me plonger vào đó). Giờ thì tôi đã có thể đọc nó.
Ngay trên bìa sách đã có thể dễ dàng nhận ra (ảnh) một nhân vật: Walter Benjamin. Kể cả khi đã biết rồi, tôi vẫn muốn đọc lại câu chuyện Agamben tìm ra các bản thảo viết tay của Benjamin tại Thư viện Quốc gia Pháp. Đó là sau khi Agamben đã nhận ra có một cái gì đó bệnh hoạn trong việc mình, suốt một thời gian dài, lần theo Benjamin, các dấu vết,
giật lại từng mẩu chi tiết nhỏ. Agamben gặp một người bạn cũ của Benjamin, sau mấy chục năm vẫn không nguôi hận thù (vì Benjamin đã cắt đứt quan hệ) nhưng cùng lúc lại giữ cẩn thận từng mẩu giấy tờ của Benjamin. Trong sách cũng có một bức ảnh mà tôi nhận ra ngay, đó là Benjamin ở Ibiza, cùng Jean Seltz (
liên quan). Bức ảnh của Agamben là do chính tay Jean Seltz tặng lại. Đống bản thảo của Benjamin thì lại liên quan đến
Bataille - nói đúng hơn, bà vợ góa của Georges Bataille.
Nhưng tất nhiên, ta đoán được rằng chính cái điều mà bản thân Agamben coi là bệnh hoạn kia lại dẫn đến cú tìm ra không thể tưởng tượng: một cuộc đi tìm hoàn toàn (hoặc gần như) chẳng dẫn đến một kết quả cụ thể nào lại gây đảo lộn, làm cho những gì cố kết và vững chắc bị lung lay, và làm lộ ra các kẽ nứt, những manh mối.
Agamben kể về một dạng
circle mà mình biết theo đường lối trực tiếp: circle với nhân vật trung tâm là Elsa Morante, mà từ đầu đến cuối Agamben chỉ gọi là "Elsa" (một nhân vật khác, Agamben cũng chỉ gọi tên: "Italo" - tất nhiên,
Italo Calvino). Vì Agamben mà Elsa Morante đọc Simone Weil và Weil trở thành một dạng thánh bảo trợ của Elsa Morante. Agamben so sánh (nhắc đến một cách song song thì đúng hơn) circle ấy với một circle khác: George-Kreis, tức là circle xung quanh
Stefan George (và như vậy tức là
Wien thời của Kraus), cái circle có các nhân vật như Ludwig Klages hay
Kantorowicz, cũng như một nhân vật đặc biệt: Claus von Stauffenberg, nhân vật trung tâm của một vụ mưu sát Adolf H. (mà nếu thành công, lịch sử thế giới hẳn đã thay đổi rất nhiều). Agamben kể, khi Elsa Morante nằm trong bệnh viện, những ngày cuối đời, ở ngoài, Alberto Moravia nói với những người có mặt, là Elsa Morante chẳng bao giờ có ý thức gì về thực tại (Moravia có thời gian là chồng của Morante).
Một lần, tôi đang đọc lại Simone Weil (trong ấn bản Quarto) và kể với Linda Lê, thì đúng lúc đó Linda Lê cũng đang đọc lại Weil. Đối với tôi, lúc ấy, điều khiến tôi quan tâm hơn cả trong thế giới của Weil là khái niệm
obligation, còn Linda Lê thì chú ý đến chú ý, tức là khái niệm
attention. Có nhiều trùng hợp tương tự, như khi Linda Lê và tôi phát hiện mình đọc
Bình minh của
María Zambrano cùng lúc với
Bình minh của Nietzsche: bản thân sự đọc cũng là một không gian với các hầm và hành lang thông nhau - hoặc một cái gì đó tương tự. Cứ lâu lâu Benjamin lại xuất hiện trong câu chuyện của chúng tôi. Linda Lê đọc Benjamin không biết bao nhiêu lần (cũng như hay tìm cách
déchiffrer Wittgenstein và nói mình không
désespérer trong việc nắm bắt được một số điều trong thế giới ấy). Cho đến cả Elsa Morante cũng có lần trở thành chủ đề (dẫu chỉ thoáng qua). Đôi khi, ta rất cần
thông báo, hay ít nhất, tìm một điểm mốc. Khi quyết định đọc toàn bộ Jürgen Habermas, ngay trước khi thực sự làm việc đó, tôi nói với Linda Lê là tôi sắp
lặn vào đó đây: không chỉ là chuyện
ardu, ardu, ardu, mà thậm chí một số lúc còn giống như là, bước qua khỏi cái ngưỡng này, mọi hy vọng hãy để lại sau lưng.
Agamben, tự nhận phần lớn thời gian của cuộc đời sống ở những nơi (các xưởng - atelier - không phải của mình), còn quay trở về với quãng tuổi trẻ. Tuổi trẻ của Agamben in dấu ấn sâu đậm của một nhân vật: Martin Heidegger.
một Morante trọng yếu:
thật không ngờ Morante
này của tôi lại thiếu mất volume sau (mới đau); có ai giúp tôi phá đảo không?
Trở lại với Agamben hồi trẻ, theo các séminaire của Heidegger tại miền Nam nước Pháp. Trong những bức ảnh mà Agamben cho vào sách, ta dễ dàng nhận ra hai nhân vật Pháp nổi tiếng thân với Heidegger. Thứ nhất là René Char, mà bản thân ảnh chụp cùng Heidegger rất nổi tiếng (và là như vậy không chỉ vì tương phản thực sự rất đậm nét giữa hai vóc dáng), và thứ hai là một nhân vật không nổi tiếng bằng, nhưng hết sức trọng yếu cho hiện diện của Martin H. ở Pháp: Jean Beaufret.
Agamben đặc biệt nhắc đến hai người bạn Pháp của mình:
Guy Debord - Agamben nói, lúc nào mình cũng ngây ngất trước những gì Debord nói; và Jean-Luc Nancy.
Tất nhiên, trong câu chuyện (thêm một entretien infini) giữa chúng tôi, có Debord, nhưng cũng có cả Jean-Luc Nancy, nhất là khi tôi kể với Linda Lê là cuối cùng thì tôi cũng thấy mình bắt đầu có thể đọc được nhân vật ấy.
Một số người suốt đời làm một việc: chui vào các thư viện, và tìm. Họ tìm gì? Ít nhất, đó là hình ảnh Cioran trong introduction cuốn sách Cioran thuộc collection La Pléiade. Quyển sách ấy là món quà đầu tiên của Linda Lê, lần đầu tiên chúng tôi gặp. Cioran được miêu tả là một người cứ đi tìm cái gì đó trong các thư viện. Nhưng là tìm gì?
Chắc hẳn, ít nhất một phần, ấy là để đi tìm chỗ của mình.
Đọc
Autoportrait tôi mới biết thêm một phương diện khác ở Agamben: Agamben từng dịch
Le Surmâle của Alfred Jarry.
Gauguin vẽ ánh mắt, Houellebecq viết cái nhìn http://nhilinhblog.blogspot.com/2011/05/lach-xach.html?m=0 cơ bản khác nhau nhưng vẫn có nhiều điểm chung
ReplyDeleteGulliver mà cần hỏi sự giúp đỡ phá đảo ạ, thật không tin
ReplyDeletetiếp tục
ReplyDeletecó dự định với Morante không bác?
ReplyDeleteNegri-Agamben-Virno
ReplyDelete