Aug 2, 2010

Nguyễn Hưng Quốc trích dẫn

Bài "Văn hóa chú thích" của Nguyễn Hưng Quốc đã chỉ ra một điều rất hiển nhiên: nhà nghiên cứu Việt Nam, nhất là những người thuộc các thế hệ trước, trích dẫn và làm chú thích rất có vấn đề, và cái đó là do giáo dục.

Điều tôi muốn nói ở đây là khi đọc sách của Nguyễn Hưng Quốc, mà cụ thể là Mấy vấn đề phê bình và lý thuyết văn học (Văn Mới, California, 2007), thì điều tôi thấy đáng phàn nàn nhất chính là chú thích (và trích dẫn).

Tôi đọc cách đây quãng hai năm, bây giờ không nhớ cụ thể từng chỗ nhưng trong khi đọc tôi có đánh dấu lại: trích dẫn trong Mấy vấn đề... chủ yếu lấy từ các trang đầu tiên trong những cuốn sách tiếng nước ngoài. Bởi Mấy vấn đề... lấy nguồn tài liệu chính từ các "anthology" và "reader" về phê bình và lý thuyết của Anh-Mỹ, nên có thể thấy ngay là Nguyễn Hưng Quốc chủ yếu trích dẫn từ các "Introduction". Hình như trên 50% trích dẫn trong sách là thuộc "các trang La Mã" (phần "Introduction" trong các sách tuyển tập của Anh-Mỹ thường đánh dấu trang bằng số La Mã, tất nhiên không phải là tất cả), tập trung chủ yếu trong 30 trang đầu mỗi cuốn sách. 100% ở đây là đã tính tất tần tật, cả sách tiếng Việt.

Trong khi đọc Mấy vấn đề... không ít lần tôi muốn bật lên câu hỏi: ơ sao lại thế. Cụ thể thế nào tôi sẽ tìm lại cuốn sách, tôi còn nhớ chính xác được một lần nhắc tới "Mercure Français" và đặc biệt lúc Nguyễn Hưng Quốc triển khai một luận đề rất quan trọng trong cuốn sách dựa trên một trích dẫn từ Wellek, nhưng trích dẫn này lại bị hiểu sai.

Quay trở lại với vấn đề rộng hơn: các nhà nghiên cứu nước ngoài khi nghiên cứu Việt Nam có vẻ như đã vượt qua "phase" ban đầu vô lối và trịch thượng khi áp đặt mô hình nghiên cứu của mình làm thước đo đánh giá, từ đó với họ các nhà nghiên cứu Việt Nam trích dẫn không giống họ nghĩa là trình độ rất thế này thế nọ. Nhìn theo cách đấy, Trần Đình Hượu và kể cả Lê Quý Đôn đúng là mấy học trò tiểu học. Nhưng giới nghiên cứu nước ngoài về Việt Nam hiện nay cũng nhiều vấn đề :d đặc biệt là khi nghiên cứu về giai đoạn trước 1945 và giai đoạn miền Bắc 1954-1975, khi nào tôi sẽ liệt kê ra một loạt (Nguyễn Lê Hiếu trong một thảo luận trên talawas cũng đã chỉ ra nhiều điều không hay ho trong cách nhìn và cách tiến hành công việc của nhà nghiên cứu nước ngoài).

13 comments:

  1. Nhị Linh nêu rõ câu nào, đoạn nào ra chứ nói chung chung, "không nhớ cụ thể" thì giải quyết được cái gì. Chỉ làm người đọc suy nghĩ "mông lung" thôi.

    ReplyDelete
  2. vâng, tất nhiên là có chứ, vì mới đọc bài của Nguyễn Hưng Quốc nên tôi ghi lại ngay mấy cái suy nghĩ và những gì còn nhớ thôi

    ReplyDelete
  3. Đọc Nguyễn Hưng Quốc là hạ giá mình xuống rồi. Nguyễn Hưng Quốc đang tự biến mình thành một anh Nguyễn Hòa ở hải ngọai. Đừng đi vào vết xe của NHQ. NHQ bây giờ trở thành anh hề đi dạy đạo đức cho người Việt Nam trên đài của bọn đế quốc. Rẻ tiền và đần độn cho cả ông ta và cả người đọc. Tôi đọc ông ta và thấy lợm họng. Thấy cái tựa không là đã muốn ói
    Người Hải Ngọai

    ReplyDelete
  4. Vậy Người Hải Ngoại là bạn của Nhô (Hoa Kỳ) hả?

    ReplyDelete
  5. Nhô là ai ? Không biết. Chỉ những người đọc trình độ thấp mới mong các phê bình gia và tác giả làm công việc "nhà đạo đức" và "nhà giáo dục" dẫn đường hướng dẫn người đọc. Nguyễn Hưng Quốc còn tệ là được hưởng không khí tự do mà lại mang tâm tưởng của một con người "bị trị" (Nguyễn Hòa thì còn hiểu được) thích đóng vai trò chỉ cho thiên hạ cái nào đúng cái nào sai, giống như những người bị giáo dục bởi những chế độ giáo dục độc tài. Nay NHQ lại phục vụ cho đài VOA, đài VOA lại là một cơ sở chính trị. Như thế NHQ trở thành tên lính đánh thuê cho một thể chế chính trị đang muốn giáo hóa một thể chế chính trị khác trở về thuần thục làm đàn em của mình.
    Một người đọc đọc xa hiểu rộng thì thấy một người nói ồm ồm như như con cóc như NHQ chỉ là thằng hề ... hơi đần.
    Người Hải Ngoại
    Người Hải Ngọai

    ReplyDelete
  6. Nhị Linh bắt bẻ NHQ thế thì cũng kém lắm. Nhưng thôi, nói nhiều thì bị xóa. Khỏi nói luôn
    Người Hải Ngọai

    ReplyDelete
  7. Ờ ờ,nói về chuyên chú thích, tớ thấy mốt chú thích bây giờ là phải thật nhiều, thật dài, và thật rối rắm, nghĩa là càng ngày càng vươn tới cái chuẩn quốc tế đấy chứ. Cứ giở Nghiên cứu Văn học Việt Nam... thách thức mà xem, có bài nào chú thích dưới 10 cái thì tớ bé bằng con kiến!

    ReplyDelete
  8. Nghe hỏi có phải là "Nhô" không, bèn chạy vào blog của VOA đọc thử. Thì ra là một tên cò mồi cho blog Nguyễn Hưng Quốc. Không biết bao nhiêu người cò mồi trong blog của NHQ, chắc chắn là có một số. Và một số khác có lẽ vì thấy là đài VOA (cũng như vì thấy là BBC) nên vào xả rác để thỏa mãn tâm lý được phát biểu ở một cơ quan cực lớn. Nhưng chỉ có những tay cò mồi hoặc rảnh mới vào những nơi mà có quá nhiều ý kiến ý cò. Mất thời giờ vô ích. Bây giờ nơi nào mà có nhiều còm, chỉ trừ những nơi quy tụ những tay chuyên môn, còn những nơi công cộng khác, phần lớn là rác, thì đọc làm gì mất thời giờ
    Sau vụ Nguyễn Tôn Hiệt thì suy ra có lắm tay làm "công tác văn hóa" trên internet, phe này hoặc băng đảng kia. Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Đăng Thường, Phạm Thị Hoài, Đỗ Kh. BBC, VOA, giống như nhận cùng một ... "mệnh lệnh". Nơi hô nơi ứng

    ReplyDelete
  9. - Sự phê phán, chỉ trích, tranh luận trong học thuật, văn chương, chính trị là chuyện thường. Có nhiều người "đập" nhau chí chết trên ngôn luận nhưng vẫn là bạn cuả nhau. Lúc trước có Đỗ Hoàng Diệu và Nguyễn Thanh Sơn đó, có phải "dễ thương" không? Entry này cuả Nhị Linh hoàn toàn trên tinh thần học thuật, các bác xông vào "tấn công" cá nhân NHQ để chi vậy? Làm việc cho VOA thì đã sao? Hay phải làm cho VOV thì mới là người tốt và yêu nước? Tôi còn trông các bác nào giỏi giang thì vào làm việc cho các hãng truyền thông lớn cuả thế giới để người Việt có thêm tiếng nói. Đời vô thường lắm, trong những thời điểm nguy nan, những đứa con bị từ chối lại có thể cứu mạng đất mẹ. Hoà giải hoà hợp dân tộc là một việc thiết thực, cấp bách, nhưng người trong nước đâu dám động đến, sợ bị qui vào thành phần phản động, vọng ngoại, người ở bên ngoài thì sợ bị tẩy chay là Cộng sản. Nối vòng tay lớn, cùng đi ra biển nhớn, là cái cuả quỉ gì? sic, hic.

    - Các bài viết cuả NHQ trên VOA đâu có gì là xấu hay kinh khủng, phần lớn nêu lên ý kiến cuả tác giả về các vấn đề đang tranh cãi được đăng trong các báo, website lề trái lẫn lề phải trong nước, phần khác là các bài viết về văn học. Chắc các bác không quen nghe ai nói ngược hay phản đối mình, nên đâm khó chịu. Các bác nào sống ở Âu-Mỹ hẳn phải thừa nhận, lãnh đạo ở các cấp, thậm chí những người nổi tiếng cuả người ta đâu có trông đợi sẽ được đặt trên ngai rồi quần chúng thắp nhang. Họ sẵn sàng trả lời những câu hỏi "móc họng", thậm chí phải đương đầu với những cuộc biểu tình, nhưng rồi vẫn ung dung tiếp tục công việc họ phải làm, đâu có tìm ai để trả thù.

    - Tiền Vệ, Da Màu, Gió-O… đăng tải sáng tác cuả văn nghệ sĩ hải ngoại lẫn trong nước, chứ có làm việc cho tổ chức chính trị nào đâu, nô dịch cho ai đâu, mà các bác chỉ trích? Ai dễ dãi thì được an vui, ai khó tính, bắt bẻ thì cũng có quyền khó tính chứ. Bác Nhị Linh, Tin Văn, Nguyễn Hưng Quốc, hay Nguyễn Tôn Hiệt đều rất khó tính, bắt bẻ biết bao nhiêu người, và bắt bẻ lẫn nhau, nhưng đó là vì học thuật, có khi chỉ là những cảm nghĩ cá nhân cuả riêng người đó. Những người làm công việc như vậy thường bị người ta ghét. Lúc trước cụ Phan Khôi chỉ vì vậy mà khổ. Tuy nhiên, chỉ có những ai có tấm lòng trong sáng vô vị lợi cho cá nhân mình, dùng sở học cuả mình để đóng góp cho xã hội, giúp đỡ người khác tốt hơn không nhằm mục đích xấu, thì mới đáng trọng. Con người ta nói, làm trăm chuyện cũng phải sai sót vài điều, đó mới là bình thường. Chấp nhận sự bình thường ở người khác và ở chính mình thì mọi sự sẽ khác đi nhiều, không còn quá cam go nưã.

    Mong các bác cởi mở hơn, sẵn lòng chấp nhận những cái khác mình, thì làng văn lẫn làng chính trị mới "khởi sắc" lên được.

    Gió.

    ReplyDelete
  10. Trong sách Tìm hiểu nghệ thuật thơ Việt Nam (1988), khi viết về tứ thơ, Nguyễn Hưng Quốc sau khi mắng chửi Nguyễn Xuân Nam lại mượn tạm phân loại tứ thơ của ông này, nhưng chỉ nói chung chung là "Có người chia tứ thơ ra làm hai loại...". Sau đó lại mượn tiếp 1 ví du của ông Nam để minh họa cho loại tứ thơ thiên về dòng về suy nghĩ liên tưởng, nhưng không hề ghi chú, khiến người đọc cứ tưởng là của Nguyễn Hưng Quốc.
    Có thể xem tại http://www.tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=9805

    ReplyDelete
  11. @Người Hải Ngọai

    ở nước ngoài, đi đây đi đó, lẽ ra không nhiều thì ít cũng học được văn hoá tranh cãi cho đường hoàng . Thế nhưng, buồn thay, cách tranh luận của bạn vẫn đậm đặc chất làng Vũ Đại . Nguyễn Hưng Quốc sai chỗ nào thì cứ việc phân tích, chứng minh. Cứ miệt mài chửi bới, ad hominem attack thế kia thì chẳng thuyết phục được ai . Thậm chí, ngươì ta còn cười cho

    Người Quốc Nội

    ReplyDelete
  12. vớ vẩn, mệt

    ReplyDelete