Aug 22, 2010

Cái này nữa cũng hay

Là cái hiện tượng này: những người hay phát biểu nhất về đủ thứ vấn đề nhân sinh quan xã hội, vĩ mô tầm vóc, ưu thời mẫn thế đủ thể loại, các vĩ nhân của mấy tờ báo như Tuổi Trẻ và Thanh Niên, những người thường xuyên dùng chức danh khoa học của mình hoặc uy tín (tạm gọi là) khoa học của mình, nhất là trong các ngành khoa học xã hội, lại hầu như chẳng có công trình nghiên cứu nào.

Những người nổi tiếng nhất trong các ngành khoa học xã hội ở Việt Nam cũng rất nhiều người không hề có nghiên cứu, nhất là không có chuyên luận.

Thế mới hay.

Các bác cứ thử tìm theo vài cái tên đi, tra trong cơ sở dữ liệu của Thư viện Quốc gia Việt Nam ấy.

23 comments:

  1. Nhà văn hóa Vương Trí Nhàn, Hữu Ngọc...; nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Hòa, Lê Anh Hoài, Trần Đăng Khoa etc

    ReplyDelete
  2. Thống kê ở đâu thế? Chị vừa phản hồi ý kiến của Nhị trên blog của chị.

    ReplyDelete
  3. chị nhìn từ khía cạnh khác em thôi, em cũng chẳng thấy đề cao toán học quá đáng là điều gì hay cả

    chẳng hạn cách đây không lâu người ta tổ chức kỷ niệm mừng thọ gì đó cho Hoàng Ngọc Hiến, trong đó có hai argument chính của vô số bài viết là Hoàng Ngọc Hiến nhà khoa học lớn và Hoàng Ngọc Hiến công lao to tát trong việc dịch thuật truyền bá tác phẩm Jullien ở Việt Nam

    thế nhưng chị cứ thử tra thư viện về tác phẩm Hoàng Ngọc Hiến xem, và việc dịch Jullien thì càng funny hơn nữa: các bản dịch tệ đều, nhưng tệ nhất chính là các bản dịch của Hoàng Ngọc Hiến

    trong các ngành khoa học xã hội ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu ít công trình cũng mới chỉ là một khía cạnh, khía cạnh tệ hại nữa nằm ở chính những người sản xuất công trình tòn tọt hằng năm, xuất hiện đọc tham luận ở mọi hội thảo khoa học, cả những hội thảo chẳng có liên quan gì cả, em từng xem những tập kỷ yếu bài tham luận của mấy ông nổi tiếng lắm, được ba trang chẳng có trích dẫn gì cả hic

    ReplyDelete
  4. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  5. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  6. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  7. Các cụ già cứ làm ẩu. Đọc bài các cụ thấy hay nhưng toàn ý của người khác nên phải giấu source đi. Thực ra, nghĩ ra được 1 ý tưởng mới đâu có đơn giản đâu. 1 ý tưởng mới mà chỉ cần hơi hay hay 1 chút là có thể lý luận bôi trát, dịch ra tiếng Anh là publish được rồi.

    Dạo này chị nghiên cứu định tính nhiều chị biết. Để ra được 1 cái thực sự mới mà có ý nghĩa cực kỳ gian khổ. Có khi mình nghĩ nhiều ngày, ra được 1 ý thấy rất hay, nhưng tra lại source một hồi lại thấy có thằng viết rồi, chỉ có điều diễn đạt hoặc dùng từ khác đi thôi.

    Giờ phải cố gắng bỏ hết thú vui tội lỗi là blog, forum. Mất thì giờ mà lại không tập trung được.

    ReplyDelete
  8. uhm , hôm nọ có người hỏi e suggest 1 vài cuốn nghiên cứu, lý luận về văn học, e trả lời thằng ku ấy rất tiếc là các nhà phê bình VH ở VN chưa làm được công việc đấy . Thi nhân VN, Các nhà văn Việt Nam hiện đại , ... mới chỉ dừng lại ở mức sưu tầm liệt kê , cao hơn thì là tuyển chọn ( theo tiêu chí cá nhân của các vị ấy ) . Người ta chưa nhìn nhận phê bình, nghiên cứu VH dưới góc độ 1 bộ môn khoa học xã hội cho nên cách tiếp cận, tiến hành nghiên cứu dịch chuyển lung tung theo phong cách Nguyễn Tuân , he he . Mà nói chung,họ cũng chả chịu để tâm đến ứng dụng khoa học trong mọi lĩnh vực, thứ mà họ hay rêu rao là khoa học thực chất chỉ là công nghệ .
    Tiện đây hỏi bác Nhị khi còn học ở trường kinh tế trong nước , bác có được ( bị ) người ta dạy môn Research Methodology ko ?

    ReplyDelete
  9. ối chị ơi đến tầm tuổi này rồi thì vui chơi giải trí một tí có khi lại còn hơn, bù lại bao nhiêu năm vùi đầu học toán :d

    các ông ấy không biết trích dẫn và không nghĩ trích dẫn là cái gì cần thiết, chủ yếu là vậy, em nghĩ thế

    cậu ấm: hehe có chứ

    ReplyDelete
  10. cậu ấm: nhưng nói thế cũng không ok, phê bình, nghiên cứu, lý luận khác nhau rất nhiều, lĩnh vực nào thì cũng có cái này cái kia thôi, mặc dù là hẻo lánh lạnh lưng

    ReplyDelete
  11. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  12. Bác Linh còn chưa nhắc tới các vĩ nhân của Tuần Việt Nam nhỉ? Biết bao nhiêu bài viết 2-5000 từ trên một chuyên trang elite của tờ báo điện tử hàng đầu VN, chẳng nhẽ không được coi là CÔNG TRÌNH hay sao?

    ReplyDelete
  13. Hình như có bài còn lên tới 10.000 từ nữa đấy bác ạ.

    ReplyDelete
  14. Mấy ông gs gọi là đầu ngành ấy có cái tội đại lớn, đó là hàng năm ngồi hội đồng cấp bằng tiến sĩ rởm cho những học viên cao học rởm. Nhất là mấy ông bên ngôn ngữ, ví như (chữ ĐLT) Lê Quang Thiêm...

    ReplyDelete
  15. bạn TR giả mấy quyển ấy đi hic

    ReplyDelete
  16. Nhớ rồi nhớ rồi. Tuần này tôi trả bác cả mấy cuốn ạ.

    Tôi vừa ốm dậy sau 1 tháng nằm bẹp, thì lại dính ngay quả đại dịch truyền thông (mình có tham gia đánh trống khua chiêng hẹ hẹ). Chứ không thì phải trả tận tay bác ngay ấy, híc.....

    ReplyDelete
  17. hí hí tại trong đó có quyển hứa cho bác AKDK bác ấy đòi dữ quá, dỗi lên dỗi xuống, mình phải lo lắng tận tình kẻo lăn quay ra đấy thì lại khổ cho truyền thông nước ta :d

    ReplyDelete
  18. Con` co' the^m cai' nay` cung~ hay khong kem': co' ma^y' bac' tri' thuc song o nuoc ngoai` viet ra sach cho tui Ta^y-My~ hoc trong cac linh vuc Kinh te, Khoa hoc, Luat, etc. Nhung co' bao gio thay nha` nuoc Vietnam hoi? ho. xem co' xuat ban trong nuoc cho hoc sinh VN cung~ duoc hoc hoi? hay cac dong nghiep duoc chia se? Dai hoc Chat luong Cao la` mot y tuong rat tot va` dung, good and right, nhung tai sao lai bi em' lai, that la ich ky? qua' ma`... Xin loi, font tieng Viet bi mac' ket cai' gi` khong lam` viec :-(

    ReplyDelete
  19. Day la dieu dang buon cho khoa hoc xa hoi Viet Nam. Chinh vao thoi chien tranh, khoa hoc xa hoi con co nhieu nha nghien cuu thuc su chan chinh, lam viec voi muc dich cao dep.
    Benh khong trich dan la thoi quen lam viec khong khoa hoc, thna oi, kha pho bien.
    Hien nay nguoi ta thich viet bao kiem tien hon laf thich lamf khoa hoc.

    ReplyDelete
  20. Một suy nghĩ, mà tôi cho là, một khác biệt rõ rệt giữa VN và các nước khác là suy nghĩ về học vị tiến sĩ. Người nước ngòai theo đuổi học vị tiến sĩ để có thể tiếp tục đi vào nghiên cứu chuyên sâu và dùng uy tín (bằng tiến sĩ) để có thể thực hiện việc nghiên cứu suôn sẻ hơn (tìm kiếm nguồn tài trợ cho các nghiên cứu của mình hoặc tìm kiếm các trường đại học, viện nghiên cứu có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện nghiên cứu). Tất nhiên cũng có người muốn tiến thân, để kiếm việc làm nhiều tiền hơn. Còn ở VN thì hầu hết là để thăng quan tiến chức và có bằng cấp cao để cho oai với thiên hạ. Tất nhiên việc học hành lấy bằng cấp cao để tiến thân không có gì xấu, nhưng hiếm người nghĩ lấy tiến sĩ để tiếp tục nghiên cứu.

    ReplyDelete
  21. Có 1 nhà văn hóa ở đây tôi biết: ông này toàn nói vuốt đuôi, giảng những thứ buồn nôn

    ReplyDelete
  22. Chú Nhị phải nghĩ là độ chục năm nữa người ta sẽ sản xuất ra thuốc kéo dài tuổi thọ đến 120-150 năm, hoặc lâu hơn nữa. Như chú với chị bây giờ là còn quá trẻ để bắt đầu một cái gì đó.

    ReplyDelete