Jun 17, 2010

Hà Nội của ta năm cửa ô

Trả lời mấy câu hỏi cho báo chí hic.

+ Anh nghĩ sao về quan niệm người Hà Nội tiêu biểu thì chỉ nên làm những việc gì “rất Hà Nội”?

+ Một vài người Hà Nội tiêu biểu thời nay (đương nhiên không phải nói cho tất cả người dân ở đây) có gì khác hoặc giống với người Hà Nội ngày xưa - theo cách nhìn của anh?

+ Những nhà văn tiền bối như Phan Kế Bính, Thạch Lam, Phan Khôi, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân… cũng đã có những cách nhìn độc đáo về Hà Nội và tính cách Hà Nội... anh có thích một cách nhìn nào của họ? Một tính cách, một hành xử nào của Hà Nội mà anh nghĩ nên xiển dương; và cái nào nên dẹp bỏ?

+ Theo cách nhìn của TT&VH, những công việc anh đang làm là một cách điểm tô cho diện mạo Hà Nội ngày nay. Những tác phẩm mà anh đã dịch là? Những dự định trong tương lai của anh?

- Ăn phở hằng sáng là một việc rất Hà Nội, đi ra quán ngồi uống cà phê trong giờ làm việc là một việc rất Hà Nội, rong chơi tối ngày cả đời tiêu phí chút khả năng trí tuệ xơ xác là một việc rất Hà Nội. Nhưng ăn phở rất khó thấy ngon, cà phê Hà Nội rất nhiều nước mắm mặn chát vô cùng khó quen (nhưng quen rồi khó bỏ) và Hà Nội cần những tay chơi cho một phần tâm hồn yếu ớt bệ rạc đâu đó cho nổi rõ cái phong vị Hà Nội băm sáu phố phường chứ không cần họ để sửa đổi một ngày hôm nay nhếch nhác và nhất là một tương lai chưa biết là sẽ ra sao.

- Người Hà Nội thanh lịch sống rất gần người Hà Nội nói ngọng, người Hà Nội nông nổi phổi bò sống cách người Hà Nội nhỏ nhẹ trí tuệ vài số nhà, cho nên tôi thấy rất bối rối trước những lời khẳng định như đinh đóng cột về sự suy thoái phong hóa của đất Hà Nội. Cứ như là xưa kia thì không có cái đặc điểm “tứ chiếng” ấy còn ngày nay thì không bói đâu ra được những người uống nước chè từng ngụm nhỏ chứ không tợp một ngụm hết ngay, dù là uống nước chè trên vỉa hè.

- Tất cả những người anh kể tên đều viết rất hay, ít nhất là tôi thấy vậy, nhưng điều này thì không thể khách quan được: tôi là người Hà Nội, thành thử cứ ai viết về Hà Nội dù là nhà văn hạng bét thì tôi cũng thấy có cái gì đó hay, cái gì đó cảm động. Viết hay về Hà Nội thì có nhiều người nữa, rất nhiều người: Ngọc Giao, Mai Thảo, Hoàng Đạo Thúy, Trần Huy Liệu, Nguyễn Việt Hà, Philippe Papin, hay ngay cả những người đặc vị miền Nam như Trương Vĩnh Ký… Có điều, tôi là người đọc sách văn học, tôi đã đọc hàng trăm nhà văn sống ở khắp nơi trên thế giới viết về hàng nghìn thành phố, thành phố của họ, thành phố họ từng qua, cả những thành phố trong tưởng tượng. Ngày nay vẫn còn nhiều người viết về Hà Nội lắm, xuất hiện hằng ngày trên sách báo, nhưng đã từ rất nhiều năm nay người ta viết chán quá, dẫu rằng với tư cách là người Hà Nội tôi vẫn tìm được một vài điều gì đó thú vị; với tư cách độc giả văn học, tôi rất mong những ai viết về Hà Nội cố gắng mà viết cho hay hơn. Còn với tư cách một người nghiên cứu văn học, tôi cho rằng một kiệt tác văn chương về Hà Nội vẫn còn đang chờ đợi một nhà văn của tương lai. Tôi vẫn chưa được đọc tác phẩm nào đi vào một đặc điểm mà tôi cho là rất đặc trưng của Hà Nội: đặc điểm của sự thiếu khoảng cách đáng sợ, không hẳn chỉ là từng con người một thiếu ý thức về khoảng cách, nghĩa là bạn rất dễ giẫm chân phải xô nước của nhà hàng xóm và nếu chiều cao khả quan bạn hay bị vướng mấy thứ đồ lót chăng dây qua ngõ, mà tính chất thiếu khoảng cách này đã là tinh thần chung của thành phố rồi (ở phương Tây tôi mới chỉ thấy có một thành phố tương tự với Hà Nội ở khía cạnh này: thủ đô Rome của nước Ý); một đặc điểm nữa là Hà Nội rất có khả năng làm tha hóa con người: tôi đã chứng kiến rất nhiều người nước ngoài văn minh lịch sự lúc đặt chân đến đây nhưng chỉ vài tuần sau là phóng xe máy ầm ầm ngoài đường không đội mũ bảo hiểm và cười hề hề với cảnh sát giao thông khi bị chặn lại, thậm chí còn có vẻ rất hãnh diện về năng lực “tự thích ứng” của mình. Xin lỗi, nhưng tôi thấy buồn cười lắm.

- Tôi không nghĩ là tôi có chút năng lực điểm tô nào, nhưng quả thực là tôi cố gắng làm một số việc có ích. Tôi không tự coi mình là một dịch giả, đúng hơn tôi là người làm nghiên cứu văn học, hai mảng chính của tôi là văn học nước ngoài và văn học sử Việt Nam. Công việc nghiên cứu ngốn của tôi nhiều thời gian và sức lực nhất, ngoài việc chăm con. Tác phẩm văn học mà tôi đã dịch gồm tổng cộng khoảng hai mươi quyển cho tới thời điểm này, ngoài ra còn nhiều tài liệu học tập, nghiên cứu và giảng dạy đăng trên các tạp chí hay sách chuyên ngành, hoặc chỉ để phục vụ công việc nghiên cứu cá nhân. Mặc dù không tự coi mình là một dịch giả, nhưng tôi vẫn sẽ dịch sách, nếu có cơ hội tốt tôi sẽ cố gắng dịch các tác phẩm văn học hoặc khảo cứu về Hà Nội.

+ Kết luận cuối cùng là rất khó thoát được khỏi tay bác Huy Bom :d

----------

Vài xít tây sần từ một quyển sách mới:

“Công việc được làm không phải vì một ứng dụng. Công việc được làm vì sự hứng khởi đối với cái được phát hiện ra. […] phương diện quan trọng, đầy hứng khởi, là lý do thực sự của khoa học […] Bạn không hiểu được khoa học và quan hệ của nó với bất cứ cái gì trừ phi bạn hiểu được và đánh giá được cuộc phiêu lưu vĩ đại của thời đại chúng ta. Bạn sẽ không hề sống trong thời đại của bạn, nếu bạn không hiểu rằng đây là một cuộc phiêu lưu phi thường, một thứ điên cuồng đầy hứng khởi.”

“[…] chúng ta quay như những xiên thịt nướng xung quanh một đống lửa lớn. Chúng ta quay tít quanh Mặt trời.”

(“Ý nghĩa mọi thứ trên đời”, Richard Feynman, Nguyễn Văn Trọng dịch, NXB Tri Thức, “Tủ sách Tri thức mở”)

24 comments:

  1. "đặc điểm của sự thiếu khoảng cách đáng sợ, không hẳn chỉ là từng con người một thiếu ý thức về khoảng cách, nghĩa là bạn rất dễ giẫm chân phải xô nước của nhà hàng xóm và nếu chiều cao khả quan bạn hay bị vướng mấy thứ đồ lót chăng dây qua ngõ, mà tính chất thiếu khoảng cách này đã là tinh thần chung của thành phố rồi (ở phương Tây tôi mới chỉ thấy có một thành phố tương tự với Hà Nội ở khía cạnh này: thủ đô Rome của nước Ý)" :P
    Em thấy nhiều nơi thiếu khoảng cách lắm rồi, đâu chỉ Rome và Hà Nội. Hoặc là con người ngày một cao lớn lên, hoặc là không gian sống đang ngày càng bị thu hẹp lại. (Z)

    ReplyDelete
  2. đã hơn các lời bình luận world cup :)

    "... chúng ta quay như những xiên thịt nướng xung quanh một đống lửa lớn. Chúng ta quay tít quanh Mặt trời." metaphor vừa tuyệt vời vừa xót xa!

    chợt nhớ ẩn dụ của Haruki Murakami, Spūtoniku no koibito, người tình Sputnik: vệ tinh nhân tạo quay quanh Trái đất, không dứt ra được mà cũng chẳng được gần bên nhau. [nsc]

    ReplyDelete
  3. Đọc cái entry gì mà nghe muốn phát rầu. Bác Nhị nhớ gởi cho tôi một cái meo.

    ReplyDelete
  4. hơ hơ, có người treo biển bán danh dịch giả kìa bà con, nhào vô coi.

    ReplyDelete
  5. Mặt Trời đã ngủ quên...Jun 18, 2010, 4:00:00 AM

    Mặt Trời sẽ Nổ Tung, khoa học gia đưa tin thế, nhưng lại bẩu khoảng chừng 5 tỉ năm nưã lận. Nhưng bác Ên-xờ-tênh nói thời gian có thể... co giãn ;-)

    Thứ sáu, 16/10/2009, 08:33 GMT+7
    http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2009/10/3BA1498C/

    Khoảng 5 tỷ năm nữa, quỹ đạo của trái đất sẽ không còn an toàn do mặt trời phồng lên cực nhanh trước khi chết để biến thành sao lùn trắng. Trang Space giới thiệu đoạn phim mô phỏng cảnh tượng này.
    Mặt trời không có khối lượng đủ lớn để kết thúc vòng đời bằng một vụ nổ tung như siêu tân tinh. Ngược lại, trong vòng 4-5 tỷ năm tới nó sẽ bước vào trạng thái sao khổng lồ đỏ do nguồn hydro trong lõi cạn kiệt. Sau đó nó bắt đầu phun trào heli và nhiệt độ phần lõi sẽ tăng lên đến hàng trăm triệu độ C. Trong quá trình giãn nở, rất có thể lớp ngoài cùng của mặt trời sẽ vươn tới vị trí hiện tại của các hành tinh xung quanh nó, trong đó có trái đất.
    Các nghiên cứu gần đây cho thấy sự mất khối lượng của mặt trời trong giai đoạn đỏ khổng lồ trước đó sẽ làm quỹ đạo địa cầu dịch ra xa hơn về phía bên ngoài, ngăn không cho nó bị nuốt chửng. Sau giai đoạn đỏ khổng lồ, các xung nhiệt khổng lồ sẽ làm cho mặt trời phun ra các lớp bên ngoài của nó để tạo ra tinh vân. Cuối cùng mặt trời sẽ trở thành sao lùn trắng và nguội dần đi vĩnh viễn. -Minh Long

    Ti nhiên, luôn cần có Mặt trời - loại tốt tốt - chứ sống trong "City of Amber" thì chịu sao thấu??

    ReplyDelete
  6. Mặt Trời sẽ Nổ Tung, nhưng khoảng 5 tỉ năm nưã lận...

    http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2009/10/3BA1498C/

    Khoảng 5 tỷ năm nữa, quỹ đạo của trái đất sẽ không còn an toàn do mặt trời phồng lên cực nhanh trước khi chết để biến thành sao lùn trắng. Trang Space giới thiệu đoạn phim mô phỏng cảnh tượng này.

    Mặt trời không có khối lượng đủ lớn để kết thúc vòng đời bằng một vụ nổ tung như siêu tân tinh. Ngược lại, trong vòng 4-5 tỷ năm tới nó sẽ bước vào trạng thái sao khổng lồ đỏ do nguồn hydro trong lõi cạn kiệt. Sau đó nó bắt đầu phun trào heli và nhiệt độ phần lõi sẽ tăng lên đến hàng trăm triệu độ C. Trong quá trình giãn nở, rất có thể lớp ngoài cùng của mặt trời sẽ vươn tới vị trí hiện tại của các hành tinh xung quanh nó, trong đó có trái đất.

    Các nghiên cứu gần đây cho thấy sự mất khối lượng của mặt trời trong giai đoạn đỏ khổng lồ trước đó sẽ làm quỹ đạo địa cầu dịch ra xa hơn về phía bên ngoài, ngăn không cho nó bị nuốt chửng. Sau giai đoạn đỏ khổng lồ, các xung nhiệt khổng lồ sẽ làm cho mặt trời phun ra các lớp bên ngoài của nó để tạo ra tinh vân. Cuối cùng mặt trời sẽ trở thành sao lùn trắng và nguội dần đi vĩnh viễn.

    Hic hic... thương mặt chời quá...

    ReplyDelete
  7. Chưa biết Hà Nội...Jun 18, 2010, 7:47:00 AM

    Nghe trong lời đắng (giã tật) có phần như là… nước mắt tuổi thơ…phải không bác Nhị?

    Post Khánh Ly "Hướng về Hà Nội" vào đây cho mấy vị quê Hà Nội nghe buồn đứt ruột chơi…

    http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Huong-Ve-Ha-Noi-Khanh-Ly.IWZDFUZF.html

    Hồ Gươm thơ mộng lắm chứ nhỉ, còn đẹp như trong hình không?

    http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/ae/Tháp_Rùa_4.jpg

    ReplyDelete
  8. Tháp Rùa lúc nào cũng ở yên chỗ đó: câu (đại ý) của Nguyễn Huy Thiệp lần sang Pháp quãng 10 năm trước đây :d

    ReplyDelete
  9. Hehe người Hà nội là cho dù đang trả lời phỏng vấn về Hà nội đi chăng nữa thì cũng không được quên việc nhắc đến thành tích chăm con :-D

    gt

    ReplyDelete
  10. cả đời làm được nhõn một việc không khoe thì làm gì?

    đấy là tại vì không có ôtô để khoe VOV Giao thông FM 91Mhz thôi :d

    ReplyDelete
  11. Hehe em tưởng chỉ nhắc đến thôi mà hóa ra là khoe hẳn hoi :p Nếu có ô tô chắc chắn nhiều lúc cần nghe VOV GT để còn biết tránh cái tắc đường Hà nội :d
    gt

    ReplyDelete
  12. "Ăn phở khó ngon, cafe khó quen, quen rồi khó bỏ" Tóm lại Hà nội với bạn Nhị khó khó là :)

    ReplyDelete
  13. Thích giọng viết của bác, Hà nội này là Hà nội toàn cầu nha :-D

    ReplyDelete
  14. May qua, bac Nhi Linh co nghien cuu ve Viet Nam. Hom no em doc mot bai bao noi rang o VN hien nay van chuong thi soi dong ma phe binh thi im ang qua. Bac Nhi ma tham chien lang phe binh thi phe binh moi soi dong len duoc. Bac la niem hy vong cua Ha Noi day. Co len bac nhe!

    ReplyDelete
  15. sao không gọi là "niềm hy vọng của Bắc Kỳ" luôn đi cho nó máu? :d

    văn học Việt Nam và những khúc khuỷu của nó trong lịch sử là mối quan tâm lớn nhất của tôi

    ReplyDelete
  16. lúc đầu bài này được đặt tên là "Ăn phở rất khó thấy ngon" đấy chứ, nhưng sau hình như là đã đổi rồi, may quá, suýt dính chưởng cóp pi rài :)

    ReplyDelete
  17. Việc tranh thủ kể chuyện chăm chỉ trông con chứng tỏ người trả lời phỏng vấn là người Hà Nội điển hình.

    Không biết bao giờ mới có duyên được bạn Quý tặng sách của bạn nhỉ, hic.

    ReplyDelete
  18. "Cai hy vong cua Bac Ky" thoi, chu lam sao thanh "Niem" duoc :D

    ReplyDelete
  19. hehe "người Hà Nội điển hình" ở chỗ chăm con, ở chỗ hay khoe, hay nói năng thường gài thêm ý (hoa trắng gài trên áo tím) ạ?

    td20: đọc kỹ anh tóc đỏ quá nhỉ :d

    ReplyDelete
  20. Nhi Linh: sao không gọi là "niềm hy vọng của Bắc Kỳ" luôn đi cho nó máu?
    Nghe thì đúng là máu thật bác ạ, nhưng bắc kỳ rộng lắm. Có dân Lê Hồng Phong của Nam Định, dân Lam Sơn của Thanh Hóa và dân Phan Bội Châu của Nghệ An cũng đáng gờm lắm bác ơi. Em phải nhìn trước ngó sau. Mấy cái tỉnh chó ăn đá gà ăn sỏi đó sao mà dân tình có óc nghiên cứu lắm í. A quên, cả Bình Trị Thiên khói lửa nữa, cũng anh hùng lắm. Lão trượng Trần Đình Sử và Đại ca Lê Huy Bắc đều nổi danh. Tiếc là Lê Huy Bắc không nghiên cứu văn học việt nam.

    ReplyDelete
  21. 'Tiếc là Lê Huy Bắc không nghiên cứu văn học việt nam'. Bác này không phải 'bé cái nhầm' mà là 'lớn cái nhầm'. LHB nghiên cứu văn học VN nhiều chứ. Nhưng các nghiên cứu của LHB về VN không ra môn ra khoai gì, chỉ ra tiền ra bạc thôi. Ha Ha....

    ReplyDelete
  22. các bác nói chuyện gì đấy?

    ReplyDelete
  23. Chào "Niềm hy vọng cuả Bắc Kỳ", bạn viết về Hà nội rất hay, cái cổng này cần được đóng góp ý kiến nè. Làm bổn phận cuả người Hà nội đi...

    http://hanoi.org.vn/congthanglong/

    ReplyDelete